Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

Số: 88/2007/TT-BNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

Để thi hành Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 08 tháng 8 năm 2001 và Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về Kiểm dịch thực vật; để công tác kiểm dịch thực vật nội địa hoạt động có hiệu quả và thống nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nguyên tắc kiểm dịch thực vật nội địa

Kiểm dịch thực vật nội địa là một khâu không thể tách rời với công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu.

Kiểm dịch thực vật nội địa phải phát hiện kịp thời, chính xác và áp dụng biện pháp xử lý có hiệu quả dịch hại thuộc diện điều chỉnh xuất hiện tại địa phương.

2. Phạm vi áp dụng

Thông tư này áp dụng trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật nội địa trên phạm vi toàn quốc.

3. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật nội địa phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.

4. Quy định đối với cán bộ kiểm dịch thực vật

Trong khi làm nhiệm vụ phải mang sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ kiểm dịch thực vật. Chế độ cấp phát, sử dụng đối với công chức, viên chức kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-BNN ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 92/TT-LB liên bộ Tài chính – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 13 tháng 12 năm 1995 hướng dẫn thực hiện chế độ trang phục đối với viên chức kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, thanh tra viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật và thanh tra Thú y.

Được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp theo Quyết định số 132/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành Kiểm lâm, Bảo vệ thực vật, Thú y và Kiểm soát đê điều.

5. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật nội địa bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

1. Quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập nội

a) Đối với giống cây trồng nhập nội

Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với giống cây trồng mới lần đầu tiên nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trường hợp không đủ giấy tờ trên, cán bộ kiểm dịch thực vật lập biên bản vi phạm chuyển thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật để xử lý; đồng thời tiến hành các thủ tục kiểm dịch thực vật đối với lô vật thể vi phạm.

Theo dõi, kiểm tra và giám sát dịch hại tại địa điểm gieo trồng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc khai báo của chủ vật thể tại địa phương. Khi phát hiện thấy dịch hại thuộc diện điều chỉnh trên giống cây trồng nhập nội tại địa phương, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh) phải báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng để có biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời trực tiếp hướng dẫn và giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý.

Việc theo dõi, giám sát dịch hại đối với giống cây trồng nhập nội được thực hiện theo quy định hiện hành. Kết quả điều tra, theo dõi ghi theo mẫu biên bản tại Phụ lục 1. Thời gian theo dõi từ khi gieo trồng đến hết vụ thu hoạch đối với cây ngắn ngày, 02 năm từ khi gieo trồng đối với cây dài ngày.

Đối với giống cây trồng sản xuất trong nước, việc vận chuyển nội địa mà không xuất phát từ vùng dịch hoặc không đi qua vùng dịch thì không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật.

b) Đối với sinh vật có ích nhập nội

Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu và Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp.

Hướng dẫn và giám sát địa điểm sử dụng sinh vật có ích nhập nội tại địa phương.

2. Quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho

a) Định kỳ điều tra, theo dõi, giám sát dịch hại trên sản phẩm thực vật nhập khẩu, bảo quản trong kho và tại các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ hàng thực vật nhằm phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam. Kết quả điều tra, theo dõi dịch hại ghi theo mẫu biên bản tại Phụ lục 2.

b) Khi phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh hoặc sinh vật gây hại lạ thì Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phải báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý.

3. Quản lý vật thể bị nhiễm dịch, ổ dịch, vùng dịch

a) Quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh đã được xử lý tại cửa khẩu.

Tiếp tục giám sát và theo dõi chặt chẽ những lô vật thể đã được xử lý tại cửa khẩu đưa về địa phương theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu.

b) Quản lý các ổ dịch hại thuộc diện điều chỉnh

Khi ở địa phương xuất hiện các ổ dịch hại thuộc diện điều chỉnh thì Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế khả năng lây lan của dịch hại, nhanh chóng báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý.

Ở những nơi có nhiều ổ dịch xuất hiện, có nguy cơ lây lan thành vùng dịch, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để công bố dịch theo Điều 11 của Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

c) Quản lý vùng dịch hại kiểm dịch thực vật

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phải nhanh chóng xác định ranh giới vùng dịch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công bố dịch; thiết lập các chốt kiểm dịch, quy định địa điểm kiểm dịch thực vật, thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng có dịch ra vùng không có dịch và thông báo cho cơ quan bảo vệ thực vật ở các vùng lân cận biết.

Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch. Trường hợp những lô vật thể này chưa có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh lập biên bản vi phạm chuyển thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật để xử lý, đồng thời tiến hành làm thủ tục kiểm dịch thực vật theo quy định.

d) Quản lý vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh phải thường xuyên kiểm tra, giám sát dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật tại địa phương. Khi phát hiện các dịch hại này thì áp dụng ngay các biện pháp xử lý kịp thời.

4. Quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại địa phương

Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật khác tại địa phương theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn, giám sát, thực hiện các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật để diệt trừ dịch hại thuộc diện điều chỉnh tại địa phương.

5. Xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra, giám sát dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật bảo quản trong kho.

a) Xây dựng, thực hiện các chương trình điều tra, phát hiện sớm dịch hại thuộc diện điều chỉnh tại địa phương.

b) Xây dựng, thực hiện các chương trình giám sát dịch hại trên các cây trồng chính và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho tại địa phương theo quy định phục vụ cho việc thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại.

6. Kiểm dịch vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Thực hiện khi được sự ủy quyền bằng văn bản của Cục Bảo vệ thực vật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các đơn vị trực thuộc Cục, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa theo đúng các quy định của Thông tư này.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn của mình giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa theo các quy định của Thông tư này.

3. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, đôn đốc các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa;

b) Tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch thực vật nội địa cho các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh;

c) Cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

4. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có trách nhiệm:

a) Đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập trạm kiểm dịch thực vật trực thuộc Chi cục. Trạm được đầu tư con người, trang thiết bị (theo quy định hiện hành) và kinh phí để thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật nội địa;

b) Trực tiếp thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa và hướng dẫn chủ vật thể thực hiện các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa;

c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu cho Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng;

d) Báo cáo công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại địa phương định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6) và cả năm (trước ngày 20/12) cho Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng;

đ) Được thu các loại phí và lệ phí về kiểm dịch thực vật, chế độ thu và sử dụng phí, lệ phí kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Chủ vật thể có trách nhiệm:

a) Phải khai báo bằng văn bản với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh về giống cây trồng nhập nội cung ứng tại địa phương (Phụ lục 3);

b) Thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại trên sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh phải báo cáo kịp thời cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh để kiểm tra và hướng dẫn biện pháp xử lý;

c) Phải tạo điều kiện để cán bộ kiểm dịch thực vật thực thi nhiệm vụ theo quy định;

d) Thực hiện các biện pháp xử lý vật thể theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;

đ) Cung cấp các thông tin có liên quan đến vật thể khi cơ quan kiểm dịch thực vật yêu cầu

IV. KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 73/2003/TT-BNN ngày 01 tháng 07 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

Trong khi thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

PHỤ LỤC 1

(CƠ QUAN CHỦ QUẢN)

(CƠ QUAN KIỂM DỊCH THỰC VẬT)

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

……….., ngày ….. tháng …..năm ……

BIÊN BẢN TRA SINH VẬT GÂY HẠI

VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(ban hành kèm theo Thông tư số 88/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Họ tên: ........................................................................................................................................

Là cán bộ kiểm dịch thực vật (KDTV) của:.......................................................................................

...................................................................................................................................................

Với sự có mặt của ông (bà):..........................................................................................................

...................................................................................................................................................

Đã tiến hành tra:

1. Tên cây trồng:...........................................................................................................................

2. Tại địa điểm:.............................................................................................................................

3. Nguồn gốc giống: …………………………. Thời gian nhập khẩu:....................................................

4. Phương pháp điều tra:...............................................................................................................

5. Diện tích cây trong vùng điều tra:................................................................................................

6. Diện tích điều tra:....................................................................................................................

7. Diện tích điểm điều tra:.............................................................................................................

8. Số lượng cây điều tra:..............................................................................................................

9. Số lượng mẫu thu thập:............................................................................................................

10. Số lượng mẫu đất đã lấy:........................................................................................................

11. Số lượng vật bị hại, bị nhiễm đã thu thập:.................................................................................

..................................................................................................................................................

12. Kết quả điều tra, phân tích giám định:.......................................................................................

a) Thành phần loài và mật độ dịch hại thông thường đã phát hiện (chi tiết tại bảng mặt sau biên bản)

b) Dịch hại thuộc diện điều chỉnh và mật độ đã phát hiện hoặc nghi ngờ cần định loại tiếp:.................

..................................................................................................................................................

13: Nhận xét, kết luận:.................................................................................................................

..................................................................................................................................................

CHỦ VẬT THỂ HOẶC NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TRA

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Đề nghị chủ vật thể tiếp tục theo dõi, khi phát hiện thấy có sinh vật gây hại lạ phải báo ngay cho cơ quan Bảo vệ và KDTV nơi gần nhất biết để xử lý.

Thành phần loài dịch hại tại:..............................................................................................................

STT

Tên thông thường

Tên khoa học

Mật độ

1

2

3

PHỤ LỤC 2

(CƠ QUAN CHỦ QUẢN)

(CƠ QUAN KIỂM DỊCH THỰC VẬT)

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

……….., ngày ….. tháng …..năm ……

BIÊN BẢN TRA SINH VẬT GÂY HẠI

TRONG KHO NÔNG SẢN
(ban hành kèm theo Thông tư số 88/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Họ tên: ......................................................................................................................................

Là cán bộ kiểm dịch thực vật (KDTV) của:.....................................................................................

.................................................................................................................................................

Với sự có mặt của ông (bà):........................................................................................................

Đại diện cho:..............................................................................................................................

đã tiến hành tra:

1. Tên nông sản bảo quản:...........................................................................................................

2. Tại địa điểm:...........................................................................................................................

3. Diện tích kho: …………………………. Thể tích kho:………………..Trọng lượng hàng:................... .........

4. Tính chất hàng (đổ rời hay đóng gói):........................................................................................

5. Phương pháp điều tra:.............................................................................................................

6. Phương pháp lấy mẫu:............................................................................................................

7. Số lượng mẫu ban đầu:…………………………………Trọng lượng mẫu ban đầu:..........................

8. Số lượng mẫu trung bình:………………………Trọng lượng mẫu trung bình:..................................

9. Số lượng vật bị hại, bị nhiễm đã thu thập:...................................................................................

..................................................................................................................................................

10. Kết quả điều tra, phân tích giám định:.......................................................................................

a) Thành phần loài và mật độ dịch hại thông thường đã phát hiện: (chi tiết tại bảng mặt sau biên bản)

b) Dịch hại thuộc diện điều chỉnh và mật độ đã phát hiện hoặc nghi ngờ cần định loại tiếp:

..................................................................................................................................................

11. Nhận xét, kết luận:.................................................................................................................

..................................................................................................................................................

CHỦ VẬT THỂ HOẶC NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TRA

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Đề nghị chủ vật thể tiếp tục theo dõi, khi phát hiện thấy có sinh vật gây hại lạ phải báo ngay cho cơ quan Bảo vệ và KDTV nơi gần nhất biết để xử lý.

Thành phần loài dịch hại đã phát hiện tại kho:.....................................................................................

STT

Tên thông thường

Tên khoa học

Mật độ

1

2

3

PHỤ LỤC 3

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

……….., ngày ….. tháng …..năm ……

GIẤY KHAI BÁO

GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP NỘI
(ban hành kèm theo Thông tư số 88/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh ………………………..

Tổ chức/Cá nhân: .......................................................................................................................

Địa chỉ::......................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………….. Fax: ……………………………. Email:........................................

Nhập khẩu và đưa vào gieo trồng trên địa bàn tỉnh ..................................................................... các

loại giống cây trồng sau:

STT

Tên giống

Xuất xứ

Đơn vị tính

Số lượng

Địa điểm gieo trồng (xã, huyện)

Thời gian nhập khẩu

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHAI BÁO

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng phải nộp giấy khai báo này cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khi đưa giống cây trồng nhập khẩu vào địa bàn tỉnh. (có thể gửi trước qua fax, email).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 88/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 88/2007/TT-BNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 01/11/2007
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: 14/11/2007
  • Số công báo: Từ số 772 đến số 773
  • Ngày hiệu lực: 29/11/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản