Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8927 : 2013

PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY RỪNG - HƯỚNG DẪN CHUNG

Control of forest insect pests - General guide

Lời nói đầu

TCVN 8927 : 2013 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CÂY RỪNG - HƯỚNG DẪN CHUNG

Control of forest insect pests - General guide

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng vào việc quản lý, lập kế hoạch và định mức cho công tác phòng trừ sâu hại trong quá trình xây dựng, nuôi dưỡng, bảo vệ và kinh doanh rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và vườn ươm cây rừng).

2. Tài liệu viện dẫn

- Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Luật số: 29/2004/QH11.

- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Số 36/2001/PL-UBTVQH-10.

- Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224-2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng.

- TCVN 4261-86, bảo vệ thực vật. Thuật ngữ và định nghĩa.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Cấp bị hại: Cấp bị hại là chỉ số xác định tình trạng bị hại của cây dưới tác động của sâu. Cấp bị hại được chia làm 5 cấp, được đánh số từ 0 đến 4, trong đó 0 là cây không bị hại, cây khỏe, 1 là cây bị hại nhẹ, 2 là cây bị hại vừa, 3 là cây bị hại nặng và 4 là cây bị hại rất nặng. Tùy theo bộ phận của cây bị hại mà các cấp bị hại được xác định với các tiêu chí riêng.

3.2. Dự tính, dự báo: Dự tính, dự báo sâu hại rừng là hoạt động phỏng đoán khả năng phát sinh, phát triển của các loài sâu hại chủ yếu để chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ và bảo vệ cây rừng.

3.3. Điều tra sơ bộ: Điều tra sơ bộ hay còn gọi là điều tra phát hiện thường sử dụng một số phương pháp đơn giản để nắm khái quát về tình hình sâu hại của khu vực điều tra. Kết quả điều tra xác định ra các nhóm sâu hại chính (sâu ăn lá, sâu đục chồi, sâu đục thân, sâu đục cành, sâu gây u bướu, sâu hại rễ…) và các loài cây bị hại.

3.4. Điều tra tỷ mỷ: Điều tra tỷ mỷ được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn hay một lô mẫu nhằm đánh giá chính xác thành phần loài, đặc điểm phân bố và mức độ bị hại của các nhóm sâu hại chủ yếu tại khu vực điều tra. Cung cấp thông tin phục vụ dự tính, dự báo và nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu hại; đánh giá tác hại và tổn thất do sâu gây ra.

3.5. Khả năng sinh sản: Khả năng sinh sản là số lượng trứng hoặc ấu trùng của một con cái đẻ ra. Người ta thường căn cứ vào trọng lượng nhộng và đếm số trứng của một nhộng cái điển hình để tính ra số lượng trứng bình quân của một con cái.

3.6. Khả năng phát dịch: Khả năng phát dịch được xác định bằng tỷ số giữa khả năng phát triển của lứa sâu hiện tại với khả năng của lứa sâu lần phát dịch trước.

3.7. Lứa sâu: Lứa sâu hay thế hệ sâu là thời gian tồn tại của tất cả những cá thể sâu do cùng một con mẹ sinh ra.

3.8. Mật độ tuyệt đối: Số lượng cá thể sâu, nhộng, trứng được tính trên một đơn vị điều tra (cây hoặc m2).

3.9. Mức độ bị hại: Trên cơ sở phân cấp bị hại cho từng cây, cành tiêu chuẩn, mức độ bị hại được tính bình quân cho mỗi đơn vị điều tra như sau:

trong đó:

R (%) là mức độ bị hại trung bình

ni là số cây bị hại ở cấp hại i

vi là trị số của cấp hại i

N là tổng số cây điều tra

V trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)

3.10. Ngưỡng kinh tế: Ngưỡng kinh tế là một thuật ngữ dùng để chỉ mật độ sâu hại mà ở đó c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2013 về Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung

  • Số hiệu: TCVN8927:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản