- 1thông tư liên bộ 33-TT/LB năm 1987 về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa dài ngày do Bộ Y tế - Tổng Công đoàn ban hành
- 2Quyết định 162-HĐBT năm 1988 về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư 19-LĐTBXH/TT năm 1990 hướng dẫn thi hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 7Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 8Nghị định 5-CP năm 1994 quy định tạm thời việc thực hiện mức lương mới đối với người đương nhiệm trong các cơ quan của NN, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang và trong các doanh nghiệp; điều chỉnh mức lương hưu, mức trợ cấp đối với các đối tượng CSXH
- 9Thông tư 15/LĐTBXH-TT năm 1993 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 10Thông tư liên bộ 12/LB-TT năm 1993 về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 12Quyết định 69-QĐ/TW năm 1993 về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể do Ban Bí thư ban hành
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21-LB/TT | Hà Nội , ngày 18 tháng 6 năm 1994 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ 21-LB/TT NGÀY 18-6-1994 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO HÌNH THỨC BẮT BUỘC
Thi hành Nghị định số 43-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc như sau:
Đối tượng bắt buộc áp dụng đủ 5 chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại điểm 1, Điều 2 Nghị định số 43-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ gồm:
I- CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1- Cán bộ giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
2- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
3- Cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan Đảng, đoàn thể, các Hội từ Trung ương đến cấp huyện;
4- Công chức, viên chức Nhà nước biệt phái làm việc ở xã, phường, ở các Hội, các dự án, các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
II- CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC TỔ CHỨC KHÁC
1- Công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước kể cả các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đảng, đoàn thể, các Hội;
2- Công nhân, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế;
3- Người lao động làm việc hưởng tiền lương hoặc tiền công ở những đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;
4- Người lao động Việt Nam làm việc trong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, tổ chức liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan ngoại giao, đại diện tổ chức quốc tế và tổ chức khác của người nước ngoài tại Việt Nam.
Các đối tượng quy định trong phần A này bao gồm cả những người được cử đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước v.v...
1- Điều kiện được hưởng trợ cấp:
Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro; lao động nữ có con thứ nhất, thứ hai (kể cả con nuôi hợp pháp), hoặc trường hợp đặc biệt có con thứ 3 theo Quyết định số 162-HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) dưới 72 tháng tuổi bị ốm đau có giấy xác nhận của y tế cơ quan, đơn vị, y tế xã, phường, bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh thuộc ngành y tế quản lý.
Trường hợp người mẹ bị chết; bị tàn tật nặng; bị tâm thần; ốm đau dài ngày; đi công tác; hoặc bố, mẹ đã ly hôn (con ở với bố) thì người bố được nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội để chăm sóc con ốm đau.
Đối với những trường hợp nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do đánh nhau, do say rượu, do dùng chất ma tuý thì không được hưởng trợ cấp ốm đau.
2- Thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương:
a) Đối với người làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 45 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên.
b) Đối với người làm việc trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại (danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại áp dụng theo quy định của Nhà nước):
- 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 60 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên.
c) Người bị mắc các bệnh cần chữa dài ngày tại bệnh viện thì thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tối đa là 180 ngày (không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít). Trường hợp đặc biệt hết thời hạn trên mà người bệnh còn phải tiếp tục điều trị thì thời gian điều trị tiếp tục được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 70% mức lương tối thiểu của công chức Nhà nước (dưới đây gọi chung là lương tối thiểu). Danh mục bệnh cần chữa dài ngày theo quy định tại Thông tư số 33-TT/LB ngày 25-6-1987 của liên Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
d) Thời gian người lao động nghỉ việc do con ốm đau:
- 15 ngày trong 1 năm, đối với con dưới 36 tháng tuổi;
- 12 ngày trong 1 năm, đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
3- Mức trợ cấp:
Mức trợ cấp ốm đau trả thay lương bằng 75% của mức tiền lương mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ.
1- Điều kiện được hưởng trợ cấp:
Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai và trường hợp đặc biệt sinh con thứ 3 theo quy định tại Quyết định số 162-HĐBT.
2- Thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp:
a) Thời gian có thai:
- Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.
Riêng người có thai làm việc ở miền núi, hải đảo nhưng ở xa cơ quan y tế, người mang thai có bệnh lý, hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Được nghỉ việc do sẩy thai 20 ngày, nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày, nếu thai từ 3 tháng trở lên.
b) Thời gian nghỉ đẻ:
- Trước và sau khi sinh con được nghỉ 120 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 150 ngày đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1. Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh con là 30 ngày, nếu có trường hợp nghỉ sớm hơn thì tổng số thời gian nghỉ sinh con không vượt quá quy định chung.
- Trường hợp 1 lần sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết trong khoảng thời gian từ 60 ngày trở xuống (kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì người mẹ được nghỉ 75 ngày tính từ ngày đẻ; nếu con bị chết sau 60 ngày tuổi thì người mẹ được nghỉ 15 ngày tính từ khi con chết, nhưng cả hai trường hợp trên tổng số thời gian nghỉ sinh con không vượt quá quy định chung.
Hết hạn nghỉ sinh con theo quy định trên, nếu sản phụ có nhu cầu và được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì có thể nghỉ thêm, nhưng thời gian nghỉ thêm này không quá 180 ngày và thời gian nghỉ thêm không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
c) Nuôi con nuôi sơ sinh:
Người lao động (không phân biệt nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì cha hoặc mẹ nuôi được nghỉ việc hưởng trợ cấp cho đến khi con đủ 120 ngày tuổi.
Trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại điểm 2 nói trên được hưởng trợ cấp bằng 100% của mức tiền lương mà người đó đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ.
Ngoài ra, khi đẻ được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu.
Những trường hợp sinh đôi trở lên, hoặc sau khi sinh người mẹ bị chết, hoặc người mẹ bị bệnh được cơ quan y tế chỉ định không cho con bú bằng sữa mẹ, hoặc nuôi con nuôi sơ sinh thì được trợ cấp bằng 2 tháng lương tối thiểu để mua sữa.
III- CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động.
a) Điều kiện được hưởng trợ cấp:
- Bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn khi đi công vụ được giao;
- Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc;
- Bị tan nạn trong những trường hợp cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Các thủ tục xét để hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định hiện hành.
b) Chế độ được hưởng:
- Trong thời gian nghỉ việc để điều trị cho đến khi ổn định thương tật được hưởng 100% mức tiền lương trước khi bị tai nạn lao động và chi phí chữa trị (theo quy định của Bộ Y tế). Các khoản chi phí này do người sử dụng lao động trả.
- Khi thương tật ổn định, người bị tai nạn lao động được tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng giám định y khoa ngành theo quy định của Bộ Y tế. Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động được trợ cấp theo mức tiền lương trung bình của công chức Nhà nước. Mức lương trung bình này được tính bằng 2 lần mức lương tối thiểu, quy định như sau:
+ Bị suy giảm từ 5% đến 60% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo bảng quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động | Mức trợ cấp 1 lần |
Từ 5% đến 20% | 4 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 21% đến 30% | 8 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 31% đến 40% | 12 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 41% đến 50% | 18 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 51% đến 60% | 24 tháng tiền lương tối thiểu |
+ Đối với người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp một lần, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc thích hợp và lâu dài để ổn định cuộc sống.
+ Bị suy giảm từ 61% đến 100% khả năng lao động được trợ cấp hàng tháng theo hạng thương tật (kể từ ngày ra viện) theo bảng quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động | Xếp hạng thương tật | Mức trợ cấp hàng tháng |
Từ 61% đến 70% | 4 | 1 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 71% đến 80% | 3 | 1,2 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 81% đến 90% | 2 | 1,4 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 91% đến 100% | 1 | 1,6 tháng tiền lương tối thiểu |
- Đối với người bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà không tự đảm bảo được sinh hoạt cá nhân do bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu.
- Đối với người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống v.v... được trang cấp một lần các phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng.
- Khi vết thương tái phát, được chữa trị và giám định lại thương tật.
- Người lao động bị chết khi xẩy ra tai nạn lao động (kể cả trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại phần V Thông tư này.
- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần hoặc hàng tháng nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại phần IV Thông tư này.
2- Chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp:
a) Điều kiện được hưởng trợ cấp:
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục nghề nghiệp quy định tại các Thông tư số 8-LB/TT ngày 19-5-1976 và số 29-LB/TT ngày 25-12-1991 của liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
b) Chế độ được hưởng:
Tiền lương và chi phí khám, chữa bệnh trong thời gian điều trị bệnh nghề nghiệp, việc giám định sức khoẻ và quy định về trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ và các chế độ khác đối với người mắc bệnh nghề nghiệp áp dụng như đối với người bị tai nạn lao động tại điểm b, mục 1, phần III của Thông tư này.
a) Điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 2 điều kiện sau:
a.1) Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm (240 tháng) trở lên;
a.2) Tuổi đời: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Tuổi đời để nghỉ hưu (gọi tắt là tuổi nghỉ hưu) có thể tăng thêm hoặc giảm bớt trong các trường hợp sau:
- Tuổi nghỉ hưu được tăng thêm không quá 5 tuổi (nam không quá 65 tuổi, nữ không quá 60 tuổi), đối với trường hợp đặc biệt mà người sử dụng lao động cần giữ lại làm việc (riêng khu vực hành chính sự nghiệp phải còn chỉ tiêu biên chế) và người lao động có đủ sức khoẻ, có đơn tự nguyện tiếp tục làm việc.
- Tuổi nghỉ hưu được giảm bớt không quá 5 năm (nam không dưới 55 tuổi, nữ không dưới 50 tuổi), đối với người thuộc một trong các diện sau:
+ Có 20 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1 (nếu dứt quãng thì được cộng dồn).
Các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại là những nghề hoặc công việc thuộc loại IV trở lên quy định tại bảng phân loại lao động theo Quyết định số 278-LĐ/QĐ ngày 13-11-1976 của Bộ Lao động; các nghề hưởng theo bảng lương độc hại ban hành tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành theo Thông tư số 19-LĐTBXH/TT, ngày 31-12-1990 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định bổ sung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc thoả thuận cho các Bộ khác ban hành; nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 và 1 theo quy định tại Thông tư số 15-LĐTBXH ngày 2-6-1993;
+ Có 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, chiến trường C từ trước ngày 30-4-1975, chiến trường K từ trước ngày 31-8-1989. Được cộng dồn thời gian công tác ở các chiến trường.
+ Có thời gian công tác từ trước ngày 20-7-1954;
+ Công nhân, viên chức Nhà nước thuộc diện tinh giản biên chế và sắp xếp lao động theo quy định tại Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 hoặc Quyết định số 111-HĐBT ngày 12-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Trường hợp những đối tượng này có ít nhất 20 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 và 1 hoặc có ít nhất 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, chiến trường C, K thì được giảm bớt không quá 5 tuổi (nam không dưới 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi).
b) Chế độ được hưởng:
b.1) Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:
- Người có đủ 20 năm đến 30 năm đóng bảo hiển xã hội được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương.
- Người có trên 30 năm đến 35 năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương.
- Người có trên 35 đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 3 tháng tiền lương.
Đối với người làm việc trong khu vực Nhà nước thì tiền lương để tính trợ cấp 1 lần là tiền lương của tháng trước khi nghỉ hưu gồm lương theo cấp bậc, theo ngạch bậc, theo chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số bảo lưu, phụ cấp khu vực, đắt đỏ (nếu có).
Đối với người làm việc ngoài khu vực Nhà nước hoặc vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước thì tiền lương để trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân (hướng dẫn tại điểm b.2 dưới đây).
b.2) Lương hưu hàng tháng:
Cơ sở để tính lương hưu hàng tháng căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội (tính theo năm tròn, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn 1 năm) và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
- Đối với công nhân, viên chức khu vực Nhà nước: lương hưu được tính trên tiền lương dóng bảo hiểm xã hội bình quân của 10 năm trước khi nghỉ hưu (dưới đây gọi chung là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân). Mức lương bình quân này được tính bằng cách lấy tổng số tiền của các mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 10 năm chia cho 120 tháng.
Trường hợp công nhân, viên chức khu vực Nhà nước nghỉ hưu mà tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu còn có cả thời gian trước ngày thi hành chế độ tiền lương mới (1-4-1993) thì được lấy mốc thời gian từ ngày 1-9-1985 trở về sau để lấy các mức lương đã được hưởng theo thang, bảng lương quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 58-QĐ/TW ngày 18-9-1985 của Ban Bí thư chuyển đổi sang các mức lương theo cấp bậc, theo ngạch bậc, theo chức vụ tương ứng, kể cả phụ cấp chức vụ (nếu có) của chế độ tiền lương mới để tính lương hưu. Cụ thể là:
+ Người giữ chức vụ dân cử và cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát, người giữ chức vụ dân cử quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp, người giữ chức vụ bầu cử và cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, các Hội chuyển đổi lương cũ sang lương mới theo quy định tại Quyết định số 35-NQ/UBTVQH9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ, Quyết định số 574-TTg ngày 25-11-1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ, Thông tư số 10-LB/TT ngày 2-6-1993, Thông tư số 5-LB/TT ngày 4-2-1994, Thông tư số 25-LB/TT ngày 13-9-1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).
+ Công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển lương cũ sang lương mới theo quy định tại Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 và Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ và Thông tư số 12-LB/TT ngày 2-6-1993 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).
- Đối với những người vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước như làm việc ở xí nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân v.v... thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân cụ thể như sau:
+ Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước như hướng dẫn đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Sau đó nhân tiền lương đóng bảo hiểm bình quân với tổng số tháng làm việc trong khu vực Nhà nước để tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước.
+ Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước, sau đó nhân với tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước để tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước.
Sau đó cộng tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 khu vực, chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội của cả 2 khu vực trong và ngoài Nhà nước để xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung làm cơ sở tính lương hưu (ví dụ ở phụ lục kèm theo Thông tư).
- Đối với người làm việc ngoài khu vực Nhà nước thì tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân cụ thể như sau:
+ Nếu đóng bảo hiểm xã hội theo một hệ thống thang, bảng lương thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thực hiện như cách tính đối với người làm việc trong khu vực Nhà nước.
+ Nếu trong quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội theo nhiều hệ thống thang, bảng lương thì việc tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thực hiện tính bình quân từng giai đoạn, sau đó tính bình quân chung của các giai đoạn như cách tính đối với người vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước.
b.3) Mức lương hưu hàng tháng:
Người có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì lương hưu được hưởng bằng 55% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân.
Mức lương hưu thấp nhất bảo đảm không dưới mức lương tối thiểu.
(Cách tính lương hưu cụ thể ở phụ lục kèm theo Thông tư này).
2- Chế độ hưu một lần.
a) Điều kiện hưởng trợ cấp:
- Người đủ tuổi đời theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Người chưa đủ tuổi đời theo quy định (không kể số năm đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít) nhưng vì lý do sức khoẻ (không phải do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) được Hội đồng giám định y khoa xác nhận bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
b) Cơ sở để tính trợ cấp hưu một lần là căn cứ vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội;
Mức trợ cấp một lần được tính trên cơ sở số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân trước khi nghỉ.
Cách tính tiền lương bình quân như quy định trong chế độ hưu hàng tháng (mục IV, điểm b.2).
a) Đối tượng áp dụng:
- Người đương nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo các chế độ quy định tại mục B của Thông tư này, kể cả người nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí.
- Người hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
b) Mức chi phí mai táng bằng 7 tháng tiền lương tối thiểu. Người lo mai táng nhận khoản tiền mai táng này.
2- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
a) Đối tượng áp dụng:
Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên bị chết; người hưởng lương hưu hàng tháng; người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng quy định tại mục III của Thông tư này bị chết và người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của những người đó mà khi còn sống họ trực tiếp nuôi dưỡng thuộc diện sau đây được trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
- Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (hoặc chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp, vợ (hoặc chồng) đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) hoặc chưa hết tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Trong các đối tượng này, nếu đang hưởng lương; hoặc lương hưu; trợ cấp mất sức lao động; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì không được hưởng tiền tuất hàng tháng.
- Con từ 16 tuổi trở xuống (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú đã được pháp luật thừa nhận, con đẻ mà khi người chống chết người vợ đang mang thai) hoặc con trên 16 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
b) Mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
Mức tiền tuất hàng tháng cho 1 thân nhân bằng 25% mức lương tối thiểu, nhiều nhất không quá 4 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Tiền tuất hàng tháng được nhận kể từ ngày người lao động chết.
Trường hợp một thân nhân có nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội bị chết thì thân nhân đó được hưởng số định suất tuất hàng tháng tương ứng với số người tham gia bảo hiểm xã hội bị chết.
Thân nhân nói ở điểm a trên, nếu không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân nuôi dưỡng thì được hưởng tiền tuất nuôi dưỡng bằng 70% mức lương tối thiểu.
a) Đối tượng áp dụng:
Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội; người đang hưởng lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định tại phần B mục III Thông tư này bị chết, nhưng thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận trợ cấp tiền tuất một lần.
b) Mức trợ cấp tiền tuất một lần:
- Đối với người lao động đương nhiệm đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết thì gia đình được trợ cấp tiền tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội; cứ mỗi năm được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng nhiều nhất không quá 12 tháng. Trợ cấp đối với gia đình của người làm việc trong khu vực Nhà nước thì tính theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi người đó chết; của người làm việc ngoài khu vực Nhà nước hoặc vừa có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước tính theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân (hướng dẫn tại điểm b.2 mục b phần IV).
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng mà bị chết thì gia đình được trợ cấp tiền tuất một lần tính theo mức lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng và thời gian đã hưởng cụ thể là: Nếu từ trần trong năm thứ nhất thì được hưởng trợ cấp một lần là 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp, nếu từ trần từ năm thứ hai trở đi thì mỗi năm đã hưởng trừ đi một tháng lương hưu hoặc trợ cấp, nhưng tối thiểu phải bảo đảm bằng 3 tháng lương hưu và trợ cấp.
Ví dụ: 1. Ông A đã hưởng lương hưu 14 tháng thì từ trần, mức trợ cấp bằng 11 tháng lương hưu (12 tháng - 1 tháng trợ cấp).
Ông B đã nghỉ hưu 10 năm, mức lương hưu hàng tháng của năm thứ 10 là 303.678 đồng, đến tháng cuối năm thứ 10 thì từ trần, trợ cấp tiền tuất là 303.678 đồng x (12 tháng - 10 tháng) = 607.356 đồng. Nhưng theo quy định trên, mức trợ cấp một lần ít nhất bằng 3 tháng, nên trợ cấp tiền tuất là 303.678 x 3 = 911.034 đồng.
VI- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐANG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRƯỚC NGÀY THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43-CP
I- CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
Các đối tượng dưới đây được hưởng phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ nơi cư trú (nếu có) và được đài thọ về bảo hiểm y tế:
- Người hưởng lương hưu hàng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
- Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
II- THỜI GIAN TÍNH HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là tổng số năm đóng bảo hiểm xã hội:
- Đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực Nhà nước hoặc những người là công nhân, viên chức Nhà nước chuyển sang làm việc ở các đơn vị khác không thuộc khu vực Nhà nước quản lý nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc thì thời gian công tác thực tế là công nhân, viên chức Nhà nước (không tính quy đổi) và đã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức quy định của từng thời kỳ được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động khu vực ngoài quốc doanh thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đã có số năm đóng bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Thông tư này, nay vẫn thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
1- Tạm thời đình chỉ quyền hưởng bảo hiểm xã hội:
- Trong thời gian bị tạm giam, tù giam.
Khi hết hạn tạm giam, tù giam thì được xem xét để hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp kết luận là vô can thì được truy lĩnh lương hưu hoặc trợ cấp trong thời gian bị đình chỉ.
- Khi phát hiện có hành vi gian dối để hưởng bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị giảm mức hưởng, hoặc xoá bỏ quyền hưởng bảo hiểm xã hội.
2- Huỷ bỏ quyền hưởng bảo hiểm xã hội:
- Người bị kết án tù vì phản bội Tổ quốc;
- Người ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp;
- Người hưởng bảo hiểm xã hội do giả mạo hồ sơ.
Trong khi chưa có tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 43-CP thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý và thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quản lý và thực hiện các chế độ hưu trí, tử tuất (kể cả chế độ mất sức lao động trước đây).
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Riêng 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1994. Các quy định trước đây về bảo hiểm xã hội trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.
Lê Duy Đồng (Đã ký) | Tào Hữu Phùng (Đã ký) |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông tư Liên Bộ số 21-LB/TT ngày 18-6-1994 của liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính)
CÁCH TÍNH TIỀN LƯƠNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BÌNH QUÂN VÀ TÍNH LƯƠNG HƯU
Ví dụ 1: Một công chức có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu 1-1-1994, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:
- Từ 1-9-1985 đến 31-12-1985 hưởng lương 390 đồng
- Từ 1-1-1986 đến 31-12-1989 hưởng lương 425 đồng
- Từ 1-1-1990 đến 31-3-1993 hưởng lương 463 đồng
- Từ 1-4-1993 chuyển xếp lương hệ số 3,91.
Cách tính lương hưu hàng tháng như sau.
1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
a) Chuyển đổi mức lương từ tháng 9 năm 1985 sang tiền lương mới:
- Lương 390đ chuyển đổi thành 3,06 x 120.000 đ = 367.200 đ
- Lương 425đ chuyển đổi thành 3,35 x 120.000 đ = 402.000 đ
- Lương 463đ chuyển đổi thành 3,91 x 120.000 đ = 469.200 đ
b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 12 năm 1993:
- Từ tháng 9-1985 đến tháng 12-1985:
4 tháng x 367.200đ = 1.468.800đ
- Từ tháng 1-1986 đến tháng 12-1989:
48 tháng x 402.000đ = 19.269.000đ
- Từ tháng 1-1990 đến tháng 12-1993:
48 tháng x 469.200đ = 22.521.600đ
Cộng: 100 tháng = 43.286.400đ
c) Tiền lương đóng đảo hiểm xã hội bình quân là:
43.286.400đ : 100 tháng = 432.864,00đ.
2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
432.864,00đ x 75% = 324.648,00đ
Ví dụ 2:
Một cán bộ là quân nhân chuyển ngành có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu 1-4-1994. Cấp bậc khi chuyển ngành là thượng uý có 24 năm tuổi quân. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:
- Từ 1-9-1985 đến 31-3-1986 hưởng lương thượng uý 350đ, phụ cấp thâm niên quân đội 24%.
- Từ 1-4-1986 đến 31-3-1990 hưởng lương 390đ
- Từ 1-4-1990 đến 31-3-1993 hưởng lương 425đ
- Từ 1-4-1993 chuyển xếp lương mới, hệ số 3,35.
Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:
1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9 năm 1985 sang tiền lương mới:
- Lương thượng uý 350đ chuyển đổi thành
3,8 x 120.000đ = 456.000đ
- Lương 390đ chuyển đổi thành 3,06 x 120.000đ = 367.200đ
- Lương 425đ chuyển đổi thành 3,35 x 120.000đ = 402.000đ
b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 3 năm 1994:
- Từ tháng 9-1985 đến tháng 3-1986:
Tính lương quân hàm : 456.000đ
Phụ cấp thâm niên (24%) : 109.440đ
Cộng : 565.440đ
7 tháng x 565.440đ = 3.958.080đ
- Từ tháng 4-1986 đến tháng 3-1990:
48 tháng x 367.200đ = 17.625.600đ
- Từ tháng 4-1990 đến tháng 3-1993:
36 tháng x 402.000đ = 14.472.000đ
- Từ tháng 4-1993 đến tháng 3-1994:
12 tháng x 402.000đ = 4.824.000đ
Cộng: 103 tháng = 40.879.680đ
c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:
40.879.680đ : 103 tháng = 369.890đ
2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
396.890đ x 75% = 297.668 đồng
Ví dụ 3: Một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có 40 năm đóng bảo biểm xã hội, nghỉ hưu 1-9-1995, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:
- Từ tháng 9-1985 đến tháng 10-1986: Hưởng lương Giám đốc Sở Giáo dục lương 513 đồng.
- Từ tháng 11-1986 đến tháng 11-1989: Giám đốc Sở Giáo dục lương 555 đồng.
- Từ tháng 12-1989 đến tháng 3-1993: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh lương 599 đồng.
- Từ tháng 4-1993 đến tháng 8-1995 lương mới hệ số 6,2.
Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:
1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9-1985 sang tiền lương mới:
- Lương 513đ (Giám đốc Sở) chuyển 4,19
- Phụ cấp chức vụ (Giám đốc Sở): 0,7
Cộng: 4,89 x 120.000đ = 586.800đ
- Lương 555đ chuyển 4,75
- Phụ cấp chức vụ: 0,7
Cộng: 5,45 x 120.000đ = 654.000đ
- Lương 599đ (Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) chuyển:
6,2 x 120.000đ = 744.000đ
b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9-1985 đến tháng 8-1995:
- Từ tháng 9-1985 đến tháng 10-1986:
14 tháng x 586.800đ = 8.215.200đ
- Từ tháng 11-1986 dến tháng 11-1989:
37 tháng x 654.000đ = 24.198.000đ
- Từ tháng 12-1989 đến tháng 8-1995:
69 tháng x 744.000đ = 51.336.000đ
Cộng: 120 tháng = 83.749.200đ
c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:
83.749.200đ : 120 tháng = 697.910 đồng
2- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
697.910 đ x 75% = 523.433 đồng
Ví dụ 4: Một công nhân cơ khí có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội nghỉ hưu 1-9-1998, có diễn biến tiền lương trong 10 năm trước khi nghỉ hưu là:
- Từ tháng 9-1988 đến tháng 10-1992 hưởng lương bậc 5: 315,50đ
- Từ tháng 11-1992 đến tháng 3-1993 hưởng lương bậc 6: 336,00đ
- Từ tháng 4-1993 lương bậc 6 chuyển lương mới hệ 2,67.
Cách tính lương hưu hàng tháng như sau:
1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
a) Chuyển đổi các mức lương từ tháng 9-1988 sang tiền lương mới:
- Lương 315,50đ chuyển đổi thành 2,18 x 120.000đ = 261.600đ
- Lương 336,00đ chuyển đổi thành 2,67 x 120.000đ = 320.400đ
b) Tổng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9-1988 đến tháng 8-1998:
- Từ tháng 9-1988 đến tháng 10-1992:
50 tháng x 261.600đ = 13.080.000đ
- Từ tháng 11-1992 đến tháng 8-1998:
70 tháng x 320.400đ = 22.428.000đ
Cộng 120 tháng = 35.508.000đ
c) Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:
35.508.000đ : 120 tháng = 295.900 đồng
2- Lương hưu hàng tháng bằng 65% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân:
295.900đ x 65% = 192.335 đồng
Ví dụ 5: Một công nhân nghỉ hưu có quá trình làm việc trong biên chế Nhà nước từ tháng 1-1962 đến tháng 2-1989; từ tháng 3-1989 đến tháng 5-1994 chuyển sang làm việc ở xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
1- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là công nhân trong khu vực Nhà nước.
- Từ tháng 9-1985 đến tháng 2-1989 lương bậc 5: 315,50đ.
Chuyển đổi sang mức tiền lương mới Nghị định số 26-CP là:
2,18 x 120.000đ = 261.600đ
- Tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của thời gian làm việc trong khu Nhà nước.
261.000đ x 326 tháng = 85.281.600đ
2- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân khi là công nhân ở xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài:
- Từ tháng 3-1989 đến tháng 6-1991 là 50 đôla, chuyển theo tỷ giá khi nghỉ hưu (1 đôla = 10.800đ) thành 540.000đ:
540.000đ x 28 tháng = 15.120.000đ
- Từ tháng 7-1991 đến tháng 5-1994 là 65 đôla, chuyển theo tỷ giá khi nghỉ hưu (1 đôla = 10.800 đ) thành 702.000 đ:
702.000 x 34 tháng = 23.868.000 đ
Tổng cộng: 62 tháng = 38.988.000 đ
- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:
38.988.000đ : 62 tháng = 628.838,71 đ
- Tính tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ngoài khu vực Nhà nước là:
628.838,71đ x 62 tháng = 38.988.000 đ
3- Tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung cả 2 giai đoạn trong và ngoài khu vực Nhà nước:
- Tổng giá trị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:
85.281.600đ + 38.988.000đ = 124.269.600đ
- Tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
326 tháng + 62 tháng = 388 tháng.
- Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân chung là:
124.269.600đ : 388 tháng = 320.282,47 đồng
4- Lương hưu hàng tháng bằng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân là:
320.282,47đ x 75% = 240.211,85đ.
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1thông tư liên bộ 33-TT/LB năm 1987 về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa dài ngày do Bộ Y tế - Tổng Công đoàn ban hành
- 2Quyết định 162-HĐBT năm 1988 về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư 19-LĐTBXH/TT năm 1990 hướng dẫn thi hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 111-HĐBT năm 1991 về một số chính sách trong việc sắp xếp biên chế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 7Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 8Nghị định 43-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội
- 9Nghị định 5-CP năm 1994 quy định tạm thời việc thực hiện mức lương mới đối với người đương nhiệm trong các cơ quan của NN, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang và trong các doanh nghiệp; điều chỉnh mức lương hưu, mức trợ cấp đối với các đối tượng CSXH
- 10Thông tư 15/LĐTBXH-TT năm 1993 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 11Thông tư liên bộ 12/LB-TT năm 1993 về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 13Quyết định 69-QĐ/TW năm 1993 về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể do Ban Bí thư ban hành
Thông tư liên tịch 21-LB/TT năm 1994 hướng dẫn chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 21-LB/TT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 18/06/1994
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Duy Đồng, Tào Hữu Phùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: 01/01/1994
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực