Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 1994

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 5-CP NGÀY 26-1-1994 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VIỆC THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯƠNG NHIỆM TRONG CÁC CƠ QUAN CỦA NHÀ NƯỚC, ĐẢNG, ĐOÀN THỂ, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP; ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG HƯU, MỨC TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX; Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang; Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định 27-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời việc điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.- Nay thực hiện đủ mức tiền lương tối thiếu 120.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu này làm căn cứ để tính lại các mức lương và phụ cấp theo hệ số mức lương, hệ số các mức phụ cấp lương quy định tại Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQHK9 ngày 17-5-1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 69-QĐ/TW ngày 17-5-1993 của Ban Bí thư; Nghị định số 25- CP và Nghị định số 26-CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ.

Điều 2.- Nay điều chỉnh mức lương hưu và mức trợ cấp đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội theo Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ như sau :

1. Lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của công nhân viên chức được điều chỉnh bằng 135% đến 175% của mức hiện hưởng.

2. Lương hưu quân nhân được điều chỉnh bằng 192% mức hiện hưởng

Các mức điều chỉnh cụ thể phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại điểm 1, Điều 5 của Nghị định số 27/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ.

3. Mức sinh hoạt phí đối với cán bộ hoạt động xã, phường từ năm 1935 về trước là 150.000 đồng/tháng; từ năm 1936 đến trước năm 1945 là 120.000 đồng/tháng.

4. Mức trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau:

Hạng thương tật

Mức hưởng

1

192.000 đồng

2

132.000 đồng

3

84.000 đồng

4

36.000 đồng

5. Mức trợ cấp của các đối tượng hưởng chính sách xã hội được quy định tại bảng chi tiết ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Quân nhân hưởng lương hoặc công nhân, viên chức Nhà nước được xác nhận là thương binh, bệnh binh từ ngày 1 tháng 12 năm 1993 trở đi thì hưởng trợ cấp hàng tháng như thương binh, bệnh binh hưởng theo mức ấn định, ngoài ra còn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 1; 2; 3; 4 tháng lương hưởng khi bị thương hoặc bị bệnh tuỳ theo hạng thương tật, hạng bệnh binh.

7. Người được xác nhận là liệt sỹ từ ngày 1 tháng 12 năm 1993 trở đi thì gia đình liệt sỹ hưởng trợ cấp một lần bằng 12 tháng lương.

8. Mức lương tháng để tính trợ cấp một lần đối với gia đình liệt sỹ và thương binh được quy định thống nhất là 250.000 đồng.

Điều 3.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 1993.

Những quy định về mức lương, mức phụ cấp, mức trợ cấp trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 4.- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này; quy định phương thức chi trả quỹ tiền lương tăng thêm thích hợp và được truy lĩnh từ ngày 1 tháng 12 năm 1993, tránh gây đột biến về giá cả.

Điều 5.- Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ sau khi có sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành những quy định đối với lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý.

Điều 6.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

BẢNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỨC TRỢ CẤP CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 5-CP ngày 26-1-1994 của Chính phủ)

Mức trợ cấp từ tháng 12 năm 1993

Số thứ tự

Đối tượng hưởng

Đồng/Tháng

Người hưởng trợ cấp theo lương ngoài trợ cấp đang hưởng được cộng thêm (đ/tháng)

1

Thương binh

- Hạng 1

250.000

60.000

- Hạng 2

175.000

65.000

- Hạng 3

125.000

75.000

- Hạng 4

50.000

25.000

- Hạng 1 có thương tật đặc biệt nặng

296.000

66.000

2

Thương binh loại B và bệnh binh

- Hạng 1

200.000

44.000

- Hạng 2

138.000

62.000

- Hạng 3

88.000

53.000

- Hạng 4

38.000

20.000

- Hạng 1 có thương tật đặc biệt

246.000

29.000

3

Trợ cấp người phục vụ

-Thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1, tai nạn lao động hạng 1, bệnh nghề nghiệp hạng 1

96.000

-Thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1 có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng

120.000

4

Thân nhân liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng

- Hưởng định suất cơ bản

45.000

- Hưởng trợ cấp nuôi dưỡng

150.000

5

Trợ cấp tuất thường

- Hưởng định suất cơ bản

30.000

- Hưởng trợ cấp nuôi dưỡng

84.000

6

Công nhân cao su nghỉ việc

84.000

7

Trợ cấp đối tượng XH nuôi dưỡng tập trung

84.000