HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176-HĐBT | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 1989 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH
1. Về mục tiêu sắp xếp lại lao động.
Việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh phải trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, nhằm:
- Góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, tạo điều kiện từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác.
2. Về một số nội dung và biện pháp sắp xếp lại lao động.
a) Nhiệm vụ hàng đầu của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong việc sắp xếp lại lao động là phải trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất, các biện pháp xử lý vĩ mô của Nhà nước và nhu cầu thật của thị trường, để chọn những sản phẩm, dịch vụ truyền thống, đặc thù, các sản phẩm, dịch vụ có ưu thế hơn so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại do các đơn vị khác thực hiện, từ đó tiến hành việc tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng câ mức sử dụng công suất máy móc thiết bị, nhà xưởng, bố trí lao động có kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, tạo ra một năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả cao, tăng tích luỹ, làm cơ sở để hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự tồn tại phát triển của đơn vị.
b) Những khả năng tiềm tàng về thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vốn, lao động còn lại phải được khai thác triệt để, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá việc làm, phát triển kinh doanh tổng hợp, tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động.
c) Đối với số lao động cần thiết cho sản xuất nhưng trước mắt không sắp xếp được thì giải quyết theo phương hướng sau
- Bố trí làm việc không trọn tháng, trọn tuần, hoặc trọn ngày (nghỉluân phiên). Đối với số công nhân trẻ, khoẻ, có tay nghề, nếu họ tự nguyện, thì sau nghỉ dài hạn không hưởng lương, không tính thời gian công tác liên tục.
- Điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhất là lao động kỹ thuật.
Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm điều chỉnh lao động trong phạm vi ngành và địa phương mình. Việc điều chỉnh từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác được thực hiện thông qua các trung tâm đào tạo lại và giới thiệu việc làm thuộc địa bàn lãnh thổ.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại. Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội chủ trì, cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành liên quan trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về cơ chế và chính sách đối với hệ thống trung tâm đào tạo, đào tạo lại và giới thiệu việc làm. Trước mắt, trong khi chờ đợi quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về vấn đề này, cho phép trích một phần kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được quyết định dành cho việc sắp xếp lại lao động để thực hiện yêu cầu này theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính.
d) Đối với số lao động không có nhu cầu sử dụng, thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Bộ Lao động - Thương bình và xã hội hướng dẫn tiêu chuẩn phân loại số lao động này xác định đối tượng cần giải quyết trong năm 1989 - 1990 với cơ chế xem xét giải quyết chính sách cho họ phù hợp với quyết định này.
đ) Sau khi sắp xếp lại lao động theo các biện pháp trên đây, các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong nội bộ các đơn vị kinh tế quốc doanh; xác lập và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới ở tầm vĩ mô, nhất là chính sách, cơ chế kiểm soát và điều tiết về tài chính, tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội... trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc liên Bộ ban hành để các đơn vị kinh tế quốc doanh thực sự đi vào hệ thống mới và không ngừng phát triển.
Trong hai năm 1989 - 1990 phải tập trung chỉ đạo để sắp xếp lại lao động ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch hướng dẫn triển khai của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.
3. Các chính sách.
a) Chế độ thôi việc.
Đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động. Nếu nguồn chi trả và số tiền mặt có khó khăn thì bàn với người lao động trả rải ra một số lần.
b) Chế độ trợ cấp tạm ngừng việc.
Trong trường hợp công nhân tạm thời nghỉ việc trọn tháng trở lên đến 3 tháng được hưởng trợ cấp tạm ngừng việc từ nguồn của xí nghiệp. Nếu kéo dài trên 3 tháng, thì xem xét chuyển sang chế độ thôi việc trợ cấp 1 lần. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn mức trợ cấp tối thiểu tạm thời ngừng việc để các xí nghiệp vận dụng phù hợp với khả năng của mình.
c) Chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động.
- Cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh áp dụng điều kiện giảm tuổi về hưu theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng đối với số công nhân sản xuất mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
- Chế độ trợ cấp mất sức lao động hiện hành (quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng) được sửa đổi để áp dụng thống nhất cho số cán bộ, công nhân viên chức về nghỉ từ khi có Quyết định này như sau.
Công nhân viên chức về nghỉ mất sức lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng, thời hạn trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi (trừ một số đối tượng đặc biệt do Nhà nước quy định).
Đối với số công nhân viên chức đang nghỉ hưởng chế độ mất sức lâu nay, Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính và các ngành Liên quan nghiên cứu sửa đổi chế độ mất sức lao động hiện hành và phương án triển khai, trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định để thực hiện từ ngày 1-1-1990.
4. Tổ chức thực hiện.
a) Sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp. Vì vậy, các cấp, các ngành, trung ương và địa phương phải quán triệt sâu sắc quyết định này và làm tốt công tác tư tưởng đến từng cán bộ, công nhân viên chức. Phải chuẩn bị thật chu đáo, tiến hành thận trọng, vững chắc, không làm ào ạt. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần có sự phối hợp với các tổ chức Đảng, toàn thể, quần chúng, phát huy sáng kiến của quần chúng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở.
b) Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo công tác sắp xếp lao động ở các đơn vị kinh tế thuộc ngành, địa phương mình.
c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hộ hướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện Quyết định này.
d) Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, xét duyệt và cấp phát kinh phí hỗ trợ trợ cho các đơn vị kinh tế cơ sở phù hợp với nguồn tài chính đã được Nhà nước cho phép bố trí trong ngân sách Nhà nước, kiểm ra việc thực hiện và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo có hiệu quả nguồn vốn này.
5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các quyết định khác trái với quy định tại Quyết định này không có giá trị thi hành.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Thông tư 05/LĐTBXH-TT năm 1990 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Quyết định 60-HĐBT 1990 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 303-HĐBT năm 1992 về việc trợ cấp đối với công nhân viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 117-TTg năm 1992 về trợ cấp tiền học trong tiền lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 118-TTg năm 1992 về giá cho thuê nhà ở vào tiền lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 01/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn Quyết định 812/TTg-1995 bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành
- 1Quyết định 227-HĐBT năm 1987 về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư 05/LĐTBXH-TT năm 1990 hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Quyết định 60-HĐBT 1990 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 303-HĐBT năm 1992 về việc trợ cấp đối với công nhân viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 117-TTg năm 1992 về trợ cấp tiền học trong tiền lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 118-TTg năm 1992 về giá cho thuê nhà ở vào tiền lương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 01/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn Quyết định 812/TTg-1995 bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyển ngành về hưu do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành
- 7Nghị định 236-HĐBT năm 1985 về việc sửa đổi chế độ, chính sách thương binh và xã hội do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 176-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/10/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 09/10/1989
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định