- 1Thông tư liên tịch 21-LB/TT năm 1994 hướng dẫn chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên bộ 19-TT-LB năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% bảo hiểm xã hội do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ Tài chính -Lao động - Thương Binh xã hội ban hành
- 3Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 5% BHXH do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 33/TT-LB năm 1994 bổ sung Thông tư 19/TT-LB về quản lý thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý do Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Tài chính ban hành
- 5Thông tư 34/TT-LB năm 1994 thi hành các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động do tổ chức công đoàn quản lý do Tổng Liên Đoàn lao động Việt nam - Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành
- 6Thông tư liên tịch 86/TT-LB năm 1993 hướng dẫn tạm thời phương thức thu, nộp quỹ BHXH (5%) và kinh phí công đoàn (2%) do Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 1993 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 43-CP NGÀY 22-6-1993 QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 thàng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nghị định này quy định các chế độ bảo hiểm xã hội:
1. Chế độ trợ cấp ốm đau;
2. Chế độ trợ cấp thai sản;
3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
4. Chế độ hưu trí;
5. Chế độ tử tuất.
1. Hình thức bắt buộc áp dụng tất cả 5 chế độ đối với:
- Công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các tổ chức Đảng, Đoàn thể;
- Người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên;
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và trong các tổ chức khác của nước ngoài tại Việt Nam;
- Người lao động Việt Nam làm việc trong khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt.
2. Hình thức tự nguyện áp dụng từ 1 đến 5 chế độ đối với những người lao động Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài những đối tượng nêu ở
Người đóng bảo hiểm xã hội được tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 4.- Quyền hưởng bảo hiểm xã hội bị tạm thời đình chỉ hoặc huỷ bỏ:
- Trong thời gian bị tù giam;
- Khi có hành vi gian dối để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Khi ra nước ngoài không hợp pháp.
1. Thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau trong 1 năm:
a) Người lao động thuộc ngành, nghề bình thường:
- 30 ngày hưởng trợ cấp, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 45 ngày trợ cấp, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên.
b) Người lao động thuộc ngành, nghề nặng nhọc, độc hại:
- 40 ngày hưởng trợ cấp, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- 60 ngày hưởng trợ cấp, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên;
c) 180 ngày hưởng trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện (danh mục các bệnh này do Bộ y tế quy định).
2. Mức trợ cấp ốm đau trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương.
1. Thời gian được hưởng trợ cấp khi con ốm đau trong 1 năm:
- 15 ngày đối với con dưới 36 tháng tuổi;
- 12 ngày đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
2. Mức trợ cấp trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương.
Trường hợp đặc biệt, người bố phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cũng được hưởng trợ cấp như đối với người mẹ.
1. Thời gian hưởng trợ cấp thai sản:
a) Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày, trường hợp đặc biệt được nghỉ 2 ngày.
b) Xẩy thai được nghỉ 20 ngày, nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày, nếu thai từ 3 tháng trở lên.
c) Trước và sau khi sinh được nghỉ 120 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 150 ngày đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại.
Nếu một lần sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
Hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định trên, nếu có nhu cầu thì có thể nghỉ thêm nhưng tối đa không quá 180 ngày, và phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Trong thời gian nghỉ thêm không được hưởng trợ cấp thai sản.
d) Trường hợp nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp được nghỉ việc (đến khi con đủ 120 ngày tuổi) và hưởng trợ cấp thay tiền lương.
2. Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức tiền lương.
Ngoài ra, khi sinh con còn được trợ cấp thêm một tháng tiền lương.
3. Lao động nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số có quy định riêng.
1. Tuỳ theo mức độ thương tật hoặc bệnh tật được trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp này được tính trên cơ sở tiền lương trung bình của viên chức Nhà nước:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 60% thì được trợ cấp một lần theo mức sau:
Mức suy giảm khả năng lao động | Mức trợ cấp 1 lần |
Từ 05% đến 20% | 2 tháng tiền lương |
Từ 21% đến 30% | 4 tháng tiền lương |
Từ 31% đến 40% | 6 tháng tiền lương |
Từ 41% đến 50% | 9 tháng tiền lương |
Từ 51% đến 60% | 12 tháng tiền lương |
b) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 100% thì được xếp vào hạng và được trợ cấp hàng tháng như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động | Xếp hạng | Mức trợ cấp hàng tháng |
Từ 61% đến 70% | 4 | 50% mức tiền lương |
Từ 71% đến 80% | 3 | 60% mức tiền lương |
Từ 81% đến 90% | 2 | 70% mức tiền lương |
Từ 91% đến 100% | 1 | 80% mức tiền lương |
2. Người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được cấp một lần phương tiện để khắc phục một phần chức năng bị tổn thương. Khi thương tật hoặc bệnh tật tái pháp được điều trị và giám định lại khả năng lao động.
Những trường hợp sau đây được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi tuổi đời của nam đủ 55, của nữ đủ 50:
a) Có 20 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại;
b) Có 10 năm công tác ở miền Nam, Lào, Campuchia trước tháng 5 năm 1975;
c) Có thời gian công tác từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Điều 14.- Người thuộc diện chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng:
- Một khoản trợ cấp trước khi nghỉ hưu tuỳ theo thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội;
- Lương hưu hàng tháng thấp nhất không dưới mức lương tối thiểu của viên chức Nhà nước, cao nhất bằng 75% mức lương bình quân của 10 năm trước khi người đó nghỉ hưu;
- Được tổ chức bảo hiểm xã hội đài thọ về bảo hiểm y tế.
- Đủ tuổi đời nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
- Chưa đủ tuổi đời nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phải do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp).
Trường hợp người chết không có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng.
1. Đối với hình thức bắt buộc, quy định tại
a) Người sử dụng lao động, hàng tháng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội bằng 15% tổng quỹ tiền lương. Trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất, 5% để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
2. Đối với hình thức tự nguyện, quy định tại
3. Ngân sách Nhà nước bảo đảm thực hiện các chế độ hưu trí, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, bảo hiểm y tế, tử tuất đối với những người đang hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Nghị định này và hỗ trợ để chi cho công nhân, viên chức nghỉ hưu sau ngày ban hành Nghị định này.
1. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.
Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Người sử dụng lao động, người lao động vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Những nơi đã giao kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể mà mức đóng bảo hiểm xã hội chưa đúng theo quy định tại Nghị định này thì phải điều chỉnh lại.
Điều 26.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 29.- Bộ Tài chính cấp kinh phí ban đầu cho tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Thông tư 62 LN-VC năm 1962 hướng dẫn chế độ khen thưởng, bồi dưỡng, trợ cấp tai nạn lao động đối với những người tham gia phòng chống bão lụt bảo vệ bè mảng lâm sản do Tổng cục lâm nghiệp ban hành
- 2Công văn 3374/LĐTBXH-CV của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tiền tuất từ trần đối với thương binh hạng 1, 2, bệnh binh hạng 1, 2 chết
- 1Thông tư 62 LN-VC năm 1962 hướng dẫn chế độ khen thưởng, bồi dưỡng, trợ cấp tai nạn lao động đối với những người tham gia phòng chống bão lụt bảo vệ bè mảng lâm sản do Tổng cục lâm nghiệp ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Thông tư liên tịch 21-LB/TT năm 1994 hướng dẫn chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên bộ 19-TT-LB năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% bảo hiểm xã hội do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ Tài chính -Lao động - Thương Binh xã hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 5% BHXH do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 33/TT-LB năm 1994 bổ sung Thông tư 19/TT-LB về quản lý thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý do Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Tài chính ban hành
- 7Thông tư 34/TT-LB năm 1994 thi hành các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động do tổ chức công đoàn quản lý do Tổng Liên Đoàn lao động Việt nam - Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành
- 8Thông tư liên tịch 86/TT-LB năm 1993 hướng dẫn tạm thời phương thức thu, nộp quỹ BHXH (5%) và kinh phí công đoàn (2%) do Bộ Tài chính - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 9Công văn 3374/LĐTBXH-CV của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tiền tuất từ trần đối với thương binh hạng 1, 2, bệnh binh hạng 1, 2 chết
Nghị định 43-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội
- Số hiệu: 43-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/06/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 31/08/1993
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/04/1993
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định