Chương 3 Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được lập 01 bộ và lưu tại nơi trực tiếp thanh toán chế độ cho người lao động.
2. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được lập thành 05 bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 01 bộ; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; tài chính đơn vị: 01 bộ; người lao động: 01 bộ). Phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng lưu tại cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương (nơi thanh toán trực tiếp cho người lao động);
b) Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần được lập thành 03 bộ (Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; người lao động: 01 bộ).
3. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí
a) Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được lập thành 05 bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 01 bộ; bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động nhận lương hưu: 01 bộ; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; người lao động: 01 bộ);
b) Hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được lập thành 03 bộ (Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; người lao động: 01 bộ).
4. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
a) Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng được lập thành 05 bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 01 bộ; bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi thân nhân người lao động nhận trợ cấp: 01 bộ; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; thân nhân người lao động: 01 bộ);
b) Hồ sơ hưởng trợ cấp tử tuất một lần được lập thành 03 bộ (Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; thân nhân người lao động: 01 bộ).
1. Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tử tuất hàng tháng
Khi nhận hồ sơ đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết, cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương (nơi trực tiếp quản lý người lao động) có trách nhiệm niêm phong 01 bộ hồ sơ bàn giao cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trực tiếp chuyển đến bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú để làm thủ tục nhận lương hưu, trợ cấp tử tuất. Trường hợp người lao động hoặc thân nhân người lao động không nhận hồ sơ, đơn vị có trách nhiệm niêm phong hồ sơ, chuyển bằng đường công vụ về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động hoặc thân nhân người lao động cư trú để tiếp nhận, chi trả và quản lý theo quy định.
2. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng tại đơn vị, khi nghỉ việc hưởng lương hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đơn vị trực tiếp chi trả trợ cấp có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ gửi cùng hồ sơ hưởng lương hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bảo lưu về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để giới thiệu chuyển về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tiếp nhận, chi trả và quản lý. Trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định thì đơn vị dừng chi trả trợ cấp và làm văn bản báo cáo Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết.
3. Đối với hồ sơ không thống nhất về họ, tên, tên đệm, ngày tháng năm sinh giữa các giấy tờ trong cùng hồ sơ, giữa hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội với giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu thì Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ làm văn bản giải trình gửi cùng hồ sơ di chuyển để Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận đưa vào hồ sơ di chuyển.
Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đơn vị thuộc quyền về việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc phạm vi quản lý theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
1. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc lập hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; đồng thời, chủ trì phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như khi có sự thay đổi về hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ đạo cơ quan cán bộ, quân lực các đơn vị thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân người lao động, bảo đảm chặt chẽ, chính xác, đúng thủ tục hồ sơ, đúng quy trình, thời gian, chế độ theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động và phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong tổ chức thực hiện hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Cục Quân y/Bộ Quốc phòng
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội cấp giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú tại các bệnh viện, bệnh xá) theo quy định hiện hành; cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) theo quy định phân tuyến điều trị quân y; chỉ đạo Hội đồng Giám định y khoa các cấp trong Bộ Quốc phòng thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền được quy định trong giám định y khoa để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động bảo đảm chặt chẽ, chính xác;
b) Chỉ đạo cơ quan quân y các cấp, phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp hoàn chỉnh hồ sơ giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; tổng hợp, xác nhận số lượng người, số ngày được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, chuyển đến cơ quan liên quan, đề nghị thực hiện chế độ theo quy định.
5. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc lập hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân nhân người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; đồng thời, phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng chương trình phần mềm xét duyệt hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chuyển giao các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện; xây dựng phần mềm kết xuất dữ liệu theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ và xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội các chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng đối với người lao động, thân nhân người lao động bảo đảm chặt chẽ, đúng thủ tục, quy trình và thời gian; chuyển hồ sơ kịp thời và bảo đảm đầy đủ kinh phí chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
d) Thẩm định hồ sơ, giới thiệu người lao động có quân hàm cấp thiếu tá (kể cả quân nhân chuyên nghiệp) hoặc mức lương tương đương trở lên, người lao động nghỉ hưu trước tuổi, mắc bệnh nghề nghiệp, thương tật, bệnh tật tái phát, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tổng hợp đến Hội đồng Giám định y khoa các cấp của Bộ giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định;
đ) Hàng tháng, vào ngày 10 và ngày 25, lập danh sách hưởng chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất hàng tháng, thông báo về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động hoặc thân nhân người lao động cư trú và gửi danh sách, kèm theo 01 bộ hồ sơ của từng người đã hưởng chế độ trong tháng trước đến Trung tâm lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Hàng quý, tiếp nhận, thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán chi hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; hàng năm, thực hiện thẩm định quyết toán và tổng kết công tác tài chính bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2014.
Nội dung hướng dẫn tại Thông tư này được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây: Hướng dẫn số 162/BHXH-CĐCS ngày 04 tháng 11 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng trong Quân đội; Công văn số 49/BHXH-CĐCS ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về thủ tục hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội trong Quân đội; Công văn số 286/BHXH-CĐCS ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về việc ban hành mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau giám định tái phát, tổng hợp; Công văn số 167/BHXH-CĐCS ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội trong Quân đội; Hướng dẫn số 268/BHXH-CĐCS ngày 21 tháng 7 năm 2011; Hướng dẫn số 461/BHXH-CĐCS ngày 20 tháng 10 năm 2011; Hướng dẫn số 582/BHXH-CĐCS ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về việc giải quyết trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ và các hướng dẫn khác trái với hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 37. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để được phối hợp xem xét, giải quyết./.
Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 96/2014/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/07/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thành Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 869 đến số 870
- Ngày hiệu lực: 25/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Số hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội
- Điều 5. Mẫu, biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 6. Hồ sơ
- Điều 7. Quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ
- Điều 8. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
- Điều 9. Hồ sơ
- Điều 10. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 11. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
- Điều 12. Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động
- Điều 13. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
- Điều 15. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 16. Hồ sơ giải quyết cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 17. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 18. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 19. Hồ sơ và thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng
- Điều 21. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với quân nhân
- Điều 22. Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
- Điều 23. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng
- Điều 24. Hồ sơ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 25. Hồ sơ hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 26. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 27. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 28. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng
- Điều 29. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất một lần
- Điều 30. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 31. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 32. Quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
- Điều 33. Di chuyển hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp tử tuất hàng tháng
- Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
- Điều 36. Hiệu lực thi hành
- Điều 37. Trách nhiệm thực hiện