Mục 1 Chương 2 Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động ốm đau do tai nạn rủi ro hoặc mắc các bệnh thông thường không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và nghỉ việc chăm con ốm
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Một trong các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú (Mẫu số C65-HD, theo quy định của Bộ Tài chính) hoặc giấy tờ khám, chữa bệnh, sổ khám, chữa bệnh của con (bản chính hoặc bản sao) thể hiện đầy đủ thông tin về họ tên của người mẹ hoặc người cha; tên, tuổi của con, số ngày nghỉ để chăm sóc con ốm;
- Bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp đối với trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài;
Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì giấy tờ nêu tại Điểm này là của các con bị ốm.
c) Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đối với trường hợp bị ốm phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài.
2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú thì có một trong các giấy tờ là: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) hoặc trích sao bệnh án của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số C65-HD) hoặc sổ khám, chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị.
Trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày. Nếu bị ốm đau phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài thì có thêm quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài.
3. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại Khoản 1, 2 Điều này, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD; sau đây viết tắt là danh sách).
Điều 7. Quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ
1. Người lao động nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Điểm b hoặc Điểm b, c Khoản 1 hoặc Điểm b
2. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị hoàn thành việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động.
3. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 8. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
1. Người lao động
Nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Người sử dụng lao động ở các đơn vị
a) Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương
Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động; lập 02 bản danh sách (Mẫu số C70a-HD), chuyển cơ quan tài chính cùng cấp kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau của từng người lao động (không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội) cùng toàn bộ dữ liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ bằng đĩa CD.
Khi xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, nếu người lao động nộp bản sao giấy ra viện thì cơ quan nhân sự xác nhận “ĐÃ XÉT DUYỆT” vào bản chính do người lao động xuất trình và trả lại cho người lao động.
b) Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương
- Tiếp nhận hồ sơ và danh sách (Mẫu số C70a-HD) cùng toàn bộ dữ liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ bằng đĩa CD do cơ quan nhân sự chuyển đến; thẩm định và tổng hợp (Mẫu số 04/BHXH ban hành kèm theo Thông tư số 42/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Quân đội nhân dân Việt Nam); thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ ốm đau cho người lao động; từ chối chi trả đối với các trường hợp tính toán sai chế độ. Khi cấp phát chế độ ốm đau, phải thu hồi tiền lương của những ngày nghỉ ốm đã hưởng;
- Hàng tháng, quý, năm, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã hội) gửi cơ quan tài chính cấp trên theo quy định;
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
c) Cơ quan tài chính cấp trên trung đoàn và tương đương
- Hàng quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán kèm theo danh sách (Mẫu số C70a-HD) do cơ quan tài chính đơn vị cấp dưới chuyển đến; thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán đối với từng đơn vị; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã hội) gửi cơ quan tài chính cấp trên;
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
d) Cơ quan tài chính đơn vị trực thuộc Bộ
Hàng quý, năm thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã hội) gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng theo quy định.
3. Người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp trực thuộc Bộ
a) Cơ quan nhân sự có trách nhiệm thực hiện như cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương đã hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan tài chính
- Hàng quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán, hồ sơ và danh sách (Mẫu số C70a-HD) cùng toàn bộ dữ liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ bằng đĩa CD của các doanh nghiệp cấp dưới chuyển đến; thẩm định, lập 02 bản danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt (Mẫu số C70b-HD) và xác nhận báo cáo quyết toán trả lại doanh nghiệp;
- Hàng quý, năm tổng hợp lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã hội) gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng theo quy định.
4. Người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp thuộc đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 3)
Cơ quan nhân sự, cơ quan tài chính có trách nhiệm thực hiện như cơ quan nhân sự, cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương đã hướng dẫn tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này.
Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 96/2014/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/07/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thành Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 869 đến số 870
- Ngày hiệu lực: 25/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Số hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội
- Điều 5. Mẫu, biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 6. Hồ sơ
- Điều 7. Quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ
- Điều 8. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
- Điều 9. Hồ sơ
- Điều 10. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 11. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
- Điều 12. Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động
- Điều 13. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 14. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
- Điều 15. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 16. Hồ sơ giải quyết cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 17. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 18. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 19. Hồ sơ và thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng
- Điều 21. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với quân nhân
- Điều 22. Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
- Điều 23. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng
- Điều 24. Hồ sơ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 25. Hồ sơ hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 26. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 27. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 28. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng
- Điều 29. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất một lần
- Điều 30. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
- Điều 31. Trách nhiệm giải quyết chế độ
- Điều 32. Quản lý, lưu trữ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
- Điều 33. Di chuyển hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp tử tuất hàng tháng
- Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
- Điều 36. Hiệu lực thi hành
- Điều 37. Trách nhiệm thực hiện