Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Mục 2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 9. Hồ sơ

1. Đối với lao động nữ đi khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Giấy ra viện hoặc giấy khám thai hoặc sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số C65-HD).

2. Đối với lao động nữ sinh con

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con (bản sao). Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ trên thì thay bằng bản trích sao bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

3. Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền.

4. Đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con

a) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

- Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống);

- Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết);

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử của người mẹ.

b) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

- Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ;

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử của người mẹ;

- Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (Mẫu số 11A-HBQP, có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú).

c) Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

- Sổ bảo hiểm xã hội của người cha;

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử của người mẹ.

5. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách (Mẫu số C70a-HD).

Điều 10. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ

1. Lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung là người lao động) nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 hoặc Điểm b Khoản 3 hoặc Điểm a hoặc Điểm b hoặc Điểm c Khoản 4 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.

2. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động.

3. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ

Người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm như hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Khi cấp phát chế độ thai sản, người sử dụng lao động phải thu hồi tiền lương của những ngày người lao động nghỉ khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc của những tháng người lao động nghỉ sinh con, nhận nuôi con nuôi.

Thông tư 96/2014/TT-BQP hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

  • Số hiệu: 96/2014/TT-BQP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 07/07/2014
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Thành Cung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 869 đến số 870
  • Ngày hiệu lực: 25/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH