Mục 3 Chương 2 Thông tư 49/2010/TT-BTC hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
MỤC 3. KIỂM TRA VIỆC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA, ÁP DỤNG MỨC THUẾ TRONG KHI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Điều 12. Nguyên tắc, mục đích, đối tượng, hình thức, mức độ kiểm tra
1. Nguyên tắc kiểm tra: Cơ quan hải quan, công chức hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra kê khai của người khai hải quan về tên hàng (mô tả đặc điểm, cấu tạo, tính chất, thành phần, hàm lượng, công dụng), mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Mục đích kiểm tra: Việc kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, mức thuế nhằm xác định sự phù hợp về nội dung giữa khai báo của người khai hải quan với các chứng từ trong hồ sơ hải quan và giữa thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai báo của người khai hải quan và các chứng từ trong hồ sơ hải quan, trên cơ sở đó xác định chính xác mã số, mức thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần phân loại, xác định mức thuế.
3. Hình thức, mức độ kiểm tra:
Hình thức, mức độ kiểm tra: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, 4, 6 Điều 3 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông tư số 79/2009/TT-BTC).
Điều 13. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
1. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nội dung khai báo và kiểm tra tính chính xác, sự trung thực về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khai báo trên tờ khai hải quan với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan. Cụ thể:
1.1. Tên hàng phải mô tả rõ ràng, đầy đủ thành phần, hàm lượng, tính chất, cấu tạo, đặc điểm và công dụng, đáp ứng được yêu cầu về phân loại và áp dụng mức thuế;
1.2. Mã số hàng hóa phải được ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo mức độ chi tiết hàng hóa của mặt hàng cần phân loại tại Biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
1.3. Mức thuế phải được ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo Biểu thuế áp dụng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai;
1.4. Kiểm tra tính chính xác, sự trung thực về tên hàng, mã số hàng hóa khai báo trên tờ khai hải quan với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như so sánh đối chiếu giữa tên hàng ghi trên hợp đồng, hóa đơn thương mại (invoice), phiếu đóng gói hàng hóa (packing list), vận đơn (bill of lading), catalogue, giới thiệu công dụng và hướng dẫn sử dụng của hàng hóa .v.v..
2. Xử lý kết quả kiểm tra:
2.1. Trường hợp người khai hải quan khai báo tên hàng, mã số, mức thuế không rõ ràng, không đầy đủ thì yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung;
2.2. Trường hợp người khai hải quan khai báo tên hàng, mã số, mức thuế rõ ràng, đầy đủ thì chuyển sang kiểm tra theo hướng dẫn tại Khoản 1.4 Điều này đồng thời đối chiếu với Cơ sở dữ liệu (khi đã có Cơ sở dữ liệu);
2.3. Trường hợp sau khi kiểm tra theo hướng dẫn tại Khoản 1.4 Điều này và đối chiếu với Cơ sở dữ liệu mà có cơ sở để xác định việc kê khai của người khai hải quan là chưa chính xác, chưa trung thực, có sự sai lệch về tên hàng, mã số hàng hóa khai báo trên tờ khai hải quan với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan thì thực hiện ấn định mã số hàng hóa, mức thuế, số tiền thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư số 79/2009/TT-BTC, xử phạt hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
2.4. Trường hợp sau khi kiểm tra theo hướng dẫn tại Khoản 1.4 Điều này và đối chiếu với Cơ sở dữ liệu mà có dấu hiệu nghi ngờ nhưng chưa có cơ sở để xác định việc kê khai của người khai hải quan là chưa chính xác, chưa trung thực do có sự sai lệch với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan nhưng hàng hóa chưa được kiểm tra thực tế thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn tại
2.5. Trường hợp sau khi kiểm tra theo hướng dẫn tại Khoản 1.4 Điều này và đối chiếu với Cơ sở dữ liệu mà xác định được việc kê khai của người khai hải quan không có sự sai lệch về tên hàng, mã số hàng hóa với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan thì chuyển sang thực hiện kiểm tra thuế theo hướng dẫn tại
Điều 14. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa (sau đây gọi là kiểm hóa) do công chức hải quan thực hiện trực tiếp (đối với những mặt hàng thực hiện mô tả được tên hàng, đặc tính kỹ thuật thông qua việc kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường) hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật (đối với những mặt hàng không thực hiện mô tả được tên hàng, đặc tính kỹ thuật thông qua việc kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường) nhằm xác định tên gọi, thành phần, hàm lượng, tính chất, cấu tạo, đặc điểm, công dụng (sau đây gọi chung là đặc tính) và mã số của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện:
2.1. Đối chiếu tên hàng (kiểm tra mô tả cấu tạo, đặc điểm, thành phần, hàm lượng, tính chất, công dụng…), mã số hàng hóa ghi trên Tờ khai hải quan và các chứng từ khác có liên quan với hàng hóa thực tế kiểm tra;
2.2. Mô tả tên hàng, đặc tính và mã số của hàng hóa được kiểm tra trên tờ khai hải quan (phần kết quả kiểm tra của kiểm hóa viên) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mô tả này.
Đối với hàng hóa không thể mô tả được tên hàng, đặc tính trực tiếp bằng mắt thường, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan cùng chủ hàng lấy mẫu hoặc yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu kỹ thuật (catalogue…) gửi Trung tâm Phân tích, phân loại hoặc Chi nhánh Trung tâm Phân tích, phân loại (sau đây gọi chung là Trung tâm Phân tích, phân loại) thuộc Tổng cục Hải quan (đối với các trường hợp Trung tâm Phân tích, phân loại có đủ điều kiện để phân tích, phân loại) hoặc thống nhất lựa chọn Công ty kinh doanh dịch vụ giám định hoạt động theo quy định của Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan giám định) thực hiện giám định (đối với các trường hợp Trung tâm Phân tích, phân loại chưa có đủ điều kiện để phân tích, phân loại hoặc không có tài liệu kỹ thuật) để thực hiện kiểm tra hàng hóa bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật và sử dụng kết quả phân tích phân loại, kết quả giám định của các cơ quan này để có kết luận kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
3.1. Trường hợp kết quả kiểm tra xác định không có sự sai lệch về tên hàng, mã số khai báo trên tờ khai hải quan và các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, thì chuyển sang thực hiện kiểm tra mức thuế theo hướng dẫn tại
3.2. Trường hợp kết quả kiểm tra xác định có sự sai lệch về tên hàng, mã số khai báo trên tờ khai hải quan và các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện ấn định mã số theo hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó xác định mức thuế và số tiền thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư số 79/2009/TT-BTC và xử phạt hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
3.3. Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan về tên hàng, mã số hàng hóa thì cùng cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là tổ chức kỹ thuật) hoặc cơ quan giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật có văn bản từ chối). Nếu người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được việc lựa chọn tổ chức kỹ thuật hoặc cơ quan giám định, thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật hoặc cơ quan giám định.
3.3.1. Kết luận của tổ chức kỹ thuật hoặc cơ quan giám định có giá trị để các bên thực hiện;
3.3.2. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. Tổ chức kỹ thuật hoặc cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra hàng hóa của mình;
3.3.3. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí hoặc có căn cứ để xác định kết quả kiểm tra hàng hóa của tổ chức kỹ thuật hoặc cơ quan giám định chưa đúng, chưa chính xác thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 9 Thông tư số 44/2001/TT-BKHCNMT ngày 25/7/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) hướng dẫn về hoạt động kiểm tra hàng hóa của các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.
Điều 15. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra mức thuế
1. Kiểm tra mức thuế được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra thuế theo hướng dẫn tại Khoản 2e Điều 14 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.
Khi kiểm tra mức thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thời điểm đăng ký tờ khai để xác định văn bản quy phạm pháp luật áp dụng, trên cơ sở đó thực hiện kiểm tra:
1.1. Mức thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu;
1.2. Mức thuế nhập khẩu (ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
2. Xử lý kết quả kiểm tra mức thuế:
2.1. Trường hợp có cơ sở để xác định việc kê khai của người khai hải quan là đúng thì thực hiện thông quan theo kê khai của người khai hải quan;
2.2. Trường hợp có cơ sở để xác định việc kê khai của người khai hải quan là không đúng thì thực hiện ấn định mức thuế và số tiền thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư số 79/2009/TT-BTC và xử phạt hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Thông tư 49/2010/TT-BTC hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 49/2010/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/04/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 232 đến số 233
- Ngày hiệu lực: 27/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế trong phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan trong phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Nguyên tắc phân loại hàng hóa
- Điều 6. Căn cứ phân loại hàng hóa
- Điều 7. Nguyên tắc, căn cứ, cách thức áp dụng mức thuế
- Điều 8. Trường hợp thực hiện phân loại trước
- Điều 9. Hồ sơ phân loại trước
- Điều 10. Thẩm quyền và thủ tục phân loại trước
- Điều 11. Thông báo, sử dụng kết quả phân loại trước
- Điều 12. Nguyên tắc, mục đích, đối tượng, hình thức, mức độ kiểm tra
- Điều 13. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
- Điều 14. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa
- Điều 15. Nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra mức thuế
- Điều 16. Nguyên tắc, đối tượng kiểm tra
- Điều 17. Nội dung, cách thức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 18. Đối tượng, phân tích, giám định và việc gửi yêu cầu phân tích, giám định để phân loại hàng hóa
- Điều 19. Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định
- Điều 20. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa phục vụ yêu cầu phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định
- Điều 21. Giao, nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định
- Điều 22. Hủy mẫu, trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định
- Điều 23. Thông báo kết quả phân tích, phân loại
- Điều 24. Sử dụng kết quả phân tích, phân loại
- Điều 25. Nội dung, nguồn của Cơ sở dữ liệu
- Điều 26. Cập nhật, thay đổi, sửa chữa nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu
- Điều 27. Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu