Hệ thống pháp luật

Điều 3 Thông tư 33/2012/TT-BGTVT quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường sắt quốc gia là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

2. Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận.

3. Đường sắt chuyên dùng là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của từng tổ chức, cá nhân.

4. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

5. Đường bộ là đường dùng cho người và các phương tiện giao thông đường bộ qua lại. Đường bộ bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, đường phục vụ triển khai dự án.

6. Đường sắt chính bao gồm:

a) Đối với đường sắt khổ 1000 mm là đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 (theo TCVN 8893:2011 cấp kỹ thuật đường sắt);

b) Đối với đường sắt khổ 1435 mm và đường sắt lồng (khổ 1435 mm và khổ 1000 mm) là đường sắt cấp 2, cấp 3 (theo TCVN 8893:2011 cấp kỹ thuật đường sắt).

Thông tư 33/2012/TT-BGTVT quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 33/2012/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/08/2012
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: 26/09/2012
  • Số công báo: Từ số 603 đến số 604
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH