Điều 35 Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 35. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh
1. Xử lý sai sót ở thời điểm trước khi truyền Lệnh thanh toán đi
a) Nếu Lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện khi người duyệt lệnh chưa ký chữ ký điện tử để chuyển đi thì người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc sửa lại cho đúng;
b) Nếu Lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện sau khi người duyệt lệnh đã ký chữ ký điện tử thì phải lập biên bản hủy Lệnh thanh toán sai, trong đó ghi rõ ký hiệu lệnh, giờ, ngày hủy Lệnh thanh toán và phải có đầy đủ chữ ký của người duyệt lệnh, người kiểm soát và người lập lệnh có liên quan đến Lệnh thanh toán sai. Biên bản được lưu vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó lập Lệnh thanh toán đúng chuyển đi.
2. Xử lý sai sót phát hiện sau khi đã truyền Lệnh thanh toán đi
Khi phát hiện các sai sót như sai số tiền (thừa hoặc thiếu), sai ngược vế, đơn vị khởi tạo lệnh phải tra soát vấn tin ngay cho đơn vị nhận lệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đơn vị khởi tạo lệnh phải lập biên bản xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm cá nhân rõ ràng và thực hiện xử lý:
a) Trường hợp sai thiếu:
Căn cứ biên bản để lập Lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi tiếp đi đơn vị nhận lệnh. Trong nội dung thanh toán phải ghi rõ “chuyển bổ sung theo Lệnh thanh toán Nợ (hoặc Có) số … ngày … tháng … năm …. Số tiền đã chuyển …” và sau đó hạch toán như hướng dẫn tại
b)Trường hợp sai thừa:
- Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa:
Căn cứ biên bản để lập Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có số tiền đã chuyển thừa, gửi ngay đơn vị nhận lệnh đồng thời lập Phiếu chuyển khoản, hạch toán:
Nợ tài khoản các khoản phải thu. (tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót) Có tài khoản thích hợp. | Số tiền đã chuyển thừa trên Lệnh thanh toán Có |
Ghi Nhập “Số theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có gửi đi”.
Khi nhận được Lệnh thanh toán Có của đơn vị nhận lệnh trả lại số tiền thừa nói trên, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán:
Ghi Xuất “Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có gửi đi” và hạch toán:
Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). Có tài khoản các khoản phải thu. (Tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót) | Số tiền đơn vị nhận lệnh đã thu hồi và chuyển trả |
Trường hợp đơn vị nhận lệnh từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đối với số tiền bị sai thừa trên, do không thu hồi được tiền từ khách hàng thì đơn vị khởi tạo lệnh phải lập Hội đồng xử lý theo quy định hiện hành để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót.
- Đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa:
Căn cứ biên bản, lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ, gửi ngay cho đơn vị nhận lệnh để hủy số tiền đã chuyển thừa trên Lệnh thanh toán Nợ, đồng thời hạch toán:
Nợ tài khoản thích hợp (một trong các tài khoản sau): Các tài khoản chờ thanh toán khác (nếu chưa trả cho khách hàng); Tiền gửi của khách hàng (nếu đã trả cho khách hàng); Các khoản phải thu (nếu đã trả tiền và tài khoản tiền gửi của khách hàng không còn đủ số dư). Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). | Số tiền đã chuyển thừa trên Lệnh thanh toán Nợ |
Trường hợp đã trả tiền cho khách hàng nhưng tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thực hiện Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền chuyển thừa thì đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu (tài khoản cá nhân gây ra sai sót) sau đó phải tìm mọi biện pháp để đòi lại tiền, nếu không đòi được phải quy trách nhiệm bồi hoàn theo chế độ quy định.
Khi nhận được thông báo số tiền do đơn vị nhận lệnh chuyển về thì xử lý và hạch toán:
Có tài khoản thích hợp (một trong các tài khoản sau): Các khoản chờ thanh toán khác (nếu chưa trả cho khách hàng). Tiền gửi của khách hàng (nếu đã trả cho khách hàng). Các khoản phải thu (nếu đã trả tiền và tài khoản tiền gửi của khách hàng không còn đủ số dư). Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). | Số tiền đã chuyển thừa trên Lệnh thanh toán Nợ |
c) Trường hợp sai ngược vế:
Đơn vị khởi tạo lệnh phải lập biên bản, đồng thời lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ (đối với Lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế) hoặc yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Có (đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ Lệnh thanh toán bị sai ngược vế sau đó lập Lệnh thanh toán đúng gửi đơn vị nhận lệnh.
- Xử lý Lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế:
Đáng lẽ chuyển Có và hạch toán:
Nợ tài khoản thích hợp;
Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính).
Nhưng đã chuyển Nợ và hạch toán:
Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính);
Có tài khoản thích hợp
Nay phải điều chỉnh bằng cách: lập Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ gửi đơn vị nhận lệnh và hạch toán:
Nợ tài khoản thích hợp Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính). | Toàn bộ số tiền chuyển sai |
Sau đó lập Lệnh thanh toán Có đúng gửi đi.
- Xử lý Lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế:
Đáng lẽ chuyển Nợ và hạch toán:
Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính);
Có tài khoản thích hợp.
Nhưng đã chuyển Có và hạch toán:
Nợ tài khoản thích hợp;
Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính).
Nay phải sửa lại là: Lập Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị nhận lệnh và lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:
Nợ tài khoản các khoản phải thu. (Tiểu khoản cá nhân gây ra sai sót) Có tài khoản thích hợp. | Toàn bộ số tiền đã chuyển sai |
Sau đó lập Lệnh thanh toán Nợ đúng gửi đi;
Khi nhận được Lệnh thanh toán Có của đơn vị nhận lệnh chuyển trả lại số tiền chuyển sai, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu để tất toán số tiền chuyển sai.
Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 23/2010/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/11/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 704 đến số 705
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH
- Điều 4. Chứng từ sử dụng trong TTLNH
- Điều 5. Các tài khoản được sử dụng trong Hệ thống TTLNH
- Điều 6. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH
- Điều 7. Quy định về thanh toán giá trị cao và thanh toán giá trị thấp
- Điều 8. Chi phí xây dựng, duy trì, phát triển Hệ thống TTLNH và thu phí trong TTLNH
- Điều 9. Kiểm tra Hệ thống TTLNH
- Điều 10. Kiểm tra tính hợp lệ Lệnh thanh toán
- Điều 11. Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH
- Điều 12. Ghi nhật ký các giao dịch
- Điều 13. Cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH
- Điều 14. Vấn tin và đối chiếu
- Điều 15. Gia hạn thêm thời gian vận hành
- Điều 16. Chuyển file và tin điện
- Điều 17. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia
- Điều 18. Hoạt động của Trung tâm Xử lý khu vực
- Điều 19. Hoạt động của hệ thống dự phòng
- Điều 20. Thủ tục tạo lập Lệnh thanh toán
- Điều 21. Hạch toán tại đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán giá trị cao hoặc giá trị thấp đã được chấp thuận (bao gồm cả xử lý kết quả thanh toán bù trừ trên các địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực)
- Điều 22. Hạch toán Lệnh thanh toán tại đơn vị nhận lệnh
- Điều 23. Hạch toán và xử lý các Lệnh thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 24. Thực hiện TTLNH tại Trung tâm Xử lý khu vực
- Điều 25. Hạn mức nợ ròng
- Điều 26. Giấy tờ có giá được sử dụng ký quỹ
- Điều 27. Xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp
- Điều 28. Thực hiện quyết toán bù trừ
- Điều 29. Giám sát tình trạng quyết toán bù trừ
- Điều 30. Xử lý hàng đợi và giải toả
- Điều 31. Xử lý trong trường hợp thiếu vốn thanh toán
- Điều 32. Trách nhiệm chia sẻ thiếu vốn trong quyết toán bù trừ
- Điều 33. Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH
- Điều 34. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
- Điều 35. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh
- Điều 36. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh
- Điều 37. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
- Điều 38. Tra soát và trả lời tra soát
- Điều 39. Xử lý lỗi kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH
- Điều 40. Báo cáo ngày tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 41. Lập và xử lý báo cáo tại đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH
- Điều 42. Báo cáo tháng
- Điều 43. Điều kiện thành viên
- Điều 44. Điều kiện đơn vị thành viên
- Điều 45. Thủ tục tham gia và rút khỏi Hệ thống TTLNH
- Điều 46. Hội sở chính của các thành viên
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên, đơn vị thành viên
- Điều 48. Ban điều hành Hệ thống TTLNH
- Điều 49. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 50. Vụ Tài chính – Kế toán
- Điều 51. Vụ Thanh toán
- Điều 52. Cục Công nghệ tin học
- Điều 53. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
- Điều 54. Giải quyết tranh chấp phát sinh do sự cố của Hệ thống TTLNH
- Điều 55. Thủ tục và thời gian xử lý khiếu nại, tranh chấp
- Điều 56. Các hành vi vi phạm
- Điều 57. Xử lý vi phạm
- Điều 58. Hiệu lực thi hành
- Điều 59. Tổ chức thực hiện