Hệ thống pháp luật

Điều 22 Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Điều 22. Hạch toán Lệnh thanh toán tại đơn vị nhận lệnh

1. Tại Hội sở chính của thành viên:

a) Hạch toán Lệnh thanh toán:

- Đối với Lệnh thanh toán Có (giá trị cao hoặc khẩn)

Trường hợp cá nhân và đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại Hội sở chính thì hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;

Có tài khoản nội bộ thích hợp.

Trường hợp cá nhân hoặc đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại chi nhánh trực thuộc trong hệ thống, thì hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;

Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết đối với từng đơn vị chi nhánh, Hội sở).

- Đối với các Lệnh thanh toán Nợ

Trường hợp cá nhân và đơn vị phải trả tiền mở tài khoản tại Hội sở chính thì hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi nội bộ thích hợp;

Có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp cá nhân hoặc đơn vị phải trả tiền mở tài khoản tại chi nhánh trực thuộc trong hệ thống, thì hạch toán:

Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết đối với từng đơn vị chi nhánh, Hội sở);

Có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

b) Hạch toán các Lệnh thanh toán tham gia thanh toán bù trừ và xử lý kết quả thanh toán bù trừ khi Hội sở chính với tư cách là một thành viên tham gia trực tiếp do Sở Giao dịch là đơn vị chủ trì, thì xử lý và hạch toán như sau:

- Khi gửi các lệnh đi tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn, cũng như khi nhận được các Lệnh thanh toán do các thành viên khác gửi đến, thì xử lý và hạch toán tương tự như hướng dẫn tại Điểm a và b Khoản 2 Điều 21 Thông tư này.

- Khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ do Sở Giao dịch chuyển về thì xử lý như sau:

Nếu kết quả được thu về (phải thu) thì hạch toán:

Nợ tài khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nước;

Có tài khoản thanh toán bù trừ.

Nếu kết quả phải trả thì hạch toán:

Nợ tài khoản thanh toán bù trừ;

Có tài khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nước.

c) Khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ từ các Trung tâm Xử lý khu vực, thì hạch toán:

- Trên cơ sở Bảng kê thanh toán do Sở Giao dịch gửi đến, căn cứ vào tổng số chênh lệch phải thu hoặc phải trả, hạch toán tương ứng giữa tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và tài khoản thanh toán bù trừ.

Căn cứ vào kết quả chi tiết trên Bảng kê thanh toán do Sở Giao dịch gửi đến, hạch toán chi tiết giữa tài khoản thanh toán bù trừ và tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết đối với từng đơn vị chi nhánh, Hội sở).

2. Tại các đơn vị thành viên (các chi nhánh):

a) Hạch toán đối với các Lệnh thanh toán

Đối với Lệnh thanh toán Có:

Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với Hội sở chính);

Có tài khoản thích hợp.

Đối với Lệnh thanh toán Nợ:

Nợ tài khoản thích hợp;

Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác (tài khoản chi tiết thanh toán với Hội sở chính).

b) Trường hợp khi nhận được các Lệnh thanh toán thông qua thanh toán bù trừ trên địa bàn và kết quả thanh toán bù trừ sau mỗi lần xử lý kết quả thanh toán bù trừ, thì xử lý và hạch toán như Điểm b và c Khoản 2 Điều 21 Thông tư này;

c) Xử lý Lệnh thanh toán Nợ có uỷ quyền nhưng khách hàng không đủ khả năng thanh toán:

- Đơn vị nhận lệnh phải thông báo ngay cho khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh thanh toán Nợ trong phạm vi thời hạn chấp nhận được quy định (tối đa là 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được Lệnh thanh toán Nợ);

- Trong phạm vi thời hạn chấp nhận được quy định, nếu khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh thanh toán Nợ thì đơn vị nhận lệnh hạch toán:

Nợ tài khoản khách hàng;

Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác.

- Hết thời hạn chấp nhận được quy định, nếu khách hàng không nộp đủ tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh thanh toán Nợ đến thì đơn vị nhận lệnh lập Lệnh thanh toán Nợ đi chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh, nêu rõ nội dung từ chối và hạch toán Lệnh thanh toán đến:

Nợ tài khoản phải thu;

Có tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác;

Lập Lệnh thanh toán Nợ đi gửi đơn vị khởi tạo lệnh theo nội dung đã từ chối:

Nợ tài khoản thu hộ, chi hộ hoặc tài khoản thanh toán nội bộ thích hợp khác;

Có tài khoản phải thu.

Đơn vị nhận lệnh phải mở sổ theo dõi các Lệnh thanh toán Nợ đến không thanh toán được để có số liệu phục vụ báo cáo tình hình thanh toán điện tử theo quy định.

Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 23/2010/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 09/11/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 704 đến số 705
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH