Điều 3 Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH
1. Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp và Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán.
2. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn.
3. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện thanh toán các khoản thanh toán giá trị thấp.
4. Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao và xử lý kết quả thanh toán giá trị thấp.
5. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Cục Công nghệ tin học để thực hiện các chức năng của Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp, Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán, và kiểm tra hệ thống.
6. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) để thực hiện chức năng dự phòng thảm họa cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
7. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng khu vực (viết tắt là Trung tâm Xử lý khu vực - RPC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là Sở Giao dịch) để thực hiện một số chức năng của Hệ thống TTLNH đối với các thành viên, đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt RPC và các tỉnh, thành phố khác có kết nối vào RPC.
Thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 23/2010/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/11/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Toàn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 704 đến số 705
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH
- Điều 4. Chứng từ sử dụng trong TTLNH
- Điều 5. Các tài khoản được sử dụng trong Hệ thống TTLNH
- Điều 6. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH
- Điều 7. Quy định về thanh toán giá trị cao và thanh toán giá trị thấp
- Điều 8. Chi phí xây dựng, duy trì, phát triển Hệ thống TTLNH và thu phí trong TTLNH
- Điều 9. Kiểm tra Hệ thống TTLNH
- Điều 10. Kiểm tra tính hợp lệ Lệnh thanh toán
- Điều 11. Thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH
- Điều 12. Ghi nhật ký các giao dịch
- Điều 13. Cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH
- Điều 14. Vấn tin và đối chiếu
- Điều 15. Gia hạn thêm thời gian vận hành
- Điều 16. Chuyển file và tin điện
- Điều 17. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia
- Điều 18. Hoạt động của Trung tâm Xử lý khu vực
- Điều 19. Hoạt động của hệ thống dự phòng
- Điều 20. Thủ tục tạo lập Lệnh thanh toán
- Điều 21. Hạch toán tại đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán giá trị cao hoặc giá trị thấp đã được chấp thuận (bao gồm cả xử lý kết quả thanh toán bù trừ trên các địa bàn tỉnh, thành phố, khu vực)
- Điều 22. Hạch toán Lệnh thanh toán tại đơn vị nhận lệnh
- Điều 23. Hạch toán và xử lý các Lệnh thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 24. Thực hiện TTLNH tại Trung tâm Xử lý khu vực
- Điều 25. Hạn mức nợ ròng
- Điều 26. Giấy tờ có giá được sử dụng ký quỹ
- Điều 27. Xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp
- Điều 28. Thực hiện quyết toán bù trừ
- Điều 29. Giám sát tình trạng quyết toán bù trừ
- Điều 30. Xử lý hàng đợi và giải toả
- Điều 31. Xử lý trong trường hợp thiếu vốn thanh toán
- Điều 32. Trách nhiệm chia sẻ thiếu vốn trong quyết toán bù trừ
- Điều 33. Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH
- Điều 34. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
- Điều 35. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh
- Điều 36. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh
- Điều 37. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
- Điều 38. Tra soát và trả lời tra soát
- Điều 39. Xử lý lỗi kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH
- Điều 40. Báo cáo ngày tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 41. Lập và xử lý báo cáo tại đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH
- Điều 42. Báo cáo tháng
- Điều 43. Điều kiện thành viên
- Điều 44. Điều kiện đơn vị thành viên
- Điều 45. Thủ tục tham gia và rút khỏi Hệ thống TTLNH
- Điều 46. Hội sở chính của các thành viên
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên, đơn vị thành viên
- Điều 48. Ban điều hành Hệ thống TTLNH
- Điều 49. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Điều 50. Vụ Tài chính – Kế toán
- Điều 51. Vụ Thanh toán
- Điều 52. Cục Công nghệ tin học
- Điều 53. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
- Điều 54. Giải quyết tranh chấp phát sinh do sự cố của Hệ thống TTLNH
- Điều 55. Thủ tục và thời gian xử lý khiếu nại, tranh chấp
- Điều 56. Các hành vi vi phạm
- Điều 57. Xử lý vi phạm
- Điều 58. Hiệu lực thi hành
- Điều 59. Tổ chức thực hiện