Mục 3 Chương 2 Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
MỤC 3. THU THẬP, BỔ SUNG VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU
Điều 12. Thu thập, bổ sung tài liệu
Hàng năm, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận, cá nhân chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần giao nộp; tổ chức thực hiện thu hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cấp xã.
Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo các bộ phận, cá nhân nộp hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cấp xã.
Điều 13. Các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung
1. Các nguồn nộp lưu
a) Các cơ quan cấp trên;
b) Lãnh đạo HĐND và UBND cấp xã: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;
c) Các bộ phận, cán bộ, công chức phụ trách các lĩnh vực chuyên môn;
d) Các tổ chức đoàn thể cấp xã.
2. Thành phần tài liệu cần thu vào Lưu trữ cấp xã
a) Khối tài liệu của HĐND cấp xã
- Hồ sơ, tài liệu về bầu cử HĐND;
- Hồ sơ, tài liệu các kỳ họp thường kỳ và bất thường;
- Hồ sơ, tài liệu về hoạt động giám sát của HĐND và đại biểu HĐND;
- Tài liệu về công tác tiếp dân;
- Tài liệu khác.
b) Khối tài liệu của UBND cấp xã
- Tài liệu tổng hợp gồm tài liệu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo;
- Tài liệu văn phòng - thống kê;
- Tài liệu công an;
- Tài liệu quân sự;
- Tài liệu tư pháp - hộ tịch;
- Tài liệu địa chính - xây dựng;
- Tài liệu tài chính - kế toán;
- Tài liệu văn hóa - xã hội;
- Tài liệu khác.
c) Hồ sơ, tài liệu của các tổ chức đoàn thể cấp xã.
Điều 14. Bảo quản tài liệu lưu trữ
1. Tài liệu lưu trữ của cấp xã phải được bảo vệ, bảo quản an toàn trong kho lưu trữ.
2. Kho bảo quản tài liệu lưu trữ phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu và thông tin tài liệu lưu trữ.
a) Phòng, kho bảo quản tài liệu lưu trữ phải được bố trí độc lập trong trụ sở UBND cấp xã với diện tích tối thiểu 20m2;
b) Vị trí phòng kho bảo quản tránh nơi ẩm thấp hoặc chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời;
c) Phòng kho bảo quản phải đảm bảo chắc chắn, không bị đột nhập; không bị ảnh hưởng mưa bão, ngập lụt; không bị các loại côn trùng phá hoại;
d) Phòng kho bảo quản phải đảm bảo sạch sẽ và có trang bị quạt thông gió;
đ) Kho phải có đủ giá (kệ), bìa, hộp, cặp bảo quản tài liệu;
e) Trang bị đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
3. Phải thực hiện chế độ vệ sinh kho; thực hiện và duy trì các biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại tài liệu.
Điều 15. Quản lý tài liệu khi chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
1. Khi chia, tách đơn vị hành chính cấp xã thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, xã mới nào tiếp nhận trụ sở cũ thì xã đó tiếp tục quản lý hồ sơ, tài liệu hiện có của xã bị chia tách.
2. Khi điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã từ huyện này sang huyện khác quản lý.
a) Nếu xã được điều chỉnh từ huyện này sang huyện khác quản lý nhưng vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính xã cũ thì việc quản lý tài liệu của xã không thay đổi;
b) Khi điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số từ xã này sang xã khác quản lý thì toàn bộ hồ sơ, tài liệu về phần diện tích và dân số được điều chỉnh tính đến thời điểm được điều chỉnh vẫn do xã cũ tiếp tục quản lý.
3. Khi sáp nhập (hoặc hợp nhất) một số xã để thành xã mới
Hồ sơ, tài liệu hiện có của các xã cũ được đưa về bảo quản tập trung tại xã mới.
Điều 16. Chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê
1. Hàng năm, Lưu trữ cấp xã phải thực hiện thống kê định kỳ về tài liệu lưu trữ, phương tiện bảo quản tài liệu và công tác khai thác tài liệu lưu trữ.
2. Số liệu thống kê lưu trữ định kỳ hàng năm được tính từ 0 giờ ngày 01 tháng 01 đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 (theo mẫu biểu tại Quyết định số 13/2005/QĐ-BNV ngày 06/01/2005 của Bộ Nội vụ).
3. Báo cáo thống kê của UBND cấp xã phải gửi về Phòng Nội vụ cấp huyện theo quy định.
4. Chế độ kiểm kê định kỳ
Lưu trữ cấp xã phải tổ chức kiểm kê tài liệu theo định kỳ mỗi năm một lần vào ngày 31/12 hàng năm.
Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 14/2011/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thái Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 613 đến số 614
- Ngày hiệu lực: 23/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 4. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 5. Nhiệm vụ của công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã
- Điều 6. Quản lý văn bản đến
- Điều 7. Quản lý văn bản đi
- Điều 8. Quản lý văn bản mật
- Điều 9. Chế độ lưu văn bản
- Điều 10. Lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
- Điều 11. Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ UBND cấp xã.
- Điều 12. Thu thập, bổ sung tài liệu
- Điều 13. Các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung
- Điều 14. Bảo quản tài liệu lưu trữ
- Điều 15. Quản lý tài liệu khi chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 16. Chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê