Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3324/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Căn cứ các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 8264/TB-BNN-VP ngày 30/11/2020 về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 3819/BNN-TCLN ngày 21/6/2021 về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 68/SNN&PTNT-KL ngày 01/3/2021 và số 483/BC-SNN&PTNT ngày 20/8/2021; của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu tại Tờ trình số 328/TTr-BTXL ngày 31/7/2021 (kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 9101/STNMT-QLĐĐ ngày 29/12/2020; Sở Tài chính tại Văn bản số 7008/STC-TCDN ngày 31/12/2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 7961/SKHĐT-KTNN ngày 30/12/2020; Sở Công thương tại Văn bản số 3418/SCT- MĐT ngày 28/12/2020; UBND huyện Quan Hóa tại Văn bản số 1804/UBND- NN&PTNT ngày 28/12/2020; UBND huyện Mường Lát tại Văn bản số 2069/UBND-NN ngày 28/12/2020 và hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2021-2030, với các nội dung chính như sau:

1. Tên chủ rừng: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

2. Địa chỉ: Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng và vùng đất ngập nước Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Mã, sông Luồng và điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, cung cấp nước sạch cho vùng hạ lưu; gắn với thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về môi trường

- Bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, ngăn chặn 06 mối nguy cơ đe dọa đến tài nguyên rừng, phục hồi sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, các chương trình nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ đe dọa cao.

- Phát triển rừng (trồng mới, nuôi dưỡng, làm giàu diện tích rừng nghèo và nghèo kiệt...) nhằm phát huy tối đa chức năng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, bảo vệ, điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hạn chế tối đa xói mòn, rửa trôi đất, thiên tai, lũ lụt, hạn hán và cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất gắn với bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ.

b) Mục tiêu về xã hội

- Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền các địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.

- Hàng năm thu hút trên 1.000 lao động tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc rừng trồng, làm giàu rừng, trồng dược liệu dưới tán rừng, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

c) Mục tiêu về kinh tế

- Tạo thêm nguồn thu hợp pháp để hỗ trợ, tổ chức các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng củng cố cơ sở hạ tầng, liên doanh liên kết khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên để phát triển các loại hình du lịch, phát triển các mô hình sinh kế gắn với bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Triển khai, thực hiện hiệu quả, tạo đột phá trong phát triển du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 6, Điều 14 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

4. Nội dung và các hoạt động chính

4.1. Kế hoạch sử dụng đất

Sử dụng hiệu quả 26.258,29 ha đất được giao theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Đến năm 2030, phương án sử dụng đất theo hướng:

- Tiếp tục duy trì, ổn định diện tích đất rừng đặc dụng: 24.200,87 ha

- Đất rừng sản xuất: Giảm 2.206,93 ha từ 4.178,96 ha xuống còn 1.972,03 ha.

- Đất phi nông nghiệp khác: Giảm 11,2 ha từ 96,59 ha xuống còn 85,39 ha.

Nguyên nhân giảm: Bàn giao về cho địa phương quản lý 2.218,13ha, trong đó: 726,14 ha đất giao trùng lấn và 1.491,99 ha đất giao cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lấy đất canh tác, ổn định dân cư.

(Chi tiết có Phụ biểu số I, II kèm theo)

4.2. Xác định khu vực loại trừ và khu vực sản xuất, kinh doanh rừng

Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản): Diện tích 8.074,0 ha thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng trên địa bàn hành chính 5 xã, 10 tiểu khu (xã Hiền Chung gồm: TK 97, TK 98; xã Nam Tiến: TK 102; xã Phú Sơn: TK 82,TK 94; xã Trung Thành: TK 56, TK 72; xã Trung Lý: TK49, TK71, TK76b).

4.3. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư

- Khoán công việc, dịch vụ: Khoán bảo vệ 25.964,83 ha (rừng sản xuất 1.926,01 ha, rừng đặc dụng 24.038,82 ha) cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

(Chi tiết có Phụ biểu số III kèm theo)

4.4. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

4.4.1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Bảo vệ rừng

Tập trung thực hiện các hoạt động để bảo vệ an toàn 27.653,69 ha rừng và đất rừng, được chia ra:

- Rừng đặc dụng 24.200,87 ha (rừng tự nhiên 23.921,45 ha; rừng trồng 111,62 ha; đất trống và đất chưa thành rừng 167,80 ha)

- Rừng sản xuất 1.972,03 ha (rừng tự nhiên 1.926,01 ha; rừng trồng 17,03 ha; đất trống và đất chưa thành rừng 28,99 ha)

- Đối với diện tích rừng dự kiến bàn giao về cho địa phương: Tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ đến khi cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định.

b) Kế hoạch xây dựng Phương án bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng

Rà soát khu vực trọng điểm cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phương án PCCCR theo quy định tại Chương IV, Nghị định 156/NĐ-CP của Chính phủ, trọng tâm là: Công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện diễn tập PCCCR, quản lý nương rẫy, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy, xây dựng các công trình phục vụ công tác BVR và PCCCR 25 bảng tuyên truyền, 200 biển báo cấm lửa, 10 đập nước, 100 km đường băng trắng, đường ranh cản lửa; mua sắm 10 xe gắn máy, 40 loa cầm tay, 16 ống nhòm, 24 GPS Data Logger, 20 bộ võng, bạt, mùng; 10 máy thổi gió, 10 máy cắt thực bì và các thiết bị cần thiết khác phục vụ công tác PCCCR.

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, chủ động thực hiện công tác dự tính, dự báo và phòng trừ sinh vật gây hại rừng gắn liền với công tác tuần tra, bảo vệ rừng do lực lượng Kiểm lâm theo kế hoạch; thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh gây hại khi dịch bệnh xảy ra, sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục, có nguy cơ tuyệt chủng cao; trọng tâm là các nhiệm vụ: Điều tra đánh giá, bảo tồn khu hệ động vật thuộc Bộ Linh trưởng, Bộ Móng guốc, Ếch nhái, Gặm nhấm...; và khu hệ thực vật với các loài thuộc ngành Thông, các loài lan, các hệ sinh thái đặc thù, điển hình vùng núi đất thấp

4.4.2. Kế hoạch phát triển rừng

a) Kế hoạch phát triển rừng đặc dụng

- Làm giàu rừng:

Quy mô: 200 ha; tại khoảnh 1, 2, 3, Tiểu khu 97.

Đối tượng, nội dung biện pháp theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Trồng rừng mới, chăm sóc rừng:

Quy mô: 50 ha tại các Tiểu khu: 113; 123; 82; 40, 49, 24

Đối tượng, nội dung biện pháp thực hiện theo quy định Điều 9, Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

(Chi tiết có Phụ biểu số IV kèm theo)

- Xây dựng rừng giống cây gỗ lớn, cây đặc sản:

Diện tích 05 ha; tại Tiểu khu 98, xã Hiền Chung.

Đối tượng, nội dung biện pháp thực hiện theo Nghị định số 27/2021/NĐ- CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và các quy định hiện hành.

b) Kế hoạch sản xuất cây giống lâm nghiệp:

Đầu tư, nâng cấp các hạng mục Vườn ươm tại khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân (mua sắm trang thiết bị, làm giàn che, cải tạo hệ thống đường nước tưới, mở rộng diện tích), đảm bảo khả năng sản xuất cây mô, hom chất lượng cao cung cấp cho trồng rừng, trồng cây phân tán tại chỗ và các huyện lân cận.

4.4.3. Kế hoạch khai thác lâm sản.

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất là rừng tự nhiên

- Hạn chế tối đa khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017, của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 và UBND tỉnh tại Kế hoạch hành động số 47/KH-UBND, ngày 24/3/2017.

- Tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc khai thác lâm sản (Giang, Nứa, Vầu...) thực hiện theo Điều 58, Luật Lâm nghiệp năm 2017; Điều 28, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và các quy định hiện hành; địa điểm tại các xã Nam Tiến, Phú Xuân và Trung Sơn, huyện Quan Hoá và xã Trung Lý, huyện Mường Lát thuộc các tiểu khu: 24, 55, 66, 92, 102, 112a, 113, 119, 121, 123, 130, 132, 142, 147b.

b) Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng sản xuất

Khai thác rừng trồng sản xuất theo Điều 59, Luật Lâm nghiệp năm 2017; Điều 29, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ; địa điểm khoảnh 5, TK 142, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hoá, diện tích 6,0 ha.

4.4.4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

a) Danh mục các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:

Chủ động liên hệ, phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, điều tra chuyên sâu hệ động thực vật hiện có trong diện tích của Ban; mỗi năm có 1-3 chương trình sáng kiến hoặc đề tài khoa học được cấp có thẩm quyền công nhận và áp dụng vào các hoạt động QLRBV, bảo tồn đa dạng sinh học.

(Chi tiết có Phụ biểu số V kèm theo)

b) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ… phù hợp với vị trí việc làm, số lượng người làm việc và nhu cầu phát triển của đơn vị, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

(Chi tiết có Phụ biểu số VI kèm theo)

4.4.5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Dự kiến các điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao gồm:

- Trung tâm Thông tin du lịch: Đặt tại 2 điểm đầu tuyến đường 15A - Bến thuyền xã Phú Thanh và hang Ma, huyện Quan Hóa.

- Trung tâm du khách: Đặt tại bản Chiềng, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa với quy mô 05 ha.

- Du lịch cộng đồng: Gồm 7 bản (làng) còn giữ nguyên bản sắc văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc; có cảnh quan kỳ thú, thuộc các tuyến du lịch: Bản Chiềng, bản Trung Tâm (xã Trung Thành), bản En (xã Phú Thanh), bản Suối Tôn (xã Phú Sơn), bản Bút (xã Nam Xuân), bản Yên (xã Hiền Chung), bản Cốc (xã Nam Tiến) huyện Quan Hoá.

- Điểm du lịch thăm quan di tích, danh lam thắng cảnh: Đền Ông, đền Bà, di tích tướng Khằm Ban, hang Ma, hang Dồi-Lớt, hang Co Luồng, hang Co Phường, thác nước bản Yên, thác nước bản En, hồ Pha Đay (xã Nam Xuân), bản Chiềng (xã Trung Sơn) huyện Quan Hoá.

- Tuyến du lịch thăm quan di tích kết hợp nghỉ dưỡng cao cấp: Từ thị trấn Hồi Xuân - đền Ông - đền Bà - di tích tướng Khằm Ban - hang Ma -mó Tôm - bãi đá Phú Nghiêm - tỉnh lộ 520 - bản Bút - hồ Pha Đay - đồi Pù Cọ.

- Tuyến du lịch tham quan di tích và tìm hiểu hệ sinh thái rừng: Từ thị trấn Hồi Xuân - đền Ông - đền Bà - di tích tướng Khằm Ban - hang Ma - mó Tôm - bãi đá Phú Nghiêm - bản Yên - thác bản Yên - động Xuân Thủy, huyện Quan Sơn.

- Tuyến du lịch leo núi, khám phá hang động: Từ hang Co Phày - hang Co Luồng - hang Ma - hang Dồi-Lớt - bản Yên - thác bản Yên - đỉnh Pù Hu - bản Trung Tâm - bến thuyền Phú Thanh.

- Tuyến du lịch văn hóa, thăm quan mô hình hệ sinh thái làng bản: Từ hang Co Luồng - bản Khoa - bản Suối Tôn - bản Cốc - bản Bút - hồ Pha Đay.

- Tuyến du lịch sông nước: Từ Trung tâm thông tin du khách Phú Thanh - bản En - bản Chiềng - hồ thủy điện Trung Sơn - bản người Mông di cư từ Sơn La đến xã Trung Lý gắn với địa danh Đoàn quân Tây Tiến.

b) Dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí:

- Xây dựng trung tâm du khách; trung tâm thông tin du lịch phục vụ giới thiệu, quảng bá tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên du lịch phục vụ du khách và học tập, nghiên cứu.

- Xây dựng các tuyến đường bậc đá leo núi, đường mòn diễn giải môi trường: Chiều dài các tuyến đường mòn diễn giải 28 km, đường mòn (bê tông hoặc đá hộc) được gắn kết bằng xi măng với kích thước rộng khoảng 1-1,2 m, đảm bảo theo đúng quy định về xây dựng hạ tầng trong các khu rừng đặc dụng.

- Xây dựng đường bậc đá leo núi, hang đá, thác nước với tổng chiều dài 10km tại các khu vực như khu vực thác bản Yên, Khu vực hang Dùn bản En, Phú Thanh, thác Sơn Dương, khu vực Cha Lát, xã Phú Sơn.

- Xây dựng bến thuyền du lịch tại bản En, xã Phú Thanh và bản Chiềng xã Trung Sơn; xây dựng 10 điểm dừng chân trong rừng bảo tồn phục vụ dừng chân, nghỉ ngơi và khám phá thiên nhiên trong rừng.

- Xây dựng đường cấp VI từ bản Chiềng, xã Trung Sơn đi vào trung tâm du khách với chiều dài 4km.

- Hỗ trợ khôi phục văn hóa dân gian, ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch.

- Xây dựng sa bàn giới thiệu các điểm du lịch.

- Đầu tư xây dựng Du lịch cộng đồng gắn với thiên nhiên theo hướng bền vững tại 03 bản của huyện Quan Hóa, nơi đây còn giữ nguyên các bản sắc văn hóa dân tộc bản địa vùng Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa như; bản En (xã Phú Thanh), bản Chiềng (xã Trung Sơn) và bản Yên (xã Hiền Chung), huyện Quan Hoá.

- Xây dựng hệ thống bảng tin (10 bảng, kích thước 5m x 7m) đặt tại các điểm thị trấn Quan Hóa, Mường Lát, các ngã ba và trung tâm một số xã vùng đệm; tổ chức tối thiểu 05 đợt quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch khu bảo tồn trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, in ấn, cấp phát tờ rơi, tờ gấp, các ấn phẩm….

- Mua sắm thiết bị phục vụ du lịch

- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác

- Nâng cấp trang Web của khu bảo tồn nhằm cung cấp các thông tin về khu bảo tồn, quảng bá các sản phẩm, tiềm năng du lịch hiện có.

c) Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: Chi tiết có Phụ biểu số VII kèm theo.

4.4.6. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

a) Quy hoạch hệ thống giao thông

- Đường ô tô: Tuyến đường vào Vườn Thực vật ở bản Yên (TK 98), xã Hiền Chung; tuyến đường từ Trạm Kiểm lâm Trung Sơn đi suối Lượng (TK 24) (Đường vào trung tâm Du khách).

- Bến thuyền du lịch: Đặt tại Trung tâm thông tin du lịch (bản En, xã Phú Thanh) và tại bản Chiềng (xã Trung Sơn).

- Xây dựng hệ thống đường tuần tra, kiểm tra rừng kết hợp diễn giải môi trường rừng.

b) Xây dựng Trạm Kiểm lâm: Giai đoạn 2021-2030, dự kiến thành lập mới trạm Kiểm lâm Hiền Chung và xây dựng 02 trạm Kiểm lâm (Nam Tiến, Hiền Chung) để đảm bảo điều kiện ăn ở, làm việc của cán bộ Kiểm lâm theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

c) Xây dựng các công trình khác và mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý

- Xây dựng 01 nhà công vụ, 01 nhà tập luyện đa dạng và PCCCR.

- Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý.

- Xây dựng hệ thống đường nội bộ và hàng rào thép gai vườn thực vật; xây dựng 01 khu nhà trương bày tiêu bản động, thực vật.

- Sửa chữa, cải tạo Văn phòng Ban quản lý và Văn phòng Hạt Kiểm lâm; xây dựng bờ kè taluy chống sạt lở đất khu vực văn phòng Ban quản lý và các trạm Kiểm lâm (Tà Cóm, Pá Quăn và Trung Thành); sửa chữa, cải tạo nhà bảo vệ vườn thực vật.

(Chi tiết có Phụ biểu số VIII kèm theo)

4.4.7. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

- Tổ chức lập kế hoạch phát triển 54 thôn bản vùng đệm; xây dựng các mô hình trình diễn phát triển kinh tế xã hội, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và khai hoang lúa nước. Hỗ trợ vật liệu, trang thiết bị, cây giống, con giống và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho cộng đồng các bản vùng đệm gắn với chính sách phát triển rừng đặc dụng đến năm 2030.

- Phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm, các hộ gia đình, cộng đồng được hưởng lợi và các cơ quan có liên quan xây dựng, trình duyệt các chương trình, dự án, đề án để tổ chức thực hiện.

(Chi tiết có Phụ biểu số IV, X kèm theo)

4.4.8. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

Thực hiện rà soát, xác định đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối. Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

- Dịch vụ lưu trữ các - bon rừng: Triển khai các nội dung thực hiện Đề án giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng.

- Cung ứng nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản: Hằng năm xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch môi trường rừng, gửi Quỹ bảo vệ, phát triển rừng tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4.4.9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức các đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống trong vùng đệm khu bảo tồn; cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trên địa bàn huyện; khách thăm quan du lịch; học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn các xã vùng đệm; tổ chức rà soát, sửa đổi, giám sát thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn (bản); tổ chức diễn tập chữa cháy rừng và duy trì hoạt động của 10 câu lạc bộ bảo tồn tại 10 xã vùng đệm.

4.4.10. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng

- Hàng năm thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kịp thời cập nhật chính xác đầy đủ thông tin về số lượng, chất lượng, diễn biến tài nguyên rừng trên diện tích được giao.

- Thực hiện giám sát đa dạng sinh học theo đình kỳ hoặc đột xuất, trọng tâm là giám sát các giống, loài bản địa, điển hình của Khu bảo tồn, kịp thời bổ sung khi phát hiện các loài động vật, thực rừng mới trong diện tích đơn vị quản lý.

- Điều tra, kiểm kê rừng: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

V. Kinh phí thực hiện phương án:

- Kính phí thực hiện phương án được xác định chủ yếu từ nguồn vốn đơn vị huy động theo hình thức đầu tư và xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và vốn tự có của đơn vị để hỗ trợ bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thực hiện Chương trình, nhiệm vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí trong rừng đặc dụng khu bảo tồn

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm phương tiện thiết bị...lồng ghép từ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng; nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững và các chương trình dự án khác.

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: Hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động; hỗ trợ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng, các chương trình đào tạo ngắn hạn, các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế và dịch vụ cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

 (Chi tiết theo Phụ biểu số XI kèm theo)

VI. Giải pháp thực hiện phương án

6.1. Giải pháp công tác quản lý, nguồn nhân lực

- Tiếp tục kiện toàn mô hình quản lý, xây dựng cơ chế vận hành phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban lãnh đạo, Lãnh đạo Hạt và các phòng, trung tâm để đảm bảo thực hiện đồng bộ các hoạt động của Phương án bảo tồn và phát triển bền vững, giai đoạn 2021-2030.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; cử công chức, viên chức, người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu… nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học chuyên sâu.

- Có cơ chế phù hợp để tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, con em đồng bào tại địa phương; mời các chuyên gia kỹ thuật, quản lý tập huấn theo hình thức tại chỗ, cầm tay chỉ việc, nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng, bảo tồn thiên nhiên

6.2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017, của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 và UBND tỉnh tại Kế hoạch hành động số 47/KH-UBND, ngày 24/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp; nhất là các hành vi lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật trái phép và các hình thức xâm hại đến rừng.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã, Ban quản lý các thôn, bản vùng đệm trong chỉ đạo, thực hiện các mô hình phát triển sinh kế, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy các giá trị sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân.

6.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo giống, trồng rừng, chăm sóc, khai thác...Tiếp cận, nghiên cứu các thành tựu của các Viện khoa học trong nước và quốc tế trong quản lý, sản xuất và ứng dụng vào thực tiễn.

- Sử dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn, nhất là áp dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại vào công tác điều tra, kiểm tra rừng và nghiên cứu khoa học;

- Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, rừng luồng suy thoái bằng các cây bản địa, giống mới.

- Áp dụng việc theo dõi các hoạt động vào rừng bảo tồn của cộng đồng và cán bộ Kiểm lâm thông qua hệ thống camera tự động, đặt tại các điểm ra vào rừng bảo tồn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi vào rừng trái phép.

- Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của Khu bảo tồn nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.

6.4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư

- Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề lâm nghiệp.

- Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng để liên danh, liên kết, kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp có năng lực tài chính, nguồn nhân lực để cùng tham gia, phối hợp thực hiện hiệu quả phương án.

6.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tranh thủ việc hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đối với các hoạt động giảm thiểu tác động của Thủy điện Trung Sơn đến Khu bảo tồn; tiếp tục tăng cường hợp tác với Tổ chức GIZ (Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức) trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển cộng đồng;

- Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống sa mạc hoá (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)... để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực và tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)…

 (Nội dung chi tiết theo hồ sơ phương án đã được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được phê duyệt.

2. UBND huyện Quan Hóa, UBND huyện Mường Lát chỉ đạo UBND các xã trong vùng thực hiện phương án triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành cấp tỉnh để chỉ đạo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

3. Các Sở, ban, ngành có liên quan:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai, rộng rãi nội dung của phương án trên các phương tiện truyền thông để các xã, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của phương án được phê duyệt; hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Các Sở, ngành, đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thực hiện hiệu quả phương án theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, Mường Lát; Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3, QĐ (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/cáo);
- Các đơn vị liên quan;
- Lưu: VT, NN.
(MC68.8.21)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

PHỤ BIỂU SỐ I:

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Ha

TT

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng tổng diện tích đất của chủ rừng năm 2019

Giai đoạn 2021- 2030

Ghi chú (Tăng “ ”, giảm “-”)

 

Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý

 

28.476,42

26.258,29

- 2.218,13

1

Đất nông nghiệp

NNP

28.379,83

26.172,90

- 2.206,93

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

 

 

 

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

28.379,83

26.172,90

- 2.206,93

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

4.178,96

1.972,03

- 2.206,93

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

 

 

 

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

24.200,87

24.200,87

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

96,59

85,39

- 11,20

2.1

Đất ở

OCT

 

 

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

7,78

7,78

 

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

7,78

7,78

 

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

 

 

 

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

88,81

77,61

- 11,20

 

PHỤ BIỂU SỐ II:

QUY HOẠCH CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tiểu khu

Khoảnh

Diện tích (ha)

Ghi chú

Tổng cộng

 

24.286,26

 

I. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

8.071,40

 

1

40

5, 7

177,75

 

2

49

4

621,00

 

3

56

1-5

1.296,13

 

4

71

1-4

1.071,45

 

5

72

1-3

847,25

 

6

83

2-4, 4a

839,20

 

7

94

1-4, 1a, 2a, 3a

1.017,28

 

8

97

1, 2

249,78

 

9

98

1-7

879,56

 

10

102

1, 4

447,40

 

11

76B

2-4

624,60

 

II. Phân khu phục hồi sinh thái

 

16.029,47

 

1

16

3a, 4a

250,60

 

2

23

1, 2

178,12

 

3

24

4-6

524,50

 

4

26

1b, 4

97,01

 

5

28

2, 3

144,68

 

6

29

1c, 2a, 6a, 7a, 8a

545,41

 

7

40

5, 7

300,14

 

8

42

3, 4, 6

703,40

 

9

43

4, 2a, 7a

358,58

 

10

49

2, 4

92,82

 

11

51

1-4

570,95

 

12

70

4-7

844,43

 

13

71

1, 4

84,93

 

14

72

3, 4

345,93

 

15

73

5, 6

81,33

 

16

82

1, 4, 5-8

576,39

 

17

83

1

199,66

 

18

92

2-5

795,69

 

19

93

2-4

935,29

 

20

95

1, 3

310,24

 

21

97

1-5

573,76

 

22

98

7, 8

191,50

 

23

102

1-3, 5

767,48

 

24

111

1, 2, 4, 5

624,84

 

25

112

1, 2, 1a, 3a

433,84

 

26

113

1-5

840,47

 

27

119

1-3

238,43

 

28

120

1-5

1.081,03

 

29

121

1, 2, 4

446,72

 

30

123

1-3, 1a, 2a

703,86

 

31

124

5, 6

130,01

 

32

130

1-8

625,01

 

33

132

1-3

310,39

 

34

142

1-3

214,86

 

35

146

1-4

226,94

 

36

112A

2, 4, 5

286,87

 

37

76B

1, 5

393,36

 

III. Phân khu dịch vụ hành chính

 

185,39

 

1) Đất có rừng

 

100,00

 

1

98

3-5

100,00

Vườn thực vật

2) Đất trụ sở, văn phòng

Thị trấn Hồi Xuân và các xã vùng đệm

7,78

Văn phòng Ban và các Trạm Kiểm lâm

3) Đất khác quy hoạch xây dựng CSHT

77,61

 

1

24

4

51,71

Xây dựng cơ sở hạ tầng

2

98

5

25,90

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

PHỤ BIỂU SỐ III:

KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ RỪNG THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

1. Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng sản xuất

TT

Năm

Địa danh/Tiểu khu

Diện tích bảo vệ (ha)

Biện pháp kỹ thuật

Đối tượng giao khoán

1

2021

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

1.926,01

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

2

2022

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

1.926,01

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

3

2023

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

1.926,01

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

4

2024

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

1.926,01

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

5

2025

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

1.926,01

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

6

2026 - 2030

113, 132, 124, 66, 70, 92, 54, 55, 93 và 95

9.630,05

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

Tổng

19.260,10

 

 

2. Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng đặc dụng

TT

Năm

Địa danh/Tiểu khu

Diện tích bảo vệ (ha)

Biện pháp kỹ thuật

Đối tượng giao khoán

1

2021

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

24.038,82

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

2

2022

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

24.038,82

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

3

2023

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

24.038,82

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

4

2024

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

24.038,82

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

5

2025

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

24.038,82

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

6

2026 - 2030

76b, 56, 71, 93, 70, 92, 24, 26, 40, 49, 72, 73, 130, 119, 97, 98, 112, 113, 112a, 111, 102, 120, 121, 123, 124, 432, 146, 82, 83, 94, 51, 29, 95, 142, 16, 42, 43, 23, 28

120.194,1

Bảo vệ rừng

Cộng đồng, hộ gia đình

Tổng

240.388,2

 

 

 

PHỤ BIỂU SỐ IV:

KẾ HOẠCH TRỒNG, CHĂM SÓC RỪNG ĐẶC DỤNG THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Thời gian

Địa danh (K-TK)

Trồng rừng (ha)

Chăm sóc năm 1 (ha)

Chăm sóc năm 2 (ha)

Chăm sóc năm 3 (ha)

Biện pháp kỹ thuật

1

2022

K5-TK 113; K1,2 - TK 123; K5-TK82; K4-TK49; K4,5-TK24; K5,7-TK40; K2,4-TK49

50

 

 

 

Trồng rừng theo biện pháp kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2

2023

K5-TK 113; K1,2 - TK 123; K5-TK82; K4-TK49; K4,5-TK24; K5,7-TK40; K2,4-TK49

 

50

 

 

3

2024

K5-TK 113; K1,2 - TK 123; K5-TK82; K4-TK49; K4,5-TK24; K5,7-TK40; K2,4-TK49

 

 

50

 

4

2025

K5-TK 113; K1,2 - TK 123; K5-TK82; K4-TK49; K4,5-TK24; K5,7-TK40; K2,4-TK49

 

 

 

50

Tổng cộng

50

50

50

50

 

 

PHỤ BIỂU SỐ V:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, GIẢNG DẠY, THỰC TẬP THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu/hoạt động/nhiệm vụ

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

2026- 2030

1

Xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp trong Khu bảo tồn

 

x

x

x

 

 

 

2

Lập 39 ô tiêu chuẩn định vị, tổ chức theo dõi diễn biến, đánh giá diễn thế rừng tại 39 tiểu khu

x

x

x

x

 

 

 

3

Xây dựng một số mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ gắn bảo tồn với phát triển kinh tế cộng đồng

 

x

x

 

x

x

 

4

Điều tra và bảo tồn hệ động vật có xương sống tại Khu bảo tồn Pù Hu

 

 

x

x

x

 

 

5

Điều tra và bảo tồn hệ động vật không xương sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

x

x

 

6

Giám sát, bảo tồn một số loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

x

x

x

 

7

Điều tra và bảo tồn hệ động vật thủy sinh tại Khu bảo tồn Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

8

Nghiên cứu, sưu tầm, gây trồng, phát triển một số loài Lan tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

x

x

 

9

Điều tra đánh giá hiện trạng, bảo tồn loài Mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

x

x

x

 

 

 

10

Bảo tồn các loài Cầy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

x

x

x

 

11

Nghiên cứu gây trồng trong nhân dân cây Giổi ăn Hạt

 

 

 

 

 

x

 

12

Điều tra đánh giá hiện trạng, bảo tồn và phát triển cây Vù hương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

13

Điều tra hiện trạng, đề xuất bảo tồn các loài chim quý, hiếm, nguy cấp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

x

x

x

 

 

 

 

14

Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài Gấu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

x

x

x

 

 

15

Điều tra bảo tồn loài Sơn Dương

 

 

 

x

x

x

 

16

Điều tra bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc dưới tán rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

x

x

x

 

 

 

17

Điều tra, bổ sung danh lục động thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

18

Điều tra, bảo tồn các loài Bò sát, Ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

19

Giám sát, bảo tồn loài Vooc Xám tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

20

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài các loài Song, Mây quý, hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

 

 

 

 

x

 

21

Phối hợp với các cơ quan đơn vị nghiên cứu khoa học, thực tập và giảng dạy

x

 

x

 

x

x

 

 

PHỤ BIỂU SỐ VI:

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu/hoạt động

Đơn vị tính

Tổng số

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

2026- 2030

1

Đào tạo nguồn cán bộ chuyên sâu về động, thực vật

Người

5

1

 

1

1

 

2

 

2

Đào tạo cán bộ nghiên cứu sau đại học trong nước và ngoài nước

Lượt người

3

 

 

1

 

1

1

 

3

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện thể chất cho lực lượng Kiểm lâm

Đợt

20

 

 

 

5

5

10

 

4

Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân địa phương về các hoạt động liên quan đến khu bảo tồn

Người

200

20

20

20

20

20

100

 

5

Đào tạo ngắn hạn về tin học và ngoại ngữ cho cán bộ

Người

15

 

5

 

 

5

5

 

6

Đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nguồn cán bộ quản lý

Lượt người

60

5

5

5

5

5

35

 

 

PHỤ BIỂU SỐ VII:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu/hoạt động

Kế hoạch thực hiện

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

2026- 2030

1

Xây dựng

 

x

x

x

x

x

 

1.1

Xây dựng Trung tâm du khách

 

 

x

x

x

x

 

1.2

Xây dựng trung tâm thông tin du lịch

 

 

 

x

x

x

 

-

Nhà trưng bày, giới thiệu thông tin

 

 

 

x

x

 

 

-

Hệ thống thông tin trưng bày, giới thiệu

 

 

 

 

x

x

 

1,3

Đường bậc đá leo núi, đường mòn diễn giải

 

x

x

 

 

 

 

-

Đường lên các hang đá, thác nước

 

x

x

 

 

 

 

-

Xây dựng đường mòn diễn giải, kết hợp tuần tra rừng

 

x

x

 

 

 

 

1,4

Xây dựng bến thuyền du lịch tại bản En và bản Chiềng

 

 

 

 

x

x

 

1,5

Các điểm dừng chân trong rừng

 

 

 

x

x

x

 

1,6

Đường vào trung tâm du khách tại bản Chiềng (Đường cấp VI)

 

 

 

x

x

 

 

1,7

Hỗ trợ khôi phục văn hóa dân gian, ngành nghề truyền thống

 

x

x

x

 

 

 

1,8

Đắp sa bàn diễn giải, giới thiệu các điểm du lịch

 

 

 

 

x

 

 

1,9

Khu xử lý nước cấp

 

 

 

 

x

 

 

2

Trang thiết bị

 

 

x

x

 

 

 

-

Thiết bị phục vụ quản lý du lịch

 

 

x

 

 

 

 

-

Mua xuồng du lịch

 

 

 

x

 

 

 

3

Quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch của khu bảo tồn trên các phương tiện thông tin đại chúng (Truyền hình, tờ rơi, tờ gấp, các ấn phẩm)

x

x

 

x

 

x

 

4

Nâng cấp trang Web cung cấp các thông tin về khu bảo tồn, nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch tại khu bảo tồn

 

x

 

 

 

 

 

5

Xây dựng và thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với thiên nhiên theo hướng bền vững tại bản vùng đệm

 

 

 

x

x

x

 

6

Xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hu

 

x

 

 

 

 

 

 

PHỤ BIỂU SỐ VIII:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HẠ TẦNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Nội dung đầu tư

ĐVT

Tổng cộng

Kế hoạch thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

2026- 2030

1

Hệ thống đường giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ bản Yên đi vườn thực vật

Km

6

 

 

 

 

 

6

-

Đường tuần tra, bảo vệ rừng

Km

100

 

20

20

20

10

30

2

Xây dựng Trạm Kiểm lâm

Trạm

2

 

 

1

 

 

1

3

Xây dựng nhà công vụ

Nhà

1

 

 

 

 

1

 

4

Xây dựng nhà luyện tập đa năng phục vụ công tác PCCC

Nhà

1

 

 

 

 

 

1

5

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hệ thống đường nội bộ, hàng rào thép gai vườn thực vật.

CT

1

 

 

 

1

 

 

7

Xây dựng chòi canh lửa

Cái

2

 

 

1

 

 

1

8

Xây dựng biển báo cấp cháy rừng

Biển

10

 

 

 

10

 

 

9

Bảo tàng động thực vật

Nhà

1

 

 

 

 

 

1

10

Sửa chữa, cải tạo văn phòng Ban quản lý và Văn phòng Hạt Kiểm lâm

CT

1

 

 

 

 

 

1

11

Xây dựng bờ taluy chống sạt lở đất khu vực văn phòng

CT

1

 

1

 

 

 

 

12

Xây dựng bờ taluy chống sạt lở đất khu vực các trạm Kiểm lâm

CT

1

 

 

 

 

1

13

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt tại Văn phòng Ban quản lý

CT

1

 

 

 

 

 

1

14

Sửa chữa, cải tạo Nhà bảo vệ vườn thực vật ở bản Yên, Hiền Chung

Nhà

1

 

 

 

1

 

 

 

PHỤ BIỂU SỐ IX:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ DỊCH VỤ CHO CỘNG ĐỒNG THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu/hoạt động

Kế hoạch thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

2026- 2030

1

Lập kế hoạch phát triển thôn bản

x

 

 

 

 

x

2

Xây dựng các mô hình trình diễn

x

x

x

x

x

x

-

Xây dựng mô hình trồng rau sạch tại 20 thôn bản vùng đệm

 

x

 

x

 

x

-

Xây dựng mô hình nuôi cá

x

 

x

 

x

x

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi Dê, Bò sinh sản.

x

x

x

x

x

 

-

Xây dựng mô hình nuôi Ong mật quy mô hộ gia đình tại các bản vùng đệm khu bảo tồn

 

 

 

 

 

x

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng

x

x

 

 

 

 

3

Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu và khai hoang lúa nước

x

x

x

x

x

x

-

Xây dựng đập thủy lợi nhỏ

 

 

 

x

x

x

-

Nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ tại 15 thôn bản vùng đệm

x

 

x

 

 

x

-

Xây dựng công trình đường nước phục vụ khai hoang lúa nước tại các bản vùng đệm khu bảo tồn

 

x

 

x

 

 

4

Xây dựng hệ thống bếp lò cải tiến tiết kiệm củi, thân thiện với môi trường tại các bản vùng đệm

x

x

x

x

 

 

5

Xây dựng mô hình nuôi Gà dưới tán rừng tại các bản vùng đệm

 

x

 

 

 

x

6

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi một số loài động vật có giá trị kinh tế: Dúi mốc, Dúi má đào tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

 

x

x

 

 

 

7

Hỗ trợ kinh tế cho các thôn vùng đệm theo chính sách phát triển rừng đặc dụng

x

x

x

x

x

x

 

PHỤ BIỂU SỐ X:

DANH SÁCH CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN, BẢN VÙNG ĐỆM THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Xã/bản

Khu vực vùng đệm

Ghi chú

Vùng đệm ngoài

Vùng đệm trong

I

Xã Trung Lý

15 bản

 

 

1

Co Cài

x

 

 

2

Lìn

x

 

 

3

Pa Púa

x

 

 

4

Suối Hộc

x

 

 

5

Xa Lao

x

 

 

6

Nà Ón

x

 

 

7

Ma Hắc

x

 

 

8

Tung

x

 

 

9

Táo

x

 

 

10

Khằm 2

x

 

 

11

Khằm 1

x

 

 

12

Pá Quăn

x

 

 

13

Tà Cóm

x

 

 

14

Cánh Cộng

x

 

 

15

Ca Giáng

x

 

 

II

Xã Trung Sơn

01 bản

 

 

16

Chiềng

x

 

 

III

Xã Trung Thành

08 bản

 

 

17

Phai

x

 

 

18

Chiềng

x

 

 

19

x

 

 

20

Sậy

x

 

 

21

Tang

x

 

 

22

Buốc Hiềng

x

 

 

23

Tiến Thắng

x

 

 

24

Tân Lập

x

 

 

IV

Xã Phú Thanh

02 bản

 

 

25

En

x

 

 

26

Páng

x

 

 

V

Xã Phú Sơn

05 bản

 

 

27

Ôn

x

 

 

28

Chiềng

x

 

 

29

Tai Giác

x

 

 

30

Khoa

x

 

 

31

Suối Tôn

x

 

 

VI

Xã Phú Xuân

04 bản

 

 

32

Vui

x

 

 

33

Giá

x

 

 

34

x

 

 

35

Phé

x

 

 

VII

Xã Nam Tiến

08 bản

 

 

36

Lếp

x

 

 

37

Cua

x

 

 

38

Cụm

x

 

 

39

Cốc 3

x

 

 

40

Ngà

x

 

 

41

Phố Mới

x

 

 

42

Khang

x

 

 

43

Cốc

x

 

 

VIII

Xã Thiên Phủ

02 bản

 

 

44

Sài

x

 

 

45

Sắng

x

 

 

IX

Xã Hiền Chung

05 bản

 

 

46

Trại

x

 

 

47

x

 

 

48

Hán

x

 

 

49

Pheo

x

 

 

50

Yên

x

 

 

X

Xã Hiền Kiệt

04 bản

 

 

51

Chiềng Căm

x

 

 

52

Poọng 1

x

 

 

53

Poọng 2

x

 

 

54

San

x

 

 

 

Tổng cộng

54 bản

 

 

 

PHỤ BIỂU SỐ XI:

TỔNG HỢP DANH MỤC VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THUỘC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
 (Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu/hoạt động

Tổng cộng

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng

Ngân sách nhà nước

DV MTR

Vốn hợp tác quốc tế

Vốn hợp pháp khác

Tổng

Ngân sách nhà nước

DV MTR

Vốn hợp tác quốc tế

Vốn hợp pháp khác

Cộng NSNN

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

Cộng NSNN

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

I

Nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

83.385

42.688

39.988

10.307

29.681

 

 

2.700

40.696

37.996

8.315

29.681

 

 

2.700

1

Nâng cao năng lực thực hiện pháp luật cho lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã vùng đệm và lực lượng tổ đội QLBVR của thôn bản vùng đệm

2.600

1.300

1.300

1.300

 

 

 

 

1.300

1.300

1.300

 

 

 

 

-

Tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn, KLV phụ trách tiểu khu về thực thi pháp luật QLBVR; công tác kiểm tra xử lý vi phạm

400

200

200

200

 

 

 

 

200

200

200

 

 

 

 

-

Huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng tổ đội QLBVR;

700

350

350

350

 

 

 

 

350

350

350

 

 

 

 

-

Khảo sát vùng trọng điểm cháy; xây dựng kế hoạch PCCCR, quản lý nương rẫy và tổ chức thực hiện;

1.000

500

500

500

 

 

 

 

500

500

500

 

 

 

 

-

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý súng săn và cưa xăng

500

250

250

250

 

 

 

 

250

250

250

 

 

 

 

2

Mua sắm các dụng cụ thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

1.292

712

712

712

 

 

 

 

580

580

580

 

 

 

 

3

Xây dựng các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR

5.660

3.080

3.080

1.830

1.250

 

 

 

2.580

2.580

1.330

1.250

 

 

 

-

Bảng tuyên truyền;

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Biển báo cấm lửa,

160

80

80

80

 

 

 

 

80

80

80

 

 

 

 

-

Xây dựng đập nước các công trình PCCCR

2.500

1.250

1.250

1.250

 

 

 

 

1.250

1.250

1.250

 

 

 

 

-

Đường băng xanh, băng trắng PCCCR

2.500

1.250

1.250

 

1.250

 

 

 

1.250

1.250

 

1.250

 

 

 

4

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và ký cam kết

8.610

4.185

4.185

4.185

 

 

 

 

4.425

4.425

4.425

 

 

 

 

-

Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ thuật bảo vệ rừng

5.400

2.700

2.700

2.700

 

 

 

 

2.700

2.700

2.700

 

 

 

 

-

Xây dựng các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ rừng, PCCCR và công tác bảo tồn thiên nhiên

20

10

10

10

 

 

 

 

10

10

10

 

 

 

 

-

Cam kết về bảo vệ rừng, PCCCR đến các hộ gia đình (42 thôn/năm x10 năm)

840

300

300

300

 

 

 

 

540

540

540

 

 

 

 

-

Rà soát, bổ sung quy ước bảo vệ và phát triển rừng.

1.350

675

675

675

 

 

 

 

675

675

675

 

 

 

 

-

Diễn tập chữa cháy rừng cấp xã

600

300

300

300

 

 

 

 

300

300

300

 

 

 

 

-

Diễn tập chữa cháy rừng cấp thôn

400

200

200

200

 

 

 

 

200

200

200

 

 

 

 

5

Theo dõi diễn biến rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng

1.300

650

650

650

 

 

 

 

650

650

650

 

 

 

 

-

Theo dõi diễn biến rừng, đa dạng sinh học

1.000

500

500

500

 

 

 

 

500

500

500

 

 

 

 

-

Điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng

300

150

150

150

 

 

 

 

150

150

150

 

 

 

 

6

Hoàn thiện hồ sơ ranh giới và đóng mốc, bảng; đo đạc, lập, điều chỉnh hồ sơ địa chính Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

1.600

1.600

1.600

1.600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Khoán bảo vệ rừng đặc dụng

52.645,02

26.323

26.322,51

 

26.322,51

 

 

 

26.323

26.323

 

26.322,51

 

 

 

-

Khoán bảo vệ rừng đặc dụng (24.038,82 ha x 10 năm )

48.077,64

24.039

24.039

 

24.038,82

 

 

 

24.039

24.039

 

24.038,82

 

 

 

-

Lập hồ sơ giao khoán (24,038,82 x 1 lần)

1.201,94

601

601

 

600,97

 

 

 

601

601

 

600,97

 

 

 

-

Chi phí quản lý (7% vốn lâm sinh)

3.365,43

1.683

1.683

 

1.682,72

 

 

 

1.683

1.683

 

1.682,72

 

 

 

8

Khoán bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên

4.217,96

2.109

2.109

 

2.108,98

 

 

 

2.109

2.109

 

2.108,98

 

 

 

-

Khoán bảo vệ rừng sản xuất (1.926,01 ha x 10 năm)

3.852,02

1.926

1.926

 

1.926,01

 

 

 

1.926

1.926

 

1.926,01

 

 

 

-

Lập hồ sơ giao khoán (1.926,01x 1 lần)

96,30

48

48

 

48,15

 

 

 

48

48

 

48,15

 

 

 

-

Chi phí quản lý (7% vốn lâm sinh)

269,64

135

135

 

134,82

 

 

 

135

135

 

134,82

 

 

 

9

Hợp đồng lao động bảo vệ rừng (10 người x 12 tháng x 10 năm)

5.400

2.700

 

 

 

 

 

2.700

2.700

 

 

 

 

 

2.700

10

Hội nghị xây dựng và đánh giá quy chế phối hợp với các Hạt Kiểm lâm giáp ranh

60

30

30

30

 

 

 

 

30

30

30

 

 

 

 

II

Nhiệm vụ phát triển rừng, phục hồi sinh thái

6.050

4.676

2.726

300

2.426

 

 

1.950

1.374

1.374

 

1.374

 

 

 

1

Làm giàu rừng

3.600

2.426

2.426

 

2.426

 

 

 

1.174

1.174

 

1.174

 

 

 

2

Xây dựng 05 ha rừng giống cây gỗ lớn, cây đặc sản

200

 

 

 

 

 

 

 

200

200

 

200

 

 

 

3

Trồng mới rừng đặc dụng

1.250

1.250

 

 

 

 

 

1.250

 

 

 

 

 

 

 

4

Cải tạo, nâng cấp vườn ươm tại Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân đủ khả năng để sản xuất cây giống chất lượng cao phục vụ cho việc trồng rừng.

1.000

1.000

300

300

 

 

 

700

 

 

 

 

 

 

 

III

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập

55.110

30.210

26.460

26.460

 

 

3.000

750

24.900

24.400

24.400

 

 

 

500

1

Xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp trong khu bảo tồn

3.000

3.000

 

 

 

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lập 39 ô tiêu chuẩn định vị, tổ chức theo dõi diễn biến, đánh giá diễn thế rừng tại 39 tiểu khu

1.560

1.560

1.560

1.560

 

 

 

 

0

0

 

 

 

 

 

3

Xây dựng một số mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ gắn bảo tồn với phát triển kinh tế cộng đồng

3.000

2.100

2.100

2.100

 

 

 

 

900

900

900

 

 

 

 

4

Điều tra và bảo tồn hệ động vật có xương sống tại khu bảo tồn

3.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Điều tra và bảo tồn hệ động vật không xương sống tại khu bảo tồn

3.000

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

6

Giám sát, bảo tồn một số loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.000

1.600

1.600

1.600

 

 

 

 

1.400

1.400

1.400

 

 

 

 

7

Điều tra và bảo tồn hệ động vật thủy sinh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

 

 

 

 

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

8

Nghiên cứu, sưu tầm, gây trồng, phát triển một số loài Lan tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.000

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

9

Điều tra đánh giá hiện trạng, bảo tồn loài Mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bảo tồn các loài Cầy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

500

500

500

 

 

 

 

11

Nghiên cứu gây trồng trong nhân dân cây Giổi ăn hạt

1.500

 

 

 

 

 

 

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

12

Điều tra đánh giá hiện trạng, bảo tồn và phát triển cây Vù hương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

 

 

 

 

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

13

Điều tra hiện trạng, đề xuất bảo tồn các loài chim quý, hiếm, nguy cấp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài Gấu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.500

3.500

3.500

3.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Điều tra bảo tồn loài Sơn Dương tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

1.700

1.700

1.700

 

 

 

 

800

800

800

 

 

 

 

16

Điều tra bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc dưới tán rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Điều tra, bổ sung danh lục động thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

3.000

 

 

 

 

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

18

Điều tra, bảo tồn các loài Bò sát, Ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

 

 

 

 

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

19

Giám sát, bảo tồn loài Vooc Xám tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.800

 

 

 

 

 

 

 

2.800

2.800

2.800

 

 

 

 

20

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài các loài Song, Mây quý, hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

 

 

 

 

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

21

Phối hợp với các cơ quan đơn vị nghiên cứu khoa học, thực tập và giảng dạy

1.250

750

 

 

 

 

 

750

500

 

 

 

 

 

500

IV

Chương trình, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

69.323

26.078

25.533

11.733

13.800

545

 

 

43.245

43.245

14.735

28.510

 

 

 

1

Hệ thống đường giao thông

33.000

10.500

10.500

 

10.500

 

 

 

22.500

22.500

 

22.500

 

 

 

-

Đường từ bản Yên đi Vườn thực vật

18.000

0

 

 

 

 

 

 

18.000

18.000

 

18.000

 

 

 

-

Đường tuần tra, bảo vệ rừng

15.000

10.500

10.500

 

10.500

 

 

 

4.500

4.500

 

4.500

 

 

 

2

Xây dựng Trạm Kiểm lâm

7.000

3.500

3.500

3.500

 

 

 

 

3.500

3.500

3.500

 

 

 

 

3

Xây dựng nhà công vụ

2.500

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

0

0

 

 

 

 

 

4

Xây dựng nhà luyện tập đa năng, PCCC

3.000

 

 

 

 

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

5

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý (chủng loại và kinh phí theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt)

2.373

1.928

1.383

583

800

545

 

 

445

445

235

210

 

 

 

6

Hệ thống đường nội bộ, hàng rào thép gai vườn thực vật

1.200

1.200

1.200

 

1.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng chòi canh lửa

1.600

800

800

 

800

 

 

 

800

800

 

800

 

 

 

8

Xây dựng biển báo cấp cháy rừng

150

150

150

150

 

 

 

 

0

0

 

 

 

 

 

9

Bảo tàng động thực vật

4.000

 

 

 

 

 

 

 

4.000

4.000

 

4.000

 

 

 

10

Sửa chữa, cải tạo văn phòng Ban quản lý và Văn phòng Hạt Kiểm lâm

5.000

 

 

 

 

 

 

 

5.000

5.000

5.000

 

 

 

 

11

Xây dựng bờ taluy chống sạt lở đất khu vực văn phòng

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xây dựng bờ taluy chống sạt lở đất khu vực các trạm Kiểm lâm

6.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

13

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt tại Văn phòng Ban quản lý

1.000

 

 

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

1.000

 

 

 

14

Sửa chữa, cải tạo Nhà bảo vệ vườn thực vật ở bản Yên, Hiền Chung

500

500

500

 

500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Chương trình, nhiệm vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí

61.872

55.052

22.902

6.902

16.000

350

 

31.800

6.820

1.820

220

1.600

 

 

5.000

1

Chi xây dựng

46.922

41.422

18.522

4.922

13.600

 

 

22.900

5.500

500

100

400

 

 

5.000

1.1

Xây dựng trung tâm du khách

10.822

10.722

2.522

2.522

 

 

 

8.200

100

100

100

 

 

 

 

1.2

Xây dựng trung tâm thông tin du lịch

8.000

5.500

3.000

 

3.000

 

 

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

-

Nhà trưng bày, giới thiệu thông tin

3.000

3.000

3.000

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hệ thống thông tin trưng bày, giới thiệu

5.000

2.500

 

 

 

 

 

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

1.3

Đường bậc đá leo núi, đường mòn diễn giải

7.200

7.200

 

 

 

 

 

7.200

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường lên các hang đá, thác nước

3.000

3.000

 

 

 

 

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng đường mòn diễn giải, kết hợp tuần tra rừng

4.200

4.200

 

 

 

 

 

4.200

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Xây dựng bến thuyền du lịch tại bản En và bản Chiềng

5.000

2.500

 

 

 

 

 

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

1.5

Các điểm dừng chân trong rừng

1.000

600

600

 

600

 

 

 

400

400

 

400

 

 

 

1.6

Đường vào trung tâm du khách tại bản Chiềng (Đường cấp VI)

10.000

10.000

10.000

 

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Hỗ trợ khôi phục văn hóa dân gian, ngành nghề truyền thống

1.500

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Đắp sa bàn diễn giải, giới thiệu các điểm du lịch

900

900

900

900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.9

Khu xử lý nước cấp

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

 

 

 

 

 

 

 

2

Trang thiết bị

8.900

8.900

 

 

 

 

 

8.900

 

 

 

 

 

 

 

-

Thiết bị phục vụ quản lý du lịch

4.100

4.100

 

 

 

 

 

4.100

 

 

 

 

 

 

 

-

Mua xuồng du lịch

4.800

4.800

 

 

 

 

 

4.800

 

 

 

 

 

 

 

3

Quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch của khu bảo tồn trên các phương tiện thông tin đại chúng (Truyền hình, tờ rơi, tờ gấp, các ấn phẩm)

300

180

180

180

 

 

 

 

120

120

120

 

 

 

 

4

Nâng cấp trang Web cung cấp các thông tin về khu bảo tồn, nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch tại khu bảo tồn

350

350

 

 

 

350

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xây dựng và thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với thiên nhiên theo hướng bền vững tại bản vùng đệm

3.600

2.400

2.400

 

2.400

 

 

 

1.200

1.200

 

1.200

 

 

 

6

Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng

1.800

1.800

1.800

1.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sinh kế và dịch vụ cho cộng đồng

39.274

24.330

21.025

5.225

15.800

 

2.400

905

14.944

14.655

855

13.800

 

 

289

1

Lập kế hoạch phát triển thôn bản (54 thôn)

324

180

0

 

 

 

 

180

144

 

 

 

 

 

144

2

Xây dựng các mô hình trình diễn

3.850

3.150

2.675

2.675

 

 

 

475

700

605

605

 

 

 

95

-

Xây dựng mô hình trồng rau sạch tại 20 thôn bản vùng đệm

400

200

175

175

 

 

 

25

200

175

175

 

 

 

25

-

Xây dựng mô hình nuôi cá

1.200

900

750

750

 

 

 

150

300

250

250

 

 

 

50

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi Dê, Bò sinh sản.

1.750

1.750

1.500

1.500

 

 

 

250

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng mô hình nuôi Ong mật quy mô hộ gia đình tại các bản vùng đệm Khu bảo tồn

200

 

 

 

 

 

 

 

200

180

180

 

 

 

20

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng

300

300

250

250

 

 

 

50

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu và khai hoang lúa nước

8.000

5.000

5.000

 

5.000

 

 

 

3.000

3.000

 

3.000

 

 

 

-

Xây dựng đập thủy lợi nhỏ

4.000

2.000

2.000

 

2.000

 

 

 

2.000

2.000

 

2.000

 

 

 

-

Nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ tại 15 thôn bản vùng đệm

3.000

2.000

2.000

 

2.000

 

 

 

1.000

1.000

 

1.000

 

 

 

-

Xây dựng công trình đường nước phục vụ khai hoang lúa nước tại các bản vùng đệm khu bảo tồn.

1.000

1.000

1.000

 

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng hệ thống bếp lò cải tiến tiết kiệm củi, thân thiện với môi trường tại các bản vùng đệm

2.400

2.400

 

 

 

 

2.400

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xây dựng mô hình nuôi Gà dưới tán rừng tại các bản vùng đệm

600

300

250

250

 

 

 

50

300

250

250

 

 

 

50

6

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi một số loài động vật có giá trị kinh tế: Dúi mốc, Dúi má đào tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

2.500

2.500

2.300

2.300

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ kinh tế cho các thôn vùng đệm theo chính sách phát triển rừng đặc dụng (54 thôn/năm x 10 năm = 540 thôn)

21.600

10.800

10.800

 

10.800

 

 

 

10.800

10.800

 

10.800

 

 

 

VII

Chương trình, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

2.050

1.130

550

550

0

100

180

300

920

550

550

0

100

120

150

1

Đào tạo nguồn cán bộ chuyên sâu về động, thực vật

300

180

 

 

 

 

180

 

120

 

 

 

 

120

 

2

Đào tạo cán bộ nghiên cứu sau đại học trong nước và ngoài nước

300

200

200

200

 

 

 

 

100

100

100

 

 

 

 

3

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện thể chất cho lực lượng Kiểm lâm

200

100

100

100

 

 

 

 

100

100

100

 

 

 

 

4

Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân địa phương về các hoạt động liên quan đến khu bảo tồn

200

100

 

 

 

100

 

 

100

 

 

 

100

 

 

5

Đào tạo ngắn hạn về tin học và ngoại ngữ cho cán bộ

450

300

 

 

 

 

 

300

150

 

 

 

 

 

150

6

Đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nguồn cán bộ quản lý

600

250

250

250

 

 

 

 

350

350

350

 

 

 

 

 

Tổng cộng

317.063,48

184.163,85

139.183,85

61.476,5

77.707,35

995

5.580

38.405

132.899,63

124.040,63

49.075

74.965,63

100

120

8.639

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 3324/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản