Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3230/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 29 tháng 8 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG TỈNH THANH HOÁ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 về ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ; số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Công văn số 396/BNN-TCLN ngày 12/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2017/NQ-HĐND, ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc thông qua Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016-2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại số 2364/SNN&PTNT-LN, ngày 09/8/2017; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 319/BCTĐ-STP ngày 01/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016- 2025 với nội dung chủ yếu như sau:
Tổng diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp: 647.677,11 ha, phân theo 3 loại rừng:
1. Rừng đặc dụng: 82.123,44ha, trong đó: Diện tích đã có rừng 79.887,33ha, diện tích chưa có rừng 2.236,11 ha.
a, Phân theo loại hình
- Vườn quốc gia: 15.232,42ha (diện tích đã có rừng 14.380,58ha, diện tích chưa có rừng 851,84ha).
- Khu bảo tồn thiên nhiên: 64.951,85ha (diện tích đã có rừng 63.626,23ha, diện tích chưa có rừng 1.325,62ha).
- Khu bảo tồn loài: 1.174,21ha (diện tích có rừng 1.155,12ha, diện tích chưa có rừng 19,09ha).
- Khu bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa: 764,96ha (diện tích đã có rừng 725,40ha, diện tích chưa có rừng 39,56ha).
b, Phân theo chủ quản lý
- Ban quản lý rừng đặc dụng: 81.485,70ha (diện tích đã có rừng 79.260,98ha, diện tích chưa có rừng 2.224,72ha).
- Đối tượng khác: 637,74ha (diện tích đã có rừng 626,35ha, diện tích chưa có rừng 11,39ha).
c, Phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Tổng cộng | Diện tích hiện tại đã có rừng | Diện tích hiện tại chưa có rừng |
1 | Huyện Bá Thước | 12.057,78 | 11.735,53 | 322,25 |
2 | Huyện Hà Trung | 525,27 | 513,88 | 11,39 |
3 | Huyện Hậu Lộc | 389,02 | 370,80 | 18,22 |
4 | Huyện Mường Lát | 5.728,30 | 5.687,84 | 40,46 |
5 | Huyện Như Thanh | 3.906,52 | 3.617,97 | 288,55 |
6 | Huyện Như Xuân | 6.986,59 | 6.711,38 | 275,21 |
7 | Huyện Quan Hóa | 23.998,48 | 23.815,65 | 182,83 |
8 | Huyện Thạch Thành | 4.339,31 | 4.051,23 | 288,08 |
9 | Huyện Thọ Xuân | 61,60 | 43,50 | 18,10 |
10 | Huyện Thường Xuân | 23.816,23 | 23.028,45 | 787,78 |
11 | Thành phố Thanh Hóa | 201,87 | 198,63 | 3,24 |
12 | Thành phố Sầm Sơn | 112,47 | 112,47 |
|
Cộng: | 82.123,44 | 79.887,33 | 2.236,11 |
2. Rừng phòng hộ: 163.538,25ha, trong đó: Diện tích đã có rừng là 156.027,82ha, diện tích chưa có rừng là 7.510,43ha.
a, Phân theo loại hình
+ Phòng hộ đầu nguồn: 155.857,30ha (diện tích đã có rừng 149.178,49ha, diện tích chưa có rừng 6.678,81 ha).
+ Phòng hộ chắn gió, cát: 20,50ha (diện tích đã có rừng 13,70ha, diện tích chưa có rừng 6,80ha).
+ Phòng hộ chắn sóng lấn biển: 1.393,93ha (diện tích đã có rừng 967,53ha, diện tích chưa có rừng 426,40ha).
+ Phòng hộ bảo vệ môi trường: 6.266,52 ha (diện tích đã có rừng 5.868,10ha, diện tích chưa có rừng 398,42ha).
b, Phân theo chủ quản lý
- Ban quản lý rừng phòng hộ: 49.726,73ha (diện tích đã có rừng 48.364,90ha, diện tích chưa có rừng 1.361,83ha).
- Công ty Lâm nghiệp: 4.296,39ha (diện tích đã có rừng 4,116,42ha, diện tích chưa có rừng 179,97ha).
- Lực lượng vũ trang: 32.996,73ha (diện tích đã có rừng 31.387,03ha, diện tích chưa có rừng 1.609,70ha).
- Hộ gia đình: 48.062,98 ha (diện tích đã có rừng 45.697,83ha, diện tích chưa có rừng 2,365,15ha).
- Ủy ban nhân dân xã quản lý: 24.907,00ha (diện tích đã có rừng 23.059,02ha, diện tích chưa có rừng 1.847,98ha).
- Cộng đồng thôn bản quản lý: 2.516,61 ha (diện tích đã có rừng 2.415,63ha, diện tích chưa có rừng 100,98ha),
- Đối tượng khác: 1.031,81 ha (diện tích đã có rừng 986,99ha, diện tích chưa có rừng 44,82ha).
c, Phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Tổng cộng | Diện tích hiện tại đã có rừng | Diện tích hiện tại chưa có rừng |
1 | Huyện Đông Sơn | 29,0 | 26,9 | 2,1 |
2 | Huyện Bá Thước | 10.110,59 | 9.532,77 | 577,82 |
3 | Huyện Cẩm Thủy | 5.268,23 | 4.610,68 | 657,55 |
4 | Huyện Hà Trung | 1.323,69 | 1.099,34 | 224,35 |
5 | Huyện Hậu Lộc | 601,8 | 373,80 | 228,0 |
6 | Huyện Hoằng Hóa | 146,15 | 113,05 | 33,1 |
7 | Huyện Lang Chánh | 14.381,70 | 14.041,71 | 339,99 |
8 | Huyện Mường Lát | 23.574,51 | 22.235,15 | 1.339,36 |
9 | Huyện Nông Cống | 823,49 | 795,41 | 28,08 |
10 | Huyện Nga Sơn | 343,3 | 343,3 |
|
11 | Huyện Ngọc Lặc | 3.158,6 | 2.722,25 | 436,35 |
12 | Huyện Như Thanh | 8.959,51 | 8.463,07 | 496,44 |
13 | Huyện Như Xuân | 11.930,84 | 11.696,91 | 233,93 |
14 | Huyện Quảng Xương | 64,28 |
| 64,28 |
15 | Huyện Quan Hóa | 14.874,32 | 14.122,98 | 751,34 |
16 | Huyện Quan Sơn | 27.506,9 | 26.822,18 | 684,72 |
17 | Huyện Thạch Thành | 6.021,92 | 5.657,36 | 364,56 |
18 | Huyện Thường Xuân | 27.066,13 | 26.388,75 | 677,38 |
19 | Huyện Triệu Sơn | 1.329,82 | 1.238,53 | 91,29 |
20 | Huyện Tĩnh Gia | 5.885,09 | 5.618,69 | 266,4 |
21 | Thành phố Thanh Hóa | 127,58 | 123,99 | 3,59 |
22 | Thành phố Sầm Sơn | 10,8 | 1,0 | 9,8 |
Cộng | 163.538,25 | 156.027,82 | 7.510,43 |
3. Rừng sản xuất: 402.015,42ha, trong đó: Diện tích đã có rừng 366.712,51ha, diện tích chưa có rừng 35.302,91ha.
a, Phân theo chủ quản lý
+ Ban quản lý rừng phòng hộ: 24.559,74 ha (diện tích đã có rừng 23.790,88ha, diện tích chưa có rừng 768,86ha).
+ Ban quản lý rừng đặc dụng: 5.979,20ha (diện tích đã có rừng 5.094,86ha, diện tích chưa có rừng 884,34ha).
+ Doanh nghiệp nhà nước: 5.216,49ha (diện tích đã có rừng 4.631,96ha, diện tích chưa có rừng 584,53ha).
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 9,85ha (diện tích đã có rừng 2,03ha, diện tích chưa có rừng 7,82ha).
+ Công ty lâm nghiệp: 9.068,08ha (diện tích đã có rừng 8.715,79ha, diện tích chưa có rừng 352,29ha).
+ Lực lượng vũ trang: 4.695,23ha (diện tích đã có rừng 4.349,80ha, diện tích chưa có rừng 345,43ha).
+ Hộ gia đình: 289.017,05ha (diện tích đã có rừng 264.596,43ha, diện tích chưa có rừng 24.420,62ha).
+ Cộng đồng thôn bản quản lý: 10.986,10ha (diện tích đã có rừng 10.184,42ha, diện tích chưa có rừng 801,68ha).
+ Ủy ban nhân dân xã quản lý: 52.483,68ha (diện tích đã có rừng 45.346,34ha, diện tích chưa có rừng 7.137,34ha).
b, Phân theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Tổng cộng | Diện tích hiện tại đã có rừng | Diện tích hiện tại chưa có rừng |
1 | Huyện Đông Sơn | 52,51 | 50,94 | 1,57 |
2 | Huyện Bá Thước | 32.270,81 | 30.133,26 | 2.137,55 |
3 | Huyện Cẩm Thủy | 15.869,69 | 14.329,98 | 1.539,71 |
4 | Huyện Hà Trung | 4.523,82 | 3.863,00 | 660,82 |
5 | Huyện Hậu Lộc | 665,27 | 536,85 | 128,42 |
6 | Huyện Hoằng Hóa | 1.131,77 | 975,83 | 155,94 |
7 | Huyện Lang Chánh | 37.803,39 | 35.347,69 | 2.455,70 |
8 | Huyện Mường Lát | 43.864,24 | 39.716,16 | 4.148,08 |
9 | Huyện Nông Cống | 1.994,28 | 1.356,30 | 637,98 |
10 | Huyện Nga Sơn | 159,67 | 112,19 | 47,48 |
11 | Huyện Ngọc Lặc | 20.974,23 | 16.882,56 | 4.091,67 |
12 | Huyện Như Thanh | 23.101,72 | 21.326,67 | 1.775,05 |
13 | Huyện Như Xuân | 30.110,18 | 27.480,57 | 2.629,61 |
14 | Huyện Quảng Xương | 319,75 | 283,26 | 36,49 |
15 | Huyện Quan Hóa | 50.443,43 | 45.233,95 | 5.209,48 |
16 | Huyện Quan Sơn | 57.493,85 | 55.356,92 | 2.136,93 |
17 | Huyện Thạch Thành | 16.384,74 | 14.585,49 | 1.799,25 |
18 | Huyện Thọ Xuân | 2.839,47 | 2.025,06 | 814,41 |
19 | Huyện Thường Xuân | 42.328,49 | 38.878,22 | 3.450,27 |
20 | Huyện Thiệu Hóa | 165,77 | 118,52 | 47,25 |
21 | Huyện Triệu Sơn | 2.797,11 | 2.769,73 | 27,38 |
22 | Huyện Tĩnh Gia | 11.145,18 | 10.234,20 | 910,98 |
23 | Huyện Vĩnh Lộc | 3.975,8 | 3.889,78 | 86,02 |
24 | Huyện Yên Định | 621,62 | 490,86 | 130,76 |
25 | Thành phố Thanh Hóa | 60,61 | 30,52 | 30,09 |
26 | Thị xã Bỉm Sơn | 911,35 | 697,33 | 214,02 |
27 | Thành phố Sầm Sơn | 6,67 | 6,67 |
|
Cộng | 402.015,42 | 366.712,51 | 35.302,91 |
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh; chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động của Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025 được duyệt; định kỳ phối hợp với các đơn vị liên quan sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng Phương án chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sau khi điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức xây dựng, triển khai các dự án thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2025; chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững đến năm 2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức lập kế hoạch và bố trí kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án theo quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt.
3. Sở Tài chính
- Thực hiện việc tăng giảm vốn cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án chuyển đổi rừng; tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn địa phương hỗ trợ, tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025; xây dựng phương án chuyển đổi rừng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan tổ chức công bố quy hoạch và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn quản lý. Lồng ghép hiệu quả các nội dung bảo vệ và phát triển rừng theo Quy hoạch 3 loại rừng với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác liên quan về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Quyết định 2691/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2013-2020
- 2Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Thông tư 24/2009/TT-BNN hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 5Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2012 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh Thanh Hóa do Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Luật đất đai 2013
- 8Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng phòng hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Quyết định 2691/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2013-2020
- 11Nghị định 119/2016/NĐ-CP về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
- 12Quyết định 49/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý rừng sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 3230/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016-2025
- Số hiệu: 3230/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra