Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3689/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 18 tháng 12 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHUYỂN HẠNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SÔNG THANH THÀNH VƯỜN QUỐC GIA SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 8808/BNN-TCLN ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 120/Q Đ -UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về phê duyệt, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 333/TTr-SNN&PTNT ngày 18 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam; với các nội dung chính sau:
1. Tên gọi
- Tên tiếng Việt: Vườn quốc gia Sông Thanh.
- Tên tiếng Anh: Song Thanh National Park
2. Vị trí
Vườn quốc gia Sông Thanh nằm trên địa bàn 12 xã gồm: TàBhing, Tà Pơơ , Cà Dy, ChàVal, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring thuộc huyện Nam Giang và Phước Xuân, Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Công thuộc huyện Phước Sơn.
Tọa độ địa lý: Từ: 15° 13’ đến 15° 41’ vĩ độ Bắc.
Từ: 107° 21’ đến 107° 46’ kinh độ Đông.
Phía Bắc: Giáp Quốc lộ 14D, chạy từ Thạnh Mỹ theo hướng Đông Tây đến cửa khẩu Đắc Ốc (Việt - Lào), tiếp giáp lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Phía Nam: Giáp tỉnh Kon Tum (tại đỉnh đèo Lò Xo - Quốc lộ 14A), giáp lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phước Sơn và Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.
Phía Đông: Được giới hạn bởi đường phân thủy của 2 hệ thống sông Thanh và sông Cái chảy qua địa phận thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Phía Tây: Giáp với Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3. Quy mô diện tích và các phân khu chức năng
a) Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Sông Thanh: 76.669,68 ha.
b) Các phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 58.225,98 ha tại các Tiểu khu 349, 352, 353, 354, 355, 356, 357, 358, 359, 360, 361, 362, 363, 364, 367, 368, 369, 370, 371, 376, 377, 378, 379, 380, 382, 383, 384, 385, 386, 387, 388, 391, 392, 393, 394, 395, 396, 397, 398, 399, 400, 401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 623, 624, 625, 678, 679, 682, 700, 704, 705, 707, 708, 709, 710, 713, 714, 715, 716.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên vẹn toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng, cảnh quan và các tài nguyên sinh học, đảm bảo diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng; hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
- Phân khu phục hồi sinh thái: 18.367,20 ha tại các Tiểu khu 296, 297, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310, 311, 322, 342, 372, 373, 374, 375, 389, 390, 701, 706.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng; phục hồi các hệ sinh thái rừng, khôi phục đa dạng sinh học và các giá trị khác của khu rừng; thực nghiệm, nghiên cứu lâm sinh, động, thực vật và địa chất thủy văn; phát triển du lịch sinh thái.
- Phân khu dịch vụ - hành chính: 76,50 ha. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phân khu này là đảm bảo các hoạt động về quản lý hành chính, xây dựng nhà làm việc, trạm bảo vệ rừng, vườn thực vật, bảo tàng, Trung tâm nghiên cứu về động, thực vật rừng; tổ chức các cơ sở phục vụ dịch vụ nghiên cứu khoa học, tham quan, dịch vụ.
4. Quy mô vùng đệm
Vùng đệm của Vườn quốc gia Sông Thanh gồm 40 thôn/bản nằm trên địa bàn 13 xã giáp ranh với vườn quốc gia thuộc hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trong đó:
- Phần vùng đệm trong gồm khu vực thôn Pê Ta Póc nằm trên địa bàn xã Đắc Pring, huyện Nam Giang;
- Phần vùng đệm ngoài gồm khu vực 39 thôn/bản nằm trên địa bàn các xã: Đắc Pring, Đắc Pre, Đắc Tôi, La Dêê, Tà Pơơ, Chà Val, Tà Bhing, Cà Dy thuộc huyện Nam Giang và xã Phước Công, Phước Xuân, Phước Mỹ, Phước Đức, Phước Năng thuộc huyện Phước Sơn.
5. Chức năng, nhiệm vụ
a) Chức năng
Nhằm bảo tồn các giá trị tự nhiên, giá trị đa dạng sinh học, các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ quốc phòng an ninh, phát triển du lịch và phát triển bền vững trong khu vực.
b) Nhiệm vụ
- Bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng các hệ sinh thái đặc trưng trong khu vực với chỉ tiêu cụ thể: Bảo vệ nguyên vẹn gần 50.000 ha diện tích rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh vùng thấp và núi thấp, đặc biệt là bảo tồn được hàng ngàn ha rừng Lim xanh và rừng Pơ mu đặc trưng trong các hệ sinh thái này.
- Nâng cao độ che phủ của rừng và chất lượng rừng thông qua phục hồi các trạng thái rừng của các hệ sinh thái đã bị suy thoái trong khu vực; đồng thời, đảm bảo cấu trúc và chức năng dịch vụ sinh thái của rừng.
- Bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng động vật, thực vật nói chung, đồng thời bảo tồn các loài đặc hữu, các loài nguy cấp, quý, hiếm, với mục tiêu cuối cùng là ổn định thành phần loài, tăng số lượng cá thể và quần thể, với chỉ tiêu tăng số lượng đàn Chà vá chân xám lên 150%, đồng thời bảo tồn các loài linh trưởng, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm khác.
- Tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường của rừng trong khu vực và vùng hạ lưu các sông suối, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, đánh giá theo dõi tài nguyên rừng, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của các bên liên quan về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm.
- Phát huy các giá trị thiên nhiên và giá trị văn hóa lịch sử trong khu vực để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt du lịch dựa vào thiên nhiên và du lịch dựa vào cộng đồng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
6. Các chương trình hoạt động chủ yếu của Vườn quốc gia
- Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;
- Chương trình phục hồi sinh thái rừng;
- Chương trình nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực;
- Chương trình xây dựng đề án du lịch và giáo dục môi trường;
- Chương trình xây dựng hạ tầng và trang bị thiết bị phục vụ quản lý rừng đặc dụng;
- Chương trình xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm.
7. Về tổ chức bộ máy: Ban Quản lý Vườn quốc gia Sông Thanh được thành lập theo quy định hiện hành, trên cơ sở kế thừa bộ máy tổ chức của Ban Quản lý Khu BTTN Sông Thanh.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của Vườn quốc gia Sông Thanh theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp để triển khai các hoạt động bàn giao ranh giới, xây dựng hệ thống cột mốc trên bản đồ và ngoài thực địa. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chuẩn bị các phương án và quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và Ban Quản lý Vườn quốc gia Sông Thanh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Sông Thanh, dự án đầu tư và phát triển vùng đệm Vườn quốc gia Sông Thanh và các dự án đầu tư phát triển khác có liên quan trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện liên quan hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thu hồi đất, giao đất theo quy định của pháp luật.
4. UBND các huyện: Nam Giang, Phước Sơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Phối hợp với các Sở, ngành tổ chức triển khai, thực hiện phương án; chỉ đạo các xã có liên quan phối hợp triển khai thực hiện phương án, ổn định đời sống người dân vùng đệm.
5. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tham gia phối hợp xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chức năng, mục tiêu và chương trình hoạt động của Vườn quốc gia Sông Thanh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Sông Thanh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 3324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 3093/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020
- 4Luật Lâm nghiệp 2017
- 5Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 3392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Quyết định 3324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 3093/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2020 chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 3689/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra