Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CÔNG ƯỚC

CHỐNG SA MẠC HÓA CỦA LIÊN HỢP QUỐC, 1992
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN RIO DE JANEIRO, 1992

LỜI NÓI ĐẦU

Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992.

Sau hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.

Mục tiêu của Công ước là:

- Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá

- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá

- Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá

- Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...

- Hiện trạng về sa mạc hoá

Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.

Theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.

Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.

Các bên tham gia Công ước Chống Sa mạc hoá của Liên Hợp quốc:

- nhận thức rất rõ về nguy cơ sa mạc hoá

- thấy rằng sa mạc hoá là vấn đề có qui mô toàn cầu ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất, cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hoá

- nhận thức rõ rằng sa mạc hoá là do nhiều nhân tố tác động như lý học, sinh học, chính trị, xã hội, kinh tế gây ra

- nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá

thấy rằng sa mạc hoá và khô hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và an ninh lương thực

đánh giá cao nỗ lực của các nước và các tổ chức quốc tế trong việc chống sa mạc hoá, hạn hán và thực thi kế hoạch hành động chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên các nước cần phải nỗ lực hơn nữa.

các nước nhất trí tuân thủ theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro Brazin, ở Chương 12 liên quan đến chống sa mạc hoá.

khẳng định lại cam kết của các nước phát triển giúp các nước bị sa mạc hoá tuân thủ theo nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc số 47/188 về chống sa mạc hoá và hạn hán, đặc biệt tại các nước Châu Phi.

theo tuyên bố Rio, nguyên tắc số 2 và luật quốc tế, các nước có quyền khai thác nguồn tài nguyên của mình theo chính sách môi trường và phát triển của nước mình nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường ngoài phạm vi của nước mình.

các nước phải có trách nhiệm chống sa mạc hoá và hạn hán theo chương trình mà mỗi nước đưa ra.

- khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc chống sa mạc hoá.

- khẳng định tầm quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển bị hạn hán và sa mạc hoá - nơi không có nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện được những cam kết của mình trong Công ước.

- các bên bày tỏ lo ngại ảnh hưởng của sa mạc hoá và hạn hán tại vùng Trung á. Khẳng định sự tham gia tích cực trong các chương trình chống sa mạc hoá.

- nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa sa mạc hoá và các vấn đề khác liên quan đến môi trường có tính toàn cầu mà cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đều quan tâm.

- khẳng định vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc chống sa mạc hoá.

- khẳng định việc đóng góp chống sa mạc hoá sẽ giúp thực hiện được các mục tiêu của Công ước về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, Công ước về đa dạng sinh học và các công ước khác về môi trường.

- nhận thức rõ rằng chiến lược chống sa mạc hoá chỉ có thể đạt được kết quả tốt nhất nếu như có các tổ chức theo dõi, đánh giá liên tục, thường xuyên, có tính hệ thống và khoa học.

- khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động của các quốc gia.

quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống sa mạc hoá và giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau.

Phần I

GIỚI THIỆU

Điều 1. Sử dụng các thuật ngữ

- "sa mạc hoá" có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu, kể cả hoạt động của con người gây ra.

- "suy thoái đất đai" là giảm hoặc mất đi năng suất sinh học và khả năng đem lại lợi ích kinh tế của đất.

- "vùng khô hạn, bán khô hạn, và ẩm nửa khô hạn" là vùng có tỷ lệ bốc hơi nước khoảng từ 0,05 đến 0,06.

Điều 2. Mục tiêu

1. Mục tiêu của Công ước này là để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi, áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế để giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc và hạn hán phát triển bền vững.

2. Để đạt được mục tiêu này cần có chiến lược tổng thể dài hạn, tập trung vào việc cải tạo đất, khôi phục, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, và cải thiện điều kiện sống của người dân.

Điều 3. Nguyên tắc

Để thực hiện mục tiêu của Công ước các bên sẽ phải :

(a) bảo đảm rằng các quyết định trong việc thiết kế và thực thi chương trình chống sa mạc hoá và hạn hán phải có sự tham gia của nhân dân và cộng đồng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

(b) tăng cường hợp tác ở cấp tiểu vùng, vùng và quốc tế và huy động khi cần thiết nguồn tài chính, tổ chức và kỹ thuật.

(c) hợp tác với các cơ quan cấp chính phủ, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ nâng cao nhận thức của dân về đặc tính và giá trị của nguồn tài nguyên đất đai và nước để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này.

(d) cần quan tâm đặc biệt đến các nước đang phát triển hiện đang bị sa mạc hoá và hạn hán .

Phần II

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 4. Nghĩa vụ chung

1. Các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước. Cá nhân hay tập thể, bằng hình thức song phương hay đa phương, cần có nỗ lực hợp tác để xây dựng một chiến lược lâu dài ở mọi cấp.

2. Để thực hiện mục tiêu của Công ước các bên sẽ:

a) xây dựng một phương pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về lý học, sinh học, kinh tế xã hội của quá trình sa mạc hoá.

b) quan tâm đến các nước đang phát triển hiện đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc và khô hạn, buôn bán quốc tế, nợ nước ngoài để xây dựng một nền kinh tế bền vững

c) kết hợp chiến lược xoá đói giảm nghèo với phòng chống sa mạc hoá.

d) tăng cường hợp tác giữa các nước bị sa mạc và hạn hán để bảo vệ môi trường, nguồn đất và nước.

e) tăng cường hợp tác quốc tế, vùng và tiểu vùng.

f) hợp tác giữa các tổ chức liên chính phủ.

g) thành lập các tổ chức cần thiết, tránh sự trùng lập.

h) tăng cường sử dụng hệ thống tài chính song phương và đa phương hiện có để có thể huy động và hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán,

3. Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc có trách nhiệm giúp thực hiện công ước.

Điều 5. Nghĩa vụ của các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán

Ngoài các nghĩa vụ ghi trong Điều 4, các Bên phải:

(a) tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.

(b) Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.

(c) Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.

(d) Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá

(e) Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.

Điều 6. Nghĩa vụ của các nước phát triển

Ngoài nghĩa vụ chung trong Điều 4, các Bên thuộc các nước đã phát triển chịu trách nhiệm:

(a) hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .

(b) cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.

(c) tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.

(d) tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.

Điều 7. Ưu tiên cho Châu Phi

Để thực hiện Công ước này các bên tham gia sẽ dành ưu tiên cho các nước ở Châu Phi hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển khác hiện cũng bị ảnh hưởng

Điều 8. Mối quan hệ với các Công ước khác

1. Các bên sẽ nỗ lực hợp tác thực hiện các hoạt động của Công ước này và nếu tham gia các công ước khác như Công ước của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu và Công ước về Đa dạng sinh học thì sẽ phải kết hợp thông qua các chương trình quốc tế nhằm đem lại lợi ích tối đa từ các công ước này song cần tránh các hoạt động diễn ra trùng lắp. Các bên sẽ tiến hành triển khai các hoạt động chung thông qua đào tạo, trao đổi thông tin, nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của các Công ước.

2. Các điều khoản của Công ước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia

Phần III

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG, HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ

Mục 1. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Điều 9. Quan điểm cơ bản

1. Để thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều 5, các bên thuộc các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và các bên khác tham gia công ước cần thông báo cho Ban thư ký Công ước về việc xây dựng, tuyên truyền và thực thi kế hoạch hành động quốc gia chống sa mạc hoá của quốc gia mình. Các chương trình này sẽ được cập nhật trên cơ sở các bài học kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường. Việc xây dựng các chương trình hành động quốc gia liên quan chặt chẽ đến việc xây dựng các chính sách quốc gia nhằm phát triển bền vững.

2. Trong Điều 6 có đề cập đến các nước phát triển sẽ trợ giúp các chương trình hành động của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá đặc biệt là tại các nước Châu Phi một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đa phương.

3. Các bên sẽ huy động nguồn vốn các chương trình thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc các tổ chức phi Chính phủ, liên chính phủ, trường học, hợp tác với khả năng của mình hỗ trợ đánh giá và thực hiện các chương trình hành động.

Điều 10. Các chương trình hành động quốc gia

1. Mục tiêu của các chương trình hành động quốc gia là xác định các nhân tố dẫn đến sa mạc hoá và các biện pháp cần thiết để chống sa mạc hoá.

2. Các chương trình hành động quốc gia sẽ cụ thể hoá vai trò của chính phủ, các cộng đồng địa phương, người sử dụng đất đai và nguồn lực cần thiết

Cụ thể là các quốc gia phải:

- kết hợp chiến lược lâu dài phòng chống sa mạc hoá với các chính sách quốc gia để phát triển bền vững

- linh hoạt điều chỉnh chính sách của mỗi nước sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của mỗi nước.

- đặc biệt phải chú trọng đến các biện pháp ngăn ngừa không cho đất đai tiếp tục bị suy thoái.

- tăng cường năng lực quốc gia về các phương tiện dự báo thời tiết, khí tượng thuỷ văn chống sa mạc hoá và hạn hán.

- tăng cường hợp tác và điều phối giữa các nhà tài trợ, các chính phủ, các cộng đồng địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc.

- tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ ở cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng, người dân địa phương, những người sử dụng nguồn tài nguyên kể cả nông dân tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chương trình hành động quốc gia.

- yêu cầu đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình chống sa mạc hoá.

3. Các chương trình hành động quốc gia có thể bao gồm:

a. tăng cường hệ thống dự báo ở cấp quốc gia và địa phương, cấp vùng và tiểu vùng.

b. xây dựng kế hoạch dự báo thời tiết và phòng chống khẩn cấp ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp vùng và cấp tiểu vùng.

c. xây dựng và tăng cường hệ thống an ninh lương thực bao gồm hệ thống kho tàng và tiêu thụ dặc biệt ở các vùng nông thôn.

d. xây dựng các dự án giúp cải thiện đời sống nhân dân các vùng bị khô hạn.

e. xây dựng chương trình thuỷ lợi bền vững cho chăn nuôi và trồng trọt.

4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước chương trình hành động quốc gia có thể tập trung vào các chương trình ưu tiên như: xoá đói giảm nghèo, tăng cường an toàn lương thực, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài nguyên môi trường, tăng cường kiểm tra, theo dõi một cách hệ thống thuỷ văn, khí tượng, tăng cường năng lực, nân cao nhận thức của cộng đồng.

Điều 11. Các chương trình hành động của vùng và tiểu vùng

Các bên sẽ trao đổi và phối hợp với nhau để xây dựng các chương trình hành động cho vùng và tiểu vùng để lông ghép với các chương trình hành động quốc gia về chống sa mạc hoá. Các chương trình này có thể bao gồm các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên, hợp tác khoa học kĩ thuật, tăng cường thể chế.

Điều 12. Hợp tác quốc tế

Các nước bị sa mạc hoá sẽ cùng với các nước khác và cộng đồng quốc tế hợp tác để bảo đảm việc thực hiện công ước. Hợp tác bao gồm việc chuyển giao công nghệ nghiên cứu khoa học, thu thập thông tin và phân bổ nguồn tài chính.

Điều 13. Hỗ trợ đánh giá và thực thi các chương trình hành động

1. Các biện pháp hỗ trợ các chương trình hành động đã ghi trong Điều 9 ngoài ra còn phải:

a. Hợp tác tài chính để có thể dự báo các chương trình hành động, lập kế hoạch dài hạn.

b. Hợp tác và giúp đỡ các tổ chức ở địa phương kể cả các tổ chức phi chính phủ để nhân rộng các mô hình trình diễn.

c. Linh hoạt trong thiết kế, tài chính và thực hiện các chương trình có người dân tham gia.

d. Tăng cường tính hiệu quả của các chương trình hợp tác

2. Hỗ trợ các nước đang phát triển bị sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi.

Điều 14. Đánh giá và thực thi các chương trình hành động

1 . Các bên tham gia Công ước hợp tác chặt chẽ để thực thi các chương trình hành động.

2. Các nước phát triển, đang phát triển, các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ phối hợp hoạt động tránh những hoạt động trùng lắp, hợp tác chặt chẽ sử dụng có hiệu quả nguồn lực để triển khai các chương trình hành động quốc gia và Công ước sa mạc hoá.

Điều 15. Thực hiện tại các vùng

Các chương trình hành động của vùng sẽ được xây dựng và áp dụng tuỳ theo điều kiện địa lý và khí hậu của mỗi vùng.

Mục 2. HỢP TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT

Điều 16. Thu thập phân tích và trao đổi thông tin

Các bên cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin để bảo đảm theo dõi được thường xuyên tình hình suy thoái đất đai. Phải có kế hoạch dự báo trước tình hình khí hậu thay đổi, thông báo cho các địa phương biết, các công việc cụ thể là :

(a) Tăng cường mạng lưới quốc tế về thu thập, xử lý và trao đổi thông tin thông qua hệ thống quan sát ở các cấp nhằm :

i. Sử dụng có hiệu quả các hệ thống

ii. thu thập số liệu tại các trạm xa xôi hẻo lánh

iii. sử dụng và phổ biến kỹ thuật thu tập số liệu về suy thoái đất đai

iv. nối mạng thống tin các quốc gia và vùng với mạng quốc tế.

(b) Bảo đảm các thông tin thu thập được sẽ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương.

(c) Xây dựng và hỗ trợ các dự án so phương và đa phương, thu thập và xử lý các thông tin về sinh học, xã hội, kinh tế.

(d) Sử dụng có hiệu quả các tổ chức chính phủ và liên chính phủ trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin.

(e) Kết hợp thu thập thông tin về kinh tế xã hội và sinh học.

(f) Sử dụng nguồn lực sẵn có của địa phương trong việc phòng chống sa mạc hoá và giảm nhẹ hậu quả hạn hán.

(g) Gắn với chính sách và pháp luật của mỗi quốc gia để bảo đảm trao đổi thông tin và mang lại lợi ích cho mọi người dân.

Điều 17. Nghiên cứu và phát triển

Các bên tham gia sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở mỗi quốc gia, vùng, tiểu vùng và trên thế giới trong lĩnh vực chống sa mạc hoá.

a) Đóng góp vào việc nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và con người gây ảnh hưởng đến sa mạc hoá.

b) Xác định các mục tiêu và nhu cầu của địa phương để tìm giải pháp cải thiện đời sống của người dân trong vùng bị sa mạc hoá làm ảnh hưởng.

c) Bảo đảm rằng kinh nghiệm và kiến thức về sa mạc hoá của mỗi nước đem lại lợi ích hài hoà cho tất cả các nước.

d) Tăng cường khả năng nghiên cứu của các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt tại Châu phi, tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân.

e) Tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa nạn di cư, nghèo đói và sa mạc hoá.

f) Tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu của các nước, của vùng và trên thế giới để tìm giải pháp kỹ thuật chống sa mạc hoá,có sự tham gia của cả các tổ chức tư nhân và người dân tham gia.

g) Tăng cường dự trữ nguồn nước tại các nước bị ảnh hưởng

2. Chương trình nghiên cứu cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ xem xét các ưu tiên nghiên cứu, sẽ tổ chức các cuộc họp định kì của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật để tư vấn về vấn đề này.

Điều 18. Phát triển, chuyển giao và áp dụng công nghệ

1 Các bên sẽ tuỳ thuộc vào chính sách và luật pháp của nước mình tạo điều kiện và cung cấp tài chính để xây đựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp chống sa mạc hoá. Có thể hợp tác song phương hoặc đa phương, sử dụng tốt nhất các chuyên gia tư vấn của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Đặc biệt các bên sẽ :

a) Triệt dể sử dụng các thông tin, nguồn lực và kỹ thuật sẵn có của nước mình và trong vùng.

b) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các công nghệ ứng đụng tại các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá, chú trọng đến nhu cầu của địa phương về xã hội, văn hoá, kinh tế và môi trường.

c) Tăng cường hợp tác giữa các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá thông qua việc trợ giúp tài chính hoặc các phương tiện khác.

d) Tăng cường hợp tác kỹ thuật thông qua liên doanh liên kết giữa các tổ chức trong các nước đang phát triển bị ảnh hưởng.

e) Tạo điều kiện và khuyến khích trong mỗi nước phát triển, trao đổi và chuyển giao kỹ thuật và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ

2. Tuỳ theo chính sách và pháp luật của mỗi nước mà phát triển,bảo vệ và sử dụng các công nghệ và kinh nghiệm truyền thống của mình, đặc biệt là :

a) Tổ chức điều tra xem xét các công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức hiện có của mỗi nước, xem xét khả năng tham gia của người dân, của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ.

b) Bảo đảo duy trì được các công nghệ và kinh nghiệm, mang lại lợi ích cho mọi người dân trên cơ sở sử dụng có thoả thuận và bình đẳng.

c) Tham gia tích cực vào việc cải tiến và phổ biến các công nghệ.

d) Áp dụng rộng rãi các công nghệ và kết hợp với công nghệ hiện đại

Mục 3. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ

Điều 19. Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân

1 Các bên khẳng định tầm quan trọng của tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc và hạn hán, cụ thể là :

a) Tăng cường năng lực cho người dân ở mọi cấp, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên

b) Tăng cường khả năng đào tạo và nghiên cứu về sa mạc hoá.

c) Tăng cường phổ biến phương pháp và kỹ thuật phòng chống sa mạc hoá và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.

d) Tăng cường sử dụng các kiến thức của địa phương trong các chương trình hợp tác kỹ thuật.

e) Áp dụng các hệ canh tác truyền thống gắn với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

f) Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng khác, giảm mức sử dụng gỗ làm nhiên liệu.

g) Hợp tác với các nước bị ảnh hưởng để xây dựng và thực thi các chương trình như Điều 16.

h) Cải thiện điều kiện sống, đào tạo công nghệ mới

i) Đào tạo cán bộ thu thập và dự báo về hạn hán và sản xuất lương thực

j) Tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu của mỗi nước trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược.

k) Trao đổi các chuyến đi thăm lẫn nhau để tăng cường trao đổi và hỏi hỏi kinh nghiệm.

2. Kết hợp với các tổ chức liên chính phủ và chính phủ để đánh giá lại năng lực của các quốc gia.

3. Các bên sẽ hợp tác thực hiện các chương trình giáo dục dân chúng về nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hoá. Cụ thể là:

a) Tổ chức chiến dịch tuyên truyền.

b) Tăng cường các hoạt động tuyền truyền để người dân tiếp cận với thông tin.

c) Phát triển các hiệp hội tuyên truyền

d) Tăng cường trao đổi các chương trình đào tạo và giáo dục về sa mạc hoá giữa các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.

e) xem xét lại các giáo trình giảng dậy tại các trường về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên

f) Đưa chương trình giáo dục về sa mạc hoá vào hệ thống giáo dục

4. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ thiết lập các trung tâm đào tạo và giáo dục của vùng về chống sa mạc hoá. Các trung lâm này sẽ giao cho một cơ quan điều phối giúp đào tạo các cán bộ phụ trách giáo dục và đào tạo về sa mạc hoá của các nước

Điều 20. Nguồn tài chính

1. Để thực hiện các mục tiêu của Công ước, các bên tham gia với khả năng của mình bằng mọi nỗ lực phải bảo đảm cung cấp đủ nguồn tài chính cho các chương trình phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt tình trạng hạn hán.

2. Về vấn đề này, các Bên thuộc các nước đã phát triển sẽ ưu tiên trước hết cho các nước Châu Phi và các nước đang phát triển khác bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá theo như Điều 7 cụ thể là :

a) Huy động nguồn tài chính,vốn viện trợ và vốn vay, nhằm hỗ trợ thực hiện các chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hoá.

b) Tăng cường huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn kinh phí mới cho tổ chức môi trường toàn cầu trong hoạt động có liên qua đến sa mạc hoá.

c) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.

d) Phối hợp với các nước đang phát triển tìm kiếm các biện pháp nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, tư nhân, giảm các khoản nợ nước ngoài cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt là tại Châu Phi.

3. Các bên thuộc các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện của mình mà huy động đủ nguồn tài chính để thực hiện các chương trình hành động của mình

4. Để huy động các nguồn tài chính các bên sẽ phải tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các hợp tác song phương, đa phương, liên doanh, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ như ghi trong Điều 14.

5. Nhằm huy động nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển để chống sa mạc hoá các bên cần phải :

a) Tăng cường quản lý có hiệu quả nguồn lực đã dành cho chống sa mạc hoá, đánh giá thành công và thất bại của các chương trình để điều chỉnh bổ xung;

b) Huy động nguồn vốn thông qua tổ chức tài chính đa phương kể cả các ngân hàng phát triển trong vùng để giúp các nước đang phát triển thực hiện các hoạt động do Công ước đề ra;

c) Tìm kiếm sự hợp tác hỗ trợ của vùng và tiểu vùng giúp các quốc gia

6. Khuyến khích các bên tham gia Công ước đóng góp kỹ thuật, kiến thức và tài chính trên cơ sở tự nguyện giúp các nước đang phát triển bị sa mạc hoá.

7. Để các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ được nghĩa vụ của mình theo Công ước đòi hỏi phải có sự giúp đỡ tích cực của các nước đã phát triển, đặc biệt là vấn đề tài chính và chuyển giao công nghệ để giúp các nước đang phát triển thực hiện các chương trình ưu tiên như phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Điều 21. Cơ chế tài chính

1. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ thiết lập một bộ máy tài chính

để tìm kiếm và huy động được tối đa nguồn vốn giúp các nước đang phát triển bị sa mạc hoá thực hiện Công ước. Hội nghị sẽ xem xét các chính sách và giải pháp sau :

a) Tạo điều kiện phân bổ các khoản kinh phí cần thiết cho các quốc gia thực hiện các điều khoản của Công ước;

b) Tăng cường tìm kiếm , tổ chức và quản lý nguồn vốn theo Điều 20;

c) Cung cấp cho các bên có liên quan về nguồn tài chính để phối hợp hoạt động.

d) Xây dựng cơ chế tài chính như quĩ phòng chống quốc gia về sa mạc hoá, tranh thủ các tổ chức phi chính phủ tham gia để tạo dễ dàng trong việc chuyển vốn nhanh chóng có hiệu quả đến các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.

e) Tăng cường tổ chức tài chính và nguồn vốn nhất là tại Châu phi để thực hiện Công ước.

2. Hội nghị các bên tham gia Công ước sẽ thiết lập các cơ quan của mình để tranh thủ các cơ quan thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tài chính đa phương nhằm hỗ trợ cho các quốc gia thực hiện Công ước.

3. Các nước đang phát triển cần tăng cường tổ chức điều phối quốc gia để sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính. Cần có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, người dân, tổ chức xã hội ở địa phương và tư nhân để huy động nguồn vốn và xây dựng các chương trình điều phối hợp lý.

4. Để tăng cường tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ thành lập một cơ quan quốc tế để huy động nguồn vốn và chuyển giao công nghệ tới các nước bị ảnh hưởng,

5. Hội nghị các bên tham gia Công ước trong phiên họp đầu tiên sẽ xác định địa điểm đặt cơ quan quốc tế trên. Hội nghị cũng sẽ thống nhất về chức năng nhiệm vụ của cơ quan này sẽ là:

a) Xác định và lên kế hoạch các chương trình hợp tác đa phương để thực hiện Công ước

b) Tư vấn về hỗ trợ tài chính, điều phối các hoạt động của các quốc gia

c) Cung cấp thông tin về nguồn tài chính

d) Báo cáo cho Hội nghị các bên tham gia Công ước về hoạt động của mình

6. Hội nghị cũng sẽ xem xét về tổ chức và tài chính cho cơ quan quốc tế về sa mạc hoá tại phiên họp đầu tiên ,

7. Phiên họp thứ ba của Hội nghị sẽ xem xét về nhiệm vụ, tôn chỉ hoạt động và hoạt động của cơ quan quốc tế về sa mạc hoá như ghi trong Điều 7, và sẽ ra các quyết định.

Phần IV

VỀ TỔ CHỨC

Điều 22. Hội nghị các bên tham gia công ước

1 . Sẽ tổ chức Hội nghị gồm Các bên tham gia Công ước.

2. Hội nghị là cơ quan tối cao của Công ước, sẽ có tôn chỉ mục đích và đưa ra các quyết định để thúc đầy việc thực hiện công ước. Hội nghị sẽ :

a) Xem xét việc thực hiện Công ước, những kinh nghiệm của các nước, vùng, tiểu vùng , chuyển giao công nghệ;

b) Tăng cường trao đổi thông lin, xác đinh thời gian biểu báo cáo thông tin theo điều 26, làm báo cáo và khuyến nghị.

c) Thành lập các cơ quan giúp việc nếu thấy cần thiết để thực hiện Công ước.

d) Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan giúp việc và tổ chức hướng dẫn thực hiện

e) Xây dựng các quy định về tài chính

f) Thông qua các văn bản sửa đổi Công ước

g) Duyệt các chương trình, ngân sách hoạt động

h) Tìm kiếm sự hợp lác và cung cấp dịch vụ thông tin

i) Tăng cường hợp tác với các công ước khác để tránh có hoạt động trùng lập

j) Làm các nhiệm vụ khác khi cần để thực hiện các mục tiêu của Công ước.

3. Hội nghị sẽ thảo luận và nhất trí về các thủ tục và nguyên tắc làm quyết định thực hiện Công ước.

4. Phiên họp thứ nhất của Hội nghị sẽ được ban thư ký tạm thời triệu tập sau một năm Công ước có hiệu lực, sau đó cứ mỗi năm lại họp một lần .

5. Phiên họp đột xuất của Hội nghị sẽ do hội nghị quyết định theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.Văn bản triệu tập sẽ được ban thư ký gửi cho các bên trong vòng ba tháng nếu nhận được sự ủng hộ từ ít nhất là một phần ba số nước thành viên thì sẽ triệu tập hội nghị đột xuất.

6. Tại phiên họp thường kỳ Hội nghị sẽ bầu ra một ban điều hành. Tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của ban này sẽ được quy định cụ thể. Đại diện của Ban sẽ lấy đồng đều từ các Châu lục, ưu tiên Châu Phi.

7. Các cơ quan chuyên môn của liên Hiệp Quốc có thể dự họp là quan sát viên .Các nước ,các tổ chức quốc tế khác nếu thấy quan tâm có thể được ban thư ký thường trực mời làm quan sát viên.

8. Hội nghị có thể yêu cầu các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia có năng lực đóng góp chuyên gia và thông tin tại các điều 16, 17 và 18.

Điều 23. Ban thư ký thường trực

1. Sẽ thành lập ban thư ký thường trực.

2. Nhiệm vụ của Ban là:

a) Chuẩn bị các phiên họp của Hội nghị các nước tham gia Công ước

b) Biên soạn và trình báo cáo

c) Giúp các nước đang phát triển biên soạn và cung cấp thông tin

d) Phối hợp hoạt động với các tổ chức quốc tế và các công ước khác

e) Theo chỉ đạo của Hội nghị tổ chức ký kết các hợp đồng để thực hiện Công ước

f) Viết báo cáo và trình cho Hội nghị

g) Làm nhiệm vụ khác nếu Hội nghị yêu cầu

Phiên họp đầu tiên của Hội nghị sẽ bổ nhiệm Ban thư ký thường trực và chức năng nhiệm vụ.

Điều 24. Uỷ Ban khoa học kĩ thuật

1. Uỷ ban khoa học kỹ thuật sẽ được thành lập để cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật chống sa mạc hoá và hạn hán. Uỷ ban sẽ giúp các phiên họp của hội nghị và mời tất cả các bên tham gia Công ước tham gia. Uỷ ban sẽ bao gồm đại diện của các nước. Phiên họp đầu tiên của Hội nghị sẽ quyết định nhiệm vụ của Ban.

2. Hội nghị sẽ duy trì mối liên hệ với các chuyên gia do các nước cử ra. Đây là diễn đàn để đáp ứng các nhu cầu của các nước.

3. Hội nghị sẽ chỉ định các uỷ ban đặc biệt nếu thấy cần thiết để giúp uỷ ban cung cấp các thông tin và tư vấn các lĩnh vực cụ thể về sa mạc hoá. Hội nghị sẽ quyết định tôn chỉ của các ban này.

Điều 25. Mạng lưới các tổ chức và các Viện

1. Theo chỉ đạo của Hội nghị Uỷ ban khoa học kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét và đánh giá mạng lưới các tổ chức và cơ quan hiện có để kết nạp vào mạng lưới giúp thực hiện Công ước.

2. Trên cơ sở điều tra đánh giá ở trên , Uỷ ban sẽ đề xuất với Hội nghị các biện pháp nhằm tăng cường mạng lưới tổ chức ở các quốc gia để bảo đảm thực hiện được các yêu cầu của Điều 16 và 19.

3. Sau khi xem xét các khuyến nghị, Hội nghị sẽ :

a) xác định các tổ chúc và cơ quan thích hợp nhất của các quốc gia, vùng và tiểu vùng để đưa vào mạng lưới và đề xuất nguyên tắc hoạt động.

b) xác định các đơn vị thích hợp nhất để tăng cường mạng lưới ơ các cơ sở.

Phần V

CÁC THỦ TỤC

Điều 26. Chuyển giao thông tin

1. Tất cả các bên phải gửi cho Hội nghị họp thường kỳ thông qua Ban thư ký thường trực các báo cáo về các biện pháp đưa ra để thực hiện Công ước. Hội nghị sẽ biên soạn các biểu mẫu cho báo cáo .

2. Các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá sẽ phải trình bầy về chiến lược của mình như Điều 5 và các thông tin khác liên quan đến thực hiện công ước.

3. Các nước thực hiện các chương trình hành động sẽ phải cung cấp chi tiết về việc thực hiện các chương trình đó,

4. Các nước có thể cùng nhau thực hiện các biện pháp trong vùng hoặc tiểu vùng trong khuôn khổ chương trình hành động của mình,

5. Các nước đã phát triển sẽ báo cáo về các biện pháp giúp xây dựng và thực thi các chương trình hành động bao gồm cả phần tài chính.

6. Ban thư ký sẽ chuyển các thông tin của mục 1 và 4 trên cho Hội nghị và các cơ quan thuộc hội nghị

7. Hội nghị sẽ cung cấp cho các bên theo yêu cầu hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho biên soạn và chuyển giao thông tin và xác định các nhu cầu hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các chương trình.

Điều 27. Giải quyết các vấn đề khi thực thi

Hội nghị sẽ xem xét về cơ cấu tổ chức để giải quyết các vấn đề có thể nẩy sinh khi thực hiện Công ước

Điều 28. Giải quyết tranh chấp

1 Các bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa các bên với nhau liên quan đến thực hiện Công ước thông qua đàm phán hoà bình.

2. Trong thời gian phê chuẩn và thông qua Công ước có thể có nước viết thư khiếu nại và tranh chấp thì mọi tranh chấp các bên sẽ phải giải quyết như sau:

(a) Thông qua trọng tài theo như quy định mà Hội nghị các nước tham gia Công ước đưa ra;

(b) Gửi tranh chấp lên toà án quốc tế

Điều 29. Các phụ lục

Các phụ lục được coi là một phần của Công ước.

Điều 30. Sửa đổi Công ước

1. Tất cả các bên có quyền đề nghị sửa đổi Công ước

2. Việc sử đổi sẽ được các phiên họp cả Hội nghị các bên tham gia công ước thông qua. Văn bản sửa sẽ được gửi cho các bên trước khi họp ít nhất 6 tháng

3. Các bên sẽ thảo luận và cố gắng đi đến thống nhất những điểm cần sửa đổi. Nếu các bên không đi đến thống nhất thì sẽ bỏ phiếu và nếu số phiếu được 2/3 số đại biểu có mặt đồng ý thì nhất trí sửa đổi.

4. Bản sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày nhất trí sửa đổi.

Điều 31. Bản phụ lục sửa đổi

1. Các phụ lục của Công ước khi đề nghị sửa đổi cũng sẽ được thông báo trước khi họp và bỏ phiếu thán thành, nếu được 2/3 số phiếu tán thành thì sửa đổi.

2. Các phụ lục sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ thời điểm thống nhất sửa đổi.

Điều 32. Quyền bỏ phiếu

Mỗi bên tham gia công ước chỉ được bỏ 1 phiếu .

Phần VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Công ước này sẽ được để ngỏ tại Pa ri để lấy chữ ký vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994 của các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc hoặc tất cả các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, toà án quốc tế và các tổ chức kinh tế trong vùng. Sau đó Bản Công ước này cũng sẽ được chuyển đến Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Newyork để ngỏ cho các nước ký.

Điều 34. Phê chuẩn, chấp thuận và tán thành

1 Sau khi kết thúc ngày ký kết, Công ước này sẽ được gửi đi cho các quốc gia và các tổ chức kinh tế ở các vùng để phê chuẩn và chấp thuận.

2. Nếu bất kỳ một tổ chức kinh tế nào của vùng tham gia làm thành viên của Công ước mà không có nước của mình tham gia thì tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ như đã ghi trong Công ước

3. Trong văn kiện phê chuẩn và chấp thuận, các tổ chức kinh tế vùng sẽ phải ghi rõ cấp thẩm quyền và thông báo cho các bên biết nếu có sự thay đổi.

Điều 35. Tổ chức tạm thời

Ban thứ ký theo như Điều 23 chỉ làm tạm thời theo như quyết định của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc số 47/188 ngày 22/12/1992 cho đến khỉ kết thúc phiên họp lần thứ 1 của Hội nghị các bên tham gia Công ước.

Điều 36. Có hiệu lực

1. Công ước sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi nhận được văn kiện phê chuẩn thứ 50 từ các nước

2. Đối với các nước và tổ chức kinh tế vùng sau khi nhận được văn kiện phê chuẩn thứ 50 Công ước sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày nhận.

Điều 37. Dự phòng

Không có điều dự phòng nào cho Công ước này

Điều 38. Rút khỏi Công ước

1. Vào bất kỳ thời điểm nào sau 3 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, các bên có thể làm đơn xin rút khỏi Công ước

2. Đơn xin rút sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày nhận được đơn , vào ngày đó sẽ được thông báo cụ thể.

Điều 39. Nơi lưu giữ hồ sơ

Tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc sẽ là nơi lưu giữ Công ước

Điều 40. Giá trị các văn kiện

Bản gốc của Công ước gồm các thứ tiếng A rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha có giá trị ngang nhau được lưu giữ tại Văn phòng Tổng Thư Kí Liên Hiệp Quốc.

Làm tại Pa ri ngày 17/6/1994.

 

PHỤ LỤC I

THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC SA MẠC HOÁ TẠI VÙNG CHÂU PHI

Điều 1. Phạm vi

Phụ lục này áp dụng cho các nước Châu Phi cho các Bên tham gia Công ước, đặc biệt là Điều 7, nhà mục đích chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán tại các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn.

Điều 2. Mục đích

Mục đích của Phụ lục này, ở các cấp quốc gia, tiểu vùng và vùng Châu Phi và trong các điều kiện đặc biệt, là:

a) Xác định các biện pháp và tổ chức, bao gồm cả tỉnh chất và quá trình hỗ trợ của các nước thành viên phát triển của công ước, phù hợp với các điều khoản có liên quan của Công ước;

b) Cung cấp để thực hiện có hiệu quả và thực tiễn Công ước để giải quyết từng trường hợp cụ thể đối với Châu Phi và

c) Đẩy nhanh quá trình thực hiện và các hoạt động có liên quan đến chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong các vùng tại các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn.

Điều 3. Điều kiện đặc biệt của vùng Châu Phi

Để thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công ước. Các bên tham gia sẽ, để thực hiện phụ lục này, vạch ra một phương pháp tiếp cận có bản, lưu ý đến các điều kiện đặc biệt của Châu Phi như sau:

a) Tỷ lệ các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn cao.

b) Nhiều nước và người dân bị ảnh hưởng nặng nề bới sa mạc và bởi hạn hán nghiêm trọng thường xuyên xảy ra;

c) Số lượng lớn các nước bị ảnh hướng sa mạc hoá là các nước ở giữa đất liền

d) Nghèo đói tràn lan ở các nước bị ảnh hưởng sa mạc nghiêm trọng nhất, phần lớn các nước kém phát triển nhất trong số đó, yêu cầu của họ cần hỗ trợ bên ngoài rất lớn, dưới dạng viện trợ không hoàn lại và vốn vay theo điều khoản ưu đãi, để đeo đuổi các mục tiêu phát triển của mình.

e) Có các điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, bị trầm trọng thêm bởi buôn bán kinh doanh, nợ nước ngoài và bất ổn chính trị làm trầm trọng thêm, khiến cho nhiều người dân phải di cư từ vùng nọ sang vùng kia trong nước, trong vùng và quốc tế;

f) Sự lệ thuộc ngày càng nhiều của người dân vào tài nguyên thiên nhiên để sinh sống, cùng với những ảnh hưởng bởi xu thế dân số ngày càng tăng, sở kỹ thuật yếu kém và tình hình sản xuất không ổn định, làm cho nguồn lực ngày thêm cạn kiệt.

g) Khung pháp lý và thể chế chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng yếu kém và năng lực giáo dục, khoa học chưa đủ, do vậy, cần tăng cường năng lực.

h) Đóng vai trò trung tâm của các hoạt động chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán trong các chương trình ưu tiên phát triển của quốc qua của các nước châu Phi bị ảnh hưởng sa mạc hoá.

Điều 4. Các cam kết và nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước thuộc các nước châu Phi.

1. Tuỳ theo năng lực của các nước, Các Bên tham gia Công ước thuộc Châu Phi cam kết:

a) Chống sa mạc hoá và/hay giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán, coi đây là chiến lược trọng tâm trong nỗ lực giảm nghèo;

b) Đẩy mạnh sự hợp tác và hội nhập trong vùng, với tinh thần đoàn kết và hợp tác hai bên đều có lợi trong các chương trình và các hoạt động chống sa mạc hoá và/hoặc làm giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán;

c) Hợp lý hoá và tăng cường cho các cơ sở hiện hữu có liên quan đến sa mạc hoá và ảnh hưởng của hạn hán và thu hút các cơ sở khác hiện có nếu thấy cần thiết để giúp họ bảo đảm sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả;

d) Tăng cường trao đổi thông tin về khoa học, công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giữa các cơ quan với nhau;

e) Xây dựng các kế hoạch dự phòng để giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán tại các vùng bị mạc hoá và//hoặc hạn hán nghiêm trọng

2. Căn cứ vào các nghĩa vụ chung và cụ thể được đưa ra trong Điều 4 và 5 của Công ước, các Bên tham gia thuộc các nước Châu Phi sẽ tập trung vào:

a) Phân bổ nguồn tài chính cần thiết từ ngân sách quốc gia của mình, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mỗi nước và xây dựng các ưu tiên để chống sa mạc hoá và/hoặc hạn hán;

b) Duy trì và tăng cường cải cách hiện đang triển khai tiến tới phân cấp trách nhiệm và nguồn tài nguyên cũng như tăng cường sự tham gia của người dân địa phương và cộng đồng

c) Xác định và huy động các nguồn tài chính mới và bổ xung của quốc gia, tăng cường năng lực hiện có, được coi là một ưu tiên và các phương tiện hiện có để huy động nguồn tài chính trong nước.

Điều 5. Cam kết và nghĩa vụ của các bên tham gia công ước thuộc các nước đã phát triển

1. Để hoàn thành các nghĩa vụ theo như các điều 4,6 và 7 của Công ước, các nước đã phát triển sẽ ưu tiên giúp các bên tham gia công ước của Châu Phi bằng việc:

a) Giúp các nước chống sa mạc hoá và/hoặc giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán bằng cách cung cấp và/hay tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn tài chính và các nguồn khác và áp dụng và sử dụng các công nghệ và kiến thức về môi trường thích hợp, như đã thoả thuận với nhau và phù hợp với các chính sách quốc gia, tập trung vào các chương trình giảm nghèo, coi đây là chiến lược quốc gia;

b) Tiếp tục phân bổ các nguồn lực và/hoặc tăng thêm nguồn lực để chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các tác động của hạn hán;

c) Giúp các nước tăng cường năng lực để hỗ trợ các nước cải thiện khung thể thế của mình cũng như năng lực khoa học công nghệ, thu thập thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển vì mục đích chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán.

2. Các Bên khác tham gia công ước có thể cung cấp, trên cơ sở tình nguyện, kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến sa mạc hoá và/hoặc nguồn tài chính cho các Bên tham gia công ước của Châu Phi. Chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật thông qua hợp tác quốc tế.

Điều 6. Khung kế hoạch chiến lược để phát triển bền vững

1. Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần quan trọng của chính sách quốc gia để phát triển bền vững cho các nước Châu Phi bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.

2. Thực hiện quá trình thương thảo và tham gia của mọi cấp chính phủ, người dân địa phương, các cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ để chỉ đạo chiến lược và lập kế hoạch phù hợp nhằm tối đa thu hút được người dân địa phương và cộng đồng tham gia. Nếu thấy cần thiết thì các cơ quan hỗ trợ song và đa phương có thể tham gia theo yêu cầu của mỗi thành viên tham gia Công ước.

Điều 7. Biểu thời gian xây dựng các chương trình hành động

Đến khi Công ước có hiệu lực, các Bên tham gia Công ước của Châu Phi, hợp tác với các thành viên khác của cộng đồng quốc tế, khi cần thiết, tuỳ theo mức đô cho phép, sẽ áp dụng các điều khoản tạm thời của Công ước để xây dựng các chương trình hành động của quốc gia, tiểu vùng và vùng.

Điều 8. Nội dung của các chương trình hành động quốc gia

1. Theo Điều 10 của Công ước, chiến lược chung của các chương trình hành động quốc gia sẽ nhấn mạnh vào các chương trình phát triển tổng hợp của địa phương cho các vùng bị ảnh hưởng, dựa trên cơ chế có sự tham gia của người dân và lồng ghép các chiến lược giảm nghèo vào các chương trình chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán. Các chương trình sẽ tập trung vào tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương và bảo đảm cho người dân địa phương, cộng đồng và các tổ chức, tham gia tích cực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo, vận động các tổ chức phi chính phủ có chuyên gia chuyên môn giỏi và tăng cường phân cấp.

2. Các chương trình quốc gia sẽ bao gồm các đặc điểm chung nhu sau:

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia, sử dụng các kinh nghiệm quá khứ trong việc chống lại sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán, lưu ý đến điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái;

b) Xác định các yếu tố gây ra sa mạc hoá và hạn hán, yêu cầu về nguồn lực và năng lực, xây dựng các chính sách phù hợp để đối phó với các hiện tượng trên và/hoặc giảm tác động của chúng;

c) Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, kể cả phụ nữ, nông dân và chăn thả gia súc và giao cho trao cho họ tránh nhiệm quản lý nhiều hơn.

3. Các chương trình quốc gia bao gồm các vấn đề sau:

a) Các biện pháp cải thiện môi trường kinh tế để góp phần giảm nghèo:

(i) Tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm, đặc biệt là cho các cộng đồng nghèo nhất bằng cách:

- xây dựng các chợ để tiêu thụ các nông sản và vật nuôi;

- Tạo ra công cụ tài chính phù hợp với hoàn cảnh địa phương;

- Khuyến khích đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và

- Tổ chức các hoạt động kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp

(ii) Xây dựng kế hoạch để phát triển kinh tế nông thôn ổn định lâu dài bằng cách:

- khuyến khích đầu tư vào sản xuất và tăng cường tiếp cận các phương tiện sản xuất

- Khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng các phương tiện sản xuất

- Chính sách thuế và giá cả và kinh doanh thương mại, tăng trưởng kinh tế;

(iii) Xác định và áp dụng các chính sách về dân số và cư trú để giảm áp lực dân số lên đất đai và

(iv) Tăng cường sử dụng các loài cây trồng chịu hạn và áp dụng hệ thống canh tác tổng hợp trên vùng đất khô hạn vì an ninh lương thực;

b) Các biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;

(i) Bảo đảm quản lý tổng hợp và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

- Đất nông nghiệp và đất chăn thả;

- Thảm thực vật và động vật hoàng dã;

- Rừng

- Nguồn nước và

- Đa dạng sinh học;

(ii) Đào tạo, tăng cường nâng cao nhận thức và các chương trình giáo dục môi trường và phổ biến kỹ thuật liên quan đến quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và

(iii) Bảo đảm phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng khác đặc biệt là năng lượng mặt trời,năng lượng gió và khí ga và tổ chức chuyển giao, tiếp nhận và áp dụng công nghệ phù hợp để loại bỏ đi áp lực lên tài nguyên thiên nhiên dễ bị thương tổn;

c) Các biện pháp nhằm cải thiện cơ cấu tổ chức thể chế

(i) Xác định vai trò và trách nhiệm của chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương trong khuôn khổ của một chính sách qui hoạch sử dụng đất;

(ii) Khuyến khích chính sách phân cấp mạnh, giao trách nhiệm quản lý và ra quyết định cho chính quyền địa phương, khuyến khích sự chủ động và gánh vác trách nhiệm của các cộng đồng địa phương và xây dựng các cơ cấu tổ chức của địa phương và

(iii) Điều chỉnh khi cần thiết khung thể chế và qui chế quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm hưởng dụng đất đai cho người dân địa phương;

d) Các biện pháp nâng cao kiến thức về đa dạng hoá:

i. Tăng cường nghiên cứu, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin về các khía cạnh khoa học, kỹ thuật và xã hội của sạc mạc hoá.

ii. Tăng cường năng lực quốc gia về nghiên cứu và thu thập, chế biến, thay đổi và phân tích thông tin để tăng sự hiểu biết và áp dụng các kết quả phân tích vào thực tế

Khuyến khích nghiên cứu trung hạn và dài hạn về :

Kinh tế xã hội và xu hướng văn hoá tại các vùng bi ảnh hưởng;

Xu hướng có tính định lượng và định tính về tài nguyên thiên nhiên và mối tương tác giữa khí hậu và sa mạc hoá

e) Các biện pháp để giám sát và đánh giá các ảnh hưởng của hạn hán:

(i) Xây dựng các chiến lược để đánh giá các ảnh hưởng của khí hậu đa dạng đối với hạn hán và sa mạc hoá và/hoặc sử dụng dự báo thời tiết theo từng thời kỳ để giảm ảnh hưởng của hạn hán

(ii) Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và khả năng ứng cứu, quản lý có hiệu quả viện trợ khẩn cấp, viện trợ lương thực và tăng cường hệ thống phân phối và bảo quản lương thực, chương trình bảo vệ đàn gia súc, công trình phúc lợi và bảo đảm đời sống cho những vùng thường xuyên bị hạn hán và

(iii) Giám sát và đánh giá mức độ suy thoái của hệ sinh thái để thu thập những thông tin kịp thời và tin cậy về quá trình và biến động của quá trình suy thoái tài nguyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chính sách tốt hơn và ứng phó.

Điều 9. Xây dựng chương trình hành động quốc gia và thực hiện đánh giá các chỉ số

Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước sẽ phải cử ra một có cơ quan quốc gia thích hợp để làm xúc tác trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá chương trình hành động quốc gia của mình. Cơ quan điều phối này sẽ, theo Điều 3:

a) Tiến hành xác định và đánh giá các hành động, trước tiên là thảo luận với địa phương, thu hút người dân và cộng đồng tham gia, hợp tác với các cơ quan hành chính địa phương, các nước phát triển tham gia Công ước, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, trên cơ sở thương thảo với các tổ chức có liên quan tại cấp quốc gia;

b) Xác định và phân tích những tồn tại, nhu cầu và lỗ hổng ảnh hưởng đến quá trình phá triển và sử dụng đất ổn định và đề xuất các biện pháp thực tế để tránh trùng lắp bằng cách phát huy những nỗ lực hiện có và tăng cường triển khai thực hiện các kết quả đạt được;

c) Tạo điều kiện, thiết kế và xây dựng các hoạt động của dự án trên cơ sở các phương pháp tiếp cận linh hoạt và tác đông lẫn nhau để bảo đảm cho người dân tham gia tích cực tại các vùng bị ảnh hưởng, giảm nhẹ tác động tiêu cực của các hoạt động, xác định và ưu tiên cho các đề nghị về hỗ trợ tài chính và hợp tác kỹ thuật;

d) xây dựng các chỉ số thích hợp, có thể định lượng và xác minh được để bảo đảm đánh giá và giám sất các chương trình hành động quốc gia bao gồm các hoạt động trong thơi gian ngắn, trung à dài hạn và để thực hiện các chương trình.

e) Xây dựng các báo cáo tiến độ vè thực hiện các chương trình hành động quốc gia.

Điều 10. Khung tổ chức các chương trình hành động tiểu vùng

1. Căn cứ theo điều 4 của Công ước, các nước tham gia Công ước thuộc Châu Phi sẽ hợp tác trong việc chuẩn bị, thực thi các chương trinh hành động tiểu vùng cho vùng Đông, Bắc, Nam và Tây Phi, việc này có thể giao tách nhiệm cho các tổ chức liên chính phủ tiểu vùng thích hợp dưới đây:

a) Làm đầu mối cho các hoạt động xây dựng và điều phối việc thực hiện các chương trình hành động tiểu vùng;

b) Giúp đỡ trong việc xây dựng và thực thi các chương trình hành động quốc gia;

c) Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kiến thức cũng như cung cấp tư vấn để xem xét pháp luật quốc gia và

d) Các trách nhiệm khác liên quan đến thực hiện các chương trình hành động tiểu vùng

2. Các tổ chức chuyên môn trong tiểu vùng có thể cung cấp hỗ trợ, khi được yêu cầu và/hoặc được uỷ thác trách nhiệm điều phối các hoạt động thuộc thẩm quyền riêng của mình.

Điều 11. Nội dung và xây dựng các chương trình hành động tiểu vùng

Các chương trình hành động tiểu vùng sẽ tập trung vào các vấn đề mà có thể giải quyết được ở cấp tiểu vùng. Nơi nào thấy cần thiết thì thành lập cơ chế quản lý và chia sẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cơ chế này sẽ giải quyết cụ thể các vấn đề xuyên biên giới có liên quan đến đa dạng hoá và/hay hạn hán và sẽ hỗ trợ để thực hiện hài hoà các chương trình hành động quốc gia. Các ưu tiên cho các chương trình tiểu vùng có thể tập trung vào:

(a) Các chương trình chung để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên xuyên quốc gia thông qua cơ chế song phương và đa phương khi cần thiết;

(b) Điều phối các chương trình để xây dựng các nguồn năng lượng

(c) Hợp tác trong quản lý và kiểm soát sâu bệnh cũng như kiểm dịch thực và bệnh của vật nuôi;

(d) Tăng cường năng lực,giáo dục và nâng cao nhận thức để triển khai và hỗ trợ tốt hơn ở cấp tiểu vùng;

(e) Hợp tác khao học kỹ thuật,đặc biệt là trong lĩnh vực khí hậu, khí tượng và thuỷ văn, bao gồ mạng lưới thu thập, đánh giá,chia sẻ thông tin và giám sát dự án, điều phối và xác định ưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển;

(f) Các hệ thống cảnh báo sớm và lập kế hoạch để giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán bao gồm các biện pháp để giải quyết các vấn đề do di dân làm ảnh hưởng đến môi trường;

(g) Tìm cách chia sẻ thông ti đặc biệt là sự tham gia của người dân và cộng đồng và bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả và sử dung kỹ thuật thích hợp;

(h) Tăng cường năng lực cho các tổ chức trong vùng để điều phối và cung cấp dịch vụ kỹ thuật cũng như xây dựng, định hướng và tăng cường các trung tâm tiểu vùng và các tổ chức; và

(i) Xây dựng các chính sách trong các lĩnh vực như thương mại, có ảnh hưởng đến các vùng bị ảnh hưởng và người dân, bao gồm cả các chính sách để điều phối các thị trường trong vùng và hạ tầng cơ sở .

Điều 12. Khung tổ chức của chương trình hành động vùng

1. Theo Điều 11 của Công ước, các nước Châu Phi bị ảnh hưởng sẽ cùng nhau quyết định các quy định cho việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động vùng.

2. Các bên tham gia có thể hỗ trợ cho các cơ quan và tổ chức trong vùng Châu phi để họ có thể giúp các nước Châu Phi tham gia Công ước thực hiện được trách nhiệm của Công ước.

Điều 13. Nội dung của chương trình hành động vùng

1. Theo điều 11 của Công ước, các bên tham gia Công ước của Châu Phi sẽ cùng nhau xác định các quy định cho việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động vùng.

2. Các Bên có thể hỗ trợ cho các viện và tổ chức để họ có thể giúp các nước Châu phi hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Công ước.

Chương trình hành động của vùng bao gồm các biện pháp có liên quan đến chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong các lĩnh vực ưu tiên dưới đây:

a) Tăng cường hợp tác và điều phối các chương trình hành động của tiểu vùng để có được đồng thuận trong vùng về các vấn đề chính sách chủ yếu, kẻ cả tham vấn với các tổ chức trong tiểu vùng;

b) Tăng cường năng lực để thực hiện các hoạt động được hiệu quả hơn ở tiểu vùng;

c) Tìm kiếm các giải pháp cùng với các cộng đồng quốc tế để thực hiện các vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu hoá, tác động đến cá khu vực bị ảnh hưởng, lưu ý điều 4, khoảng 2 (b) của Công ước;

d) Tăng cường cùng với các nước bị ảnh hưởng của Châu Phi và tiểu vùng cũng như các vùng bị ảnh hưởng khác, trao đổi thông tin và các kỹ thuật phù hợp khác, kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn; tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực khí hậu, khí tượng, thuỷ văn, phát triển nguồn nước và các nguồn năng lượng khác;điều phối các hoạt động nghiên cứu trong vùng và tiểu vùng và xác định các ưu tiên trong vùng để nghiên cứu và phát triển;

e) điều phối các mạng lưới để quan sát và đánh giá có hệ thống, trao đổi thông tin cũng như hội nhập với mạng lưới toàn cầu;

f) Điều phối và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm trong vùng và tiểu vùng và kế hoạch phòng chống hạn hán.

Điều 14. Nguồn tài chính

1. Theo Điều 20 của Công ước và Điều 4, khoản 2 của các nước tham gia Công ước thuộc Châu Phi sẽ cố gắng đưa ra khung kinh tế vĩ mô để có thể huy động các nguồn tài chính và xây dựng các chính sách và xây dựng ác quy định để tìm kiếm nguồn lực một cách hiệu quả trong các chương trình phát triển tại địa phương, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ.

2. Theo Điều 21, khoản 4 và 5 của Công ước, các Bên nhất trí xây dựng một bản thông kê các nguồn vốn tại cấp quốc gia, tiểu vùng, vùng và quốc tế để bảo đảm sử dụng các nguồn lực hiện có và xác định được lỗ hổng trong việc phân bổ nguồn lực, tạo điệu kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình hành động. Bản thống kê các loại quỹ này sẽ được xem xét và cập nhật thường xuyên.

3. Theo Điều 7 của Công Ước, các bên tham gia Công ước thuộc các nước phát triển sẽ tiếp tục phân bổ các nguồn lực cần thiết và/hoặc tăng thêm nguồn lực cũng như các hình thức hỗ trợ khác cho các nước bị ảnh hưởng ở Châu Phi trên cơ sở các thoả thuận đối tác và tổ chức thực hiện theo Điều 18, ngoài ra phải chú trọng đến các vấn đề liên quan đến nợ, buôn bán quốc tế và tìm kiếm thị trường theo như điều 4, khoản 2 (b) của Công ước.

Điều 15. Cơ chế tài chính

1.Theo điều 7 của Công ước, cần phải ưu tiên các Bên tham gia Công ước thuộc các nước bị ảnh hưởng của Châu Phi và sau khi xem xét tình hình cụ thể của vùng, các Bên tham gia công Ước sẽ chú trọng đến việc thực hiện tại Châu Phi các điều khoản của điều 21, khoản 1 (d) và (e) của Công Ước, đặc biệt là:

(a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ chế như là các quỹ chống sa mạc hoá của quốc gia, tìm kiếm các nguồn tài chính của địa phương;

(b) Phát triển các quỹ hiện có và cơ chế tài chính tại cấp vùng và tiểu vùng

2. Theo điều 20 và 21 của công Ước, các Bên là các thành viên của các cơ quan điều hành của các cơ quan tài chính của cùng và tiểu vùng, bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Châu Phi và Quỹ Phát triển Châu Phi, sẽ cố gắng tập trung ưu tiên cho các hoạt động của các tổ chức trên để đẩy nhanh việc thực hiện Phụ lục này.

3. Các Bên sẽ xem xét các thủ tục để xây dựng các quỹ cho các nước bị ảnh hưởng tham gia Công ước tại Châu Phi.

Điều 16. Hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật

Các Bên chịu trách nhiệm, với năng lực của mình, hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác với các nước Châu Phi để thực hiện có hiệu quả các dự án và chương trình, bao gồm:

(a) Giảm bớt các chi phí không cần thiết khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, những chi phí này nên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí dự án để có thể mang lại hiệu quả tối đa cho dự án;

(b) Ưu tiên sử dụng các chuyên gia trong nước có năng lực hoặc nêu cần thiết có thể cả các cố vấn có năng lực trong tiểu vùng và/hay trong vùng, trong thiết kế dự án, xây dựng và thực hiện và tăng cường năng lực chuyên gia;

(c) Quản lý, điều phối và sử dụng có hiệu quả các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.

Điều 17. Chuyển giao, tiếp nhận, áp dụng các công nghệ, bảo đảm lành mạnh môi trường

Để thực hiện điều 18 của Công ước có liên quan đến chuyển giao, tiếp nhận, áp dụng và phát triển công nghệ, các Bên tham gia Công ước bảo đảm ưu tiên cho các Bên tham gia Công ước của Châu Phi và nếu cần thiết xây dựng các mô hình mới về đối tác và hợp tác để tăng cường năng lực trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển, thu thập và phổ biến thông tin nhằm thực thi các chiến lược của mình để chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các hiệu quả hạn hán.

Điều 18. Điều phối và các thoả thuận đối tác

1. Các Bên tham gia Công ước của Châu Phi sẽ điều phối việc xây dựng, đàm phấn và thực hiện các chương trình hành động vùng, tiểu vùng và quốc gia. Các Bên có thể bao gồm các tổ chức khác như các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong quá trình này.

2. Các mục tiêu của sự thoả thuận trên sẽ giúp bảo đảm hợp tác tài chính và kỹ thuật phù hợp với Công ước và tiếp tục sử dụng và quản lý nguồn lực có hiệu quả.

3. Các nước Châu Phi tham gia Công ước sẽ tổ chức các hội nghị tham vấn tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia. Những hội nghị tham vấn này có thể là:

a) Diễn đàn để đàm phán và ký kết các thoả thuận đối tác trong các chương trình hành động vùng, tiểu vùng và quốc gia;

b) Cụ thể hoá việc đóng góp của các nước Châu Phi tham gia Công ước và các thành viên khác của các nhóm tư vấn cho các chương trình và xác định các ưu tiên và các hiệp định về thực thi và các chỉ số đánh giá cũng như bố trí kinh phs cho việc thực thi Công ước.

4. Ban Thư Ký Công ước có thể , theo yêu cầu của các nước Châu phi tham gia Công ước, theo điều 23 của Công ước, tạo điều kiện triệu tập các cuộc họp tư vấn bằng cách:

a) Tư vấn về tổ chức các cuộc họp tư vấn có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các cuộc tham vấn đó.

b) Cung cấp thông tin cho các tổ chức song phương và đa phương có liên quan đến các cuộc họp tư vấn và khuyến khích các tổ chức này tham gia tích cực;

c) Cung cấp thông tin khác thích hợp cho việc tổ chức hay cải thiện các cuộc họp tư vấn.

5. Các cơ quan điều phối của vùng và tiểu vùng sẽ:

a) Đề xuất điều chỉnh các thoả thuận đối tác;

b) Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình của vùng ,tiểu vùng như đã thảo thuận;

c) Bảo đảm thông tin và hợp tác có hiệu quả giữa các nước Châu Phi tham gia Công ước.

6. Việc tham gia của các nhóm tư vấn sẽ mở rộng cho các Chính phủ, các tổ chức có quan tâm, các nhà tài trợ, các cơ quan có liên quan, các quỹ, các chương trình trong hệ thống của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức của vùng và tiểu vùng và các đại diện của các tổ chức phi Chính phủ.Các bên tham gia của mỗi nhóm tư vấn sẽ xác định thể thức quản lý và vận ảnh của các nhóm.

7. Theo điều 14 của Công ước,các nước phát triển tham gia Công ước được khuyến khích xây dựng, theo sáng kiến riêng mình, quá trình tham vấn và hợp tác giữa các tổ chức với nhau tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia và theo đè nghị của các nước Châu Phi tham gia Công ước hay yêu cầu của một tổ chức của vùng hoặc tiểu vùng, tham gia vào quá trình tham vấn tại cấp vùng, tiểu vùng và quốc gia để có thể xem xét,đánh giá hoặc đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện Công ước.

Điều 19. Tổ chức theo dõi

Các Bên tham Công ước thuộc các nước Châu Phi chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện phụ lục này cụ thể như sau:

a) Tại cấp quốc gia, thông qua một cơ chế mà thành phần của cơ chế này sẽ phải do từng nước tham gia công ước xác định và sẽ có các đại diện của cộng đồng địa phương và hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban điều phối quốc gia, theo như điều 7

b) Tại cấp tiểu vùng, sẽ thành lập một ban tư vấn về khoa học kỹ thuật đa ngành, thành phần và phương thức hoạt động của ban này sẽ do các Bên tham gia Công ước của tiểu vùng có liên quan quyết định;

Tại cấp vùng, sẽ theo cơ chế đã được xác định tại các điều trong Hiệp định của Uỷ ban Kinh tế Châu Phi và của Uỷ ban Cố vấn Khoa học Kỹ thuật của Châu Phi.

 

PHỤ LỤC II

CHO VÙNG CHÂU Á THỰC HIỆN

Điều 1. Mục đích

Mục đích của Phụ lục này là để hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả Công ước tại các nước Châu á bị ảnh hưởng so sa mạc hoá.

Điều 2. Các điêu kiện cụ thể của vùng Châu á

Để thực hiện được nghĩa vụ của các nước ghi trong Công ước, các Bên tham gia Công ước cần lưu ý đến các điều kiện cụ thể của các nước trong vùng Châu á như sau:

a) Có diện tích lớn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá, hạn hán, thay đổi của khí hậu, địa hình,s ử dụng đất và hệ thống kinh tế và xã hội;

b) áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên do cuộc sống

c) Tồn tại hệ canh tác, ảnh hưởng trực tiếp đến đói nghèo,dẫn đến đất bị thoái hoá và áp lực lên nguồn nước khan hiếm;

d) ảnh hưởng của các điều kiện trên đối với kinh tế thế giới,vấn đề xã hội như nghèo,sức khoẻ kém,dinh dưỡng, thiếu lương thực, an ninh, di dân, và bùng nổ dân số;

e) khung thể chế và tổ chức,năng lực vẫn chưa đủ để đáp ứng ược các vấn đề về hạn hán và sa mạc hoá của các nước

f) Nhu cầu của các nước về hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến chống sa mạc hoá và giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán;

Điều 3. Khung cho các chương trình hành động quốc gia

1.Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần của các chính sách quốc gia vì sự phát triển bền vững của các Bên tham gia Công ước của vùng.

2. Các Bên tham gia Công ước sẽ xây dựng các chương trình hành động quốc gia theo điều 9 đến 11 của Công ước, lưu ý điều 10, khoản 2 (f). Nếu thấy cần thiết thì các tổ chức hợp tác song phương và đa phương có thể tham gia vào quá trình trên theo yêu cầu của các nước thành viên tham gia Công ước.

Điều 4. Các chương trình hành động quốc gia

1. Để xây dựng và thực hiện chương trình hành động quốc gia, các bên tham gia Công ước của vùng Châu á, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và chính sách của nước mình mà có thể:

a) Cử ra các cơ quan thích hợp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia của nước mình;

b) Thu hút người dân bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán, bao gồm cả những người trong cộng đồng vào tham gia đánh giá, phối hợp và thực hiện các chương trình hành động thông qua quá trình học hỏi ở địa phương, cùng hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức nhà nước và phi chính phủ;

c) Điều tra tình hình môi trường tại các vùng bị ảnh hưởng để đánh giá nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hoá và xác định các vùng ưu tiên để khắc phục hậu quả

d) Đánh giá, có sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng, các chương trình trong quá khứ và hiện tại về chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán, để xây dựng một chiến lược và đánh giá các hoạt động trong các chương trình hành động của nước mình.

e) Xây dựng các chương trình tài chính và kỹ thuật dựa trên cơ sở các thông tin về các hoạt động được nêu trong mục từ (a) tới (d);

f) xây dựng và sử dụng các quy định và các tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện các chương trình hành dộng của các nước trong vùng;

g) Đẩy mạnh việc quản lý tổng hợp các lưu vực tiêu nước, bảo vệ đất và tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn nước;

h) Tăng cường và/hoặc thiết lập hệ thống thông tin, đánh giá, theo dõi, các hệ thống cảnh báo sớm tại các vùng dễ bị sa mạc hoá và hạn hán, chú trọng đến các yếu tố thời tiết, khí tượng, thuỷ văn và các yếu tố khác có liên quan;

i) Xây dựng tinh thần đối tác, hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ cho chương trình.

2. Theo điều 10 của Công ước, chiến lược chung của các chương trình hành động quốc gia sẽ tập trung vào các chương trình phát triển địa phương tổng hợp cho các vùng bị ảnh hưởng, được dựa trên có chế có sự tham gia của người dân và lồng ghép với các chiến lược giảm nghèo, nỗ lực chống hoang mạc và giảm bớt các ảnh hưởng của hạn hán. Các biện pháp có tính liên ngành trong các chương trình hành động sẽ được tập hợp thành các lĩnh vực ưu tiên trong đó tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng khác nhau trong vùn Châu á,theo như điều 2(a);

Điều 5. Các chương trình tiểu vùng và hành động chung

1. Theo điều 11 của Công ước, các Bên tham gia Công ước tại Châu á có thể trao đổi và hợp tác với nhau, nếu thấy cần thiết, để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng, để bổ xung và tăng thêm hiệu lực trong việc thực hiện các chương trình hành động quốc gia. Ngoài ra, các Bên có thể cùng nhau uỷ thác cho các tổ chức chuyên ngành kể các các tổ chức song phương và của nhà nước chịu trách nhiệm phối hợp và thực hiện chương trình. Các tổ chức hay cơ sở này cũng có thể làm cơ quan đầu mối để đảy mạnh và phối hợp hành động theo như điều 16 và 18 của Công ước.

2. Để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng, các Bên tham gia Công ước trong vùng cần:

(a) Xác định, phối hợp với các cơ quan của nhà nước, các ưu tiên liên quan đến chống sa mạc hoá và giảm nhẹ hạn hấn mà các chương trình có thể thực hiện được hiệu quả hơn, cũng như có thể thực hiện hiệu quả các hoạt động có liên quan thông qua các tổ chức này;

(b) Đánh giá năng lực hoạt động và các hoạt động của các cơ quan quốc gia, trong vùng và tiểu vùng;

(c) Đánh giá các chương trình hiện có liên quan đến sa mạc hoá và hạn của tất cả các bên tham gia hoặc một số nước trong vùng hoặc tiểu vùng và mối quan hệ của các chương trình này với chương trinh hành động quốc gia và

(d) Xây dựng một tinh thần đối tác có các tổ chức quốc tế tham gia, có nguồn tài chính và kỹ thuật, có các tổ chức song phương và đa phương tham gia hỗ trợ các chương trình.

3. Các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng có thể bao gồm các chương trình được các bên tham gia thống nhất để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới có liên quan đến sa mạc hoá, các ưu tiên cho hợp tác và các hoạt động trong các lĩnh vực tăng cường năng lực,hợp tác khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống cảnh báo sớm về hạn hán và chia sẻ thông tin và các phương tiện để tăng cường cho các tổ chức hoặc các cơ quan trong vùng và tiêu vùng.

Điều 6. Các hoạt động của vùng

Các hoạt động của vùng để tăng cường thực hiện các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng có thể bao gồm các biện pháp để tăng cường năng lực cho các tổ chức và cơ chế hợp tác và điều phối tại cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng và tăng cường thực thi các điều 16 đến 19 của Công ước. Các hoạt động này có thể bao gồm:

a) Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật

b) Tiến hành thống kê các công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cũng như các công nghệ có tính truyền thống và của địa phương và các kiến thức, tăng cường phổ biến và sử dụng các kiến thức trên;

c) Đánh giá các nhu cầu chuyển giao công nghệ và tăng cường áp dụng và sử dụng các công nghệ đó ;

d) Đẩy mạnh các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân và tăng cường năng lực cho tất cả các cấp, tăng cường đào tạo, nghiên cứu và phát triển, xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực.

Điều 7. Nguồn và cơ chế tài chính

1. Các bên tham gia công ước, do tầm quan trọng của công tác chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong vùng Châu á, tăng cường huy động các nguồn tài chính sẵn có và cơ chế tài chính, theo các điều 20 và 21 của Công ước.

2. Để thực hiện Công ước và trên cơ sở cơ chế điều phối đã xây dựng như đã nêu trong điều 8 và để phù hợp với các chính sách phát triển quốc gia của các nước,các bên tham gia Công ước cùng nhau tập thể hay cá nhân:

a) Đưa ra các biện pháp để khuyến khích và tăng cường cơ chế cung cấp tài chính thông qua các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm thực hiện được các kết quả bằng hành động cụ thể chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.

b) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế để hỗ trợ quốc gia, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và công nghệ;

c) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hợp tác tài chính song phương và/hoặc đa phương để bảo đảm thực hiện Công ước.

3. Các Bên tham gia Công ước sẽ xem xét các thủ tục thích hợp để có thể tài trợ cho các Bên bị ảnh hưởng sa mạc hoá trong vùng.

Điều 8. Cơ chế điều phối và hợp tác

1. Các Bên tham gia Công ước, thông qua các tổ chức được cử ra như trong điều 4, khoản 1 (a) và các Bên trong vùng có thể thiết lập một cơ chế nếu thấy cần thiết để làm các vấn đề dưới đây:

(a) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng;

(b) Hợp tác và điều phối các hoạt động bao gồm các chương trình đa phương tại cáp vùng và tiểu vùng;

(c) Tăng cường hợp tác tài chính, khoa học, kỹ thuật và công nghệ theo điều 5 đến 7;

(d) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế

(e) Theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động.

2. Các bên tham gia Công ước, thông qua các cơ quan được cử ra theo điều 4, khoản 1(a) và các Bên trong vùng cũng có thể trao đổi và phối hợp trong các chương trình hành động chung, tiểu vùng và quốc gia. Các tổ chức khác cũng có thể tham gia như các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ trong quá trình này. Công tác điều phối nhằm tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế theo như điều 20 và 21 của Công ước, tăng cường hợp tác kỹ thuật và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.

3. Các Bên tham gia Công ước của vùng sẽ tổ chức các hội nghị và Ban Thư ký có thể theo yêu cầu của các bên theo như điều 23 của Công ước, tạo điều kiện thuận lợi để triệu tập các hội nghị điều phối bằng cách:

(a) Cung cấp tư vấn về tổ chức các hội nghị điều phối có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các cuộc hội nghị khác;

(b) Cung cấp thông tin cho các tổ chức song phương và đa phương liên quan đến các hội nghị điều phối và khuyến khích họ tham gia tích cực

Cung cấp thông tin khác có thể phù hợp để có thể thiết lập hoặc cải thiện quá trình điều phối.

 

PHỤ LỤC III

THỰC HIỆN CHO VÙNG CHÂU MỸ LA TINH VÀ VÙNG CARIBÊ

Điều 1. Mục đích

Mục đích của Phụ lục này là để hướng dẫn chung cho việc thực hiện Công ước ở vùng Châu Mỹ La tinh và vùng caribê, tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của vùng

Điều 2. Các điều kiện riêng của vùng Châu Mỹ La tình và Caribê

Các Bên sẽ, theo các điều khoản của Công ước, quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng là:

(a) Sự tồn tại của một diện tích rộng lớn dễ bị tổn thương do sa mạc hoá và hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng và đa dạng trong vùng nào; quá trình tích tụ này gây ảnh hưởng xấu về xã hội, kinh tế và môi trường, một điều nghiêm trọng nữa là vùng này là một trong các vùng có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học lơn nhất trên thế giới;

(b) Các hoạt động phát triển thường xuyên không ổn định trong các vùng bị ảnh hưởng là kết quả của một quá trình phức tạp bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị sinh học và lý học, bao gồm cả các yếu tố kinh tế đối ngoại như nợ nước ngoài, kinh doanh buôn bán xấu đi đã làm ảnh hưởng đến thị trường nông, lâm và thuỷ sản

(c) Một sự suy giảm về chất lượng hệ sinh thái là hậu quả chủ yếu của sa mạc hoá và hạn hán, làm giảm sản lượng nông, lâm sản và chăn nuôi và làm mất đi tính đa dạng sinh học; về mặt xã hội, kết quả là sự nghèo đói, di dân, di cư trong nước và sự suy giảm chất lượng đời sống; do vậy vùng sẽ phải đưa ra một phương pháp tiếp cận tổng hợp để giải quyết các vấn đề về sa mạc hoá và hạn hán bằng cách phát triển bền vững các mô hình thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi nước.

Điều 3. Các chương trình hành động

1. Theo Công ước, từ điều 9 đến 11 và để phù hợp với các chính sách phát triển của mỗi quốc gia, các Bên tham gia công ước trong vùng sẽ xây dựng và thực hiên các chương trình hành động quốc gia để chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán được coi là một phần của các chính sách quốc gia để phát triển bền vững .Các chương trình của vùng và tiểu vùng có thể được xây dựng và thực hiện phù hợp với các yêu cầu của vùng.

2. Trong khi xây dựng các chương trình quốc gia của vùng, các Bên tham gia Công ước sẽ đặc biết chú ý đến điều 10, khoản 2(f) của vùng.

Điều 4. Nội dung của các chương trình hành động quốc gia

Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, các nước tham gia Công ước có thể tập trung vào các chủ đề về xây dựng chiến lược quốc gia của mình để đưa ra các hành động chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán, theo như điều 5 của Công ước:

(a) Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân, hợp tác khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nguồn tài chính và cơ chế;

(b) Xoá đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống của người dân;

(c) Bảo đảm an ninh lương thực, phát triển và quản lý bền vững các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và đa mục đích;,

(d) Quản lý bền vững nguồn lực quốc gia, đặc biệt là quản lý hợp lý các khu vực tiêu nước;

(e) Quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên ở các vùng cao

(f) Quản lý hợp lý và bảo tồn đất đai và khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước

(g) Xây dựng và áp dụng các phương án khẩn cấp để giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán;

(h) Tăng cường và/hoặc xây dựng thông tin, đánh giá và theo dõi hệ thống cảnh báo sớm tại các vùng thường xuyên xẩy ra sa mạc hoá, hạn hán, các yếu tổ khí hậu,thuỷ văn, khí tượng, sinh học, đất đai, kinh tế và xã hội;

(i) Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng các nguồn lực khác;

(j) Bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học theo các điều khoản của Công ước về đa dạng sinh học;

(k) Quan tâm đến các khía cạnh về dân số, sa mạc và hạn hán

(l) Xây dựng và tăng cường khung thể chế và pháp luật, cho phép áp dụng Công ước để phân cấp trách nhiệm hành chính và chức năng liên quan đến sa mạc hoá và hạn hán vớ tham gia của các cộng đồng và xã hội.

Điều 5. Hợp tác Khoa học và kỹ thuật

Theo như điều từ 16 đếm 18 của Công ước và căn cứ vào cơ ché điều phối trong điều 7,các Bên tham gia Công ước bị ảnh hưởng sẽ cùng nhau hoặc mỗi cá nhân sẽ:

(a) Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật và hệ thống tin của vùng, tiểu vùng và quốc gia, cũng như lồng ghép vào mạng thông tin toàn thế giới;

(b) Xây dựng một danh mụ các công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm hiện có và phổ biến và sử dụng các thông tin này;

(c) Tăng cường sử dụng kiến thức và kinh nghiệm truyền thống theo điều 18, khoản 2(b) của Công ước

(d) Xác định và chuyển giao các nhu cầu về công nghệ

(e) Tăng cường phát triển, áp dụng, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới phù hợp hiện có, không ảnh hưởng đến môi trường.

Điều 6. Nguồn và cơ chế tài chính

Để thực hiện Công ước, theo điều 20 à 21 và theo cơ chế hợp tác trong điều 7 và để phù hợp với các chính sách phát triển của mỗi quốc gia, các Bên tham gia Công ước trong vùng sẽ cùng nhau, tập thể hay cá nhân:

a) Đưa ra các biện pháp để khuyến khích và tăng cường cơ chế cung cấp tài chính thông qua các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm thực hiện được các kết quả bằng hành động cụ thể chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.

b) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế để hỗ trợ quốc gia, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và công nghệ;

c) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hợp tác tài chính song phương và/hoặc đa phương để bảo đảm thực hiện Công ước.

Điều 7. Khung thể chế

1. Để có thể thực hiện được Phụ lục này,các Bên tham gia Công ước sẽ:

(a) Xây dựng và tăng cường các cơ quan đầu mối quốc gia để điều phối các hoạt động chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.

(b) Thành lập một cơ chế để điều phối các cơ quan đầu mối quốc gia cho các mục đích sau:

(i) Trao đổi các thông tin và kinh nghiệm

(ii) Điều phối các hoạt động tại cấp vùng và tiểu vùng

(iii) Tăng cường hợp tác kỹ thuật, khoa học, kỹ thuật và tài chính

(iv) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế

(i) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình hành động

2. Các bên tham gia Công ước của vùng sẽ tổ chức các cuộc họp điều phối định ỳ và Ban Thư ký theo như điều 23 của Công ước sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triệu tập các cuộc họp điều phối bằng cách:

(a) Cung cấp tư vấn về tổ chức các hội nghị điều phối có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các cuộc hội nghị khác;

(b) Cung cấp thông tin cho các tổ chức song phương và đa phương liên quan đến các hội nghị điều phối và khuyến khích họ tham gia tích cực

(c) Cung cấp thông tin khác có thể phù hợp để có thể thiết lập hoặc cải thiện quá trình điều phối.

 

PHỤ LỤC IV

THỰC HIỆN CHO VÙNG BẮC ĐỊA TRUNG HẢI

Điều 1. Mục đích

Mục đích của Phụ lục này là để hướng dẫn và làm các thủ tục cần thiết để thực hiện có hiệu quả Công ước tại các Bên tham gia Công ước bị ảnh hưởng sa mạc và/hoặc hạn hán tại vùng phía Bắc Địa Trung Hải có các điều kiện đặc biệt.

Điều 2. Các điều kiện riêng của vùng Bắc Địa TRung Hải

Các điều kiện riêng của vùng Bắc Địa Trung Hải theo điều 1 bao gồm:

(a) Các điều kiện khí hậu bán khô hạn ảnh hưởng trên diện rộng, hạn hán theo mùa, lương mưa thay đổi lớn và bất thương.

(b) Đất nghèo kiệt bị xói mòn nặng, dễ bị nứt gẫy bề

(c) Mặt địa hình gồ ghề, độ dốc lớn và có cảnh quan đa dạng

(d) Mất độ che phủ của rừng do cháy rừng thường xây ra

(e) Canh tác nông nghiệp truyền thống, đất để hoang hoá, đất xấu, hệ thống giữ nước xuống cấp

(f) Khai thác nguồn nước không ổn định dẫn đến môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, bao gồm cả ô nhiễm do hoá chất, nhiễm mặn, đất ngập nước

(g) Tập trung các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển do dân số tăng, hoạt động công nghiệp, du lịch và canh tác nông nghiệp có tưới.

Điều 3. Khung kế hoạch chiến lược để phát triển bền vững

1. Các chương trình hành động quốc gia sẽ là một phần quan trọng của khung kế hoạch chiến lược để phát triển bền vững của các Bên tham gia Công ước thuộc vùng bắc Địa Trung Hải.

2. Thực hiện quá trình thương thảo và tham gia của mọi cấp chính phủ, người dân địa phương, các cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn xây dựng chiến lược, kế hoạch linh hoạt để cho phép tối đa người dân tham gia, theo điều 10, khoản 2(f) của Công ước.

Điều 4. Nghĩa vụ xây dựng kế hoạch hành động quốc gia và thời gian biểu

Các Bên tham gia Công ước của vùng bắc Địa Trung Hải sẽ phải xây dựng các chương trình, nếu thấy cần thiết, cả các chương trình hành động chung hay vùng và tiểu vùng. Xây dựng các chương trình sẽ phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Điều 5. Xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia

Để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động quốc gia, theo điều từ 9 đến 10 của Công ước, mỗi Bên tham gia Công ước trong vùng sẽ:

(a) Cử các cơ quan phù hợp chịu trách nhiệm xây dựng, điều phối và thực hiện chương trình;

(b) Thu hút người dân bị ảnh hưởng, bao gồm các cộng đồng địa phương tham gia vào đánh giá, điều phối và thực hiện chương trình thông qua quá trình trao đổi tại địa phương, với sự hợp tác của chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ có liên quan;

(c) Điều tra tình trạng môi trường trong các vùng bị ảnh hưởng để đánh giá nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hoá và quyết định các lĩnh vực cần ưu tiên hành động.

(d) Đánh giá, có sự tham gia của những người dân bị ảnh hưởng, những chương trình hiện nay và trong quá khứ để thiết kế một chiến lược và đánh giá các hoạt động trong chương trình hành động;

(e) Xây dựng các chương trình tài chính và kỹ thuật trên cơ sở thông tin thu được qua các hoạt động trong các khoản từ (a) đến (d);

(f) Xây dựng và sử dụng các quy định và tiêu chuẩn để theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình.

Điều 6. Nội dung của các chương trình hành động

Các bên tham gia bị ảnh hưởng sa mạc hoá trong vùng có thể, trong các chương trình hành động của mình, đưa ra các biện pháp cụ thể liên quan đến:

(a) Các lĩnh vực hành chính, thể chế và luật pháp;

(b) Các mô hình sử dụng đất, quản lý nguồn nước, bảo tồn đất, các hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp, quản lý đồng cỏ và chăn nuôi;

(c) Quản lý và bảo tồn động vật hoang dã và các hình thức đa dạng sinh học khác;

(d) Phòng chống cháy rừng;

(e) Cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư;

(f) Nghiên cứu, đào tạo và nâng cao nhận thức.

Điều 7. Các chương trình hành động chung của vùng và tiểu vùng

1. Các Bên tham gia công ước có thể, theo điều 11 của Công ước,xây dựng và thực hiện các chương trình hành động của vùng và/hoặc tiểu vùng để bổ xung và tăng thêm hiệu lực của các chương trình hành động quốc gia. Các nước trong vùng, hai hay nhiều nước, có thể thoả thuận xây dựng một chương trình hành động chung với nhau;

2. Các khoản trong điều 5 và 6 sẽ áp dụng để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng. Ngoài ra, các chương trình có thể bao gồm việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến hệ sinh thái trong vùng bị ảnh hưởng.

3. Để xây dựng và thực hiện các chương trình hành động chung hoặc vùng và tiểu vùng, các Bên tham gia Công ước trong vùng sẽ:

(a) Xác định, kết hợp với các tổ chức trong nước, các mục tiêu quốc gia liên quan đến sa mạc hoá để có thể đáp ứng tốt hơn mục tiêu của chương trình và các hoạt động có liên quan mà có thể thông qua các tổ chức này để thực hiện có hiệu quả hơn;

(b) Đánh giá năng lực và hoạt động của các tổ chức trong nước, vùng và tiểu vùng

(c) Đánh giá các chương trình hiện nay liên quan đến sa mạc hoá tại các Bên trong vùng và mối quan hệ của chúng với các chương trình hành động quốc gia.

Điều 8. Điều phối các chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng

Các Bên tham gia Công ước xây dựng một chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng có thể xây dựng một uỷ ban điều phối bao gồm các địa diện của mỗi nước có liên quan để đánh giá tiến trình chống sa mạc hoá, lồng ghép các chương trình hành động quốc gia, đưa ra các khuyến nghị cho các bước xây dựng và thực hiện các chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng và làm đầu mối để xúc tiến quá trình hợp tác theo như điều từ 16 đến 19 của Công ước.

Điều 9. Hỗ trợ tài chính

Để thực hiện các chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng, các

Bên tham gia Công ước của vùng cần huy động các nguồn tài trợ để thực hiện.

Điều 10. Phối hợp với các vùng và tiểu vùng khác

Các chương trình hành động chung, của vùng và tiểu vùng trong vùng Địa Trung Hải có thể được xây dựng và thực hiện với sự cộng tác của các nước trong vùng và tiểu vùng, đặc biệt là các nước thuộc tiểu vùng Bắc Phi.