Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3287/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Căn cứ các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 8264/TB-BNN-VP ngày 30/11/2020 về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 3819/BNN-TCLN ngày 21/6/2021 về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 130/SNN&PTNT-KL ngày 27/3/2021, số 480/BC-SNN&PTNT ngày 19/8/2021; của Chi cục Kiểm lâm tại Tờ trình số 18/TTr-CCKL ngày 18/8/2021 (kèm theo hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030 với các nội dung chính như sau:

1. Đơn vị xây dựng phương án: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa.

2. Địa chỉ: Số 03 Hạc Thành, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động; gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen các loài hạt trần quý, hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ; bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh nguồn nước khu vực đầu nguồn sông Luồng, sông Mã và thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về môi trường

- Bảo vệ hiệu quả 646,95 ha đất rừng hiện có; tiếp tục duy trì độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng; bảo vệ, phát triển bền vững chỉ số đa dạng sinh học phân loài, loài, quần thể, hệ sinh thái rừng núi đá và đa dạng nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; trọng tâm là 9 loài hạt trần hiện có.

- Phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng (bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất; hạn chế xói mòn, rửa trôi và nâng cao độ phì của đất; giảm thiểu thiên tai, lũ lụt, hạn hán, lũ ống, lũ quét).

b) Mục tiêu về xã hội

- Thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn thông qua các hoạt động bảo vệ rừng, du lịch sinh thái, phát triển nghề truyền thống và các chương trình an sinh, xóa đói giảm nghèo.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường giao thông, các công trình công cộng hướng tới xây dựng nông thôn mới.

c) Mục tiêu về kinh tế

- Từng bước đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Phát huy tối đa tiềm năng, đặc trưng và thế mạnh của khu bảo tồn để tạo môi trường thu hút đầu tư; thực hiện hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng đệm.

4. Nội dung và các hoạt động chính

4.1. Kế hoạch sử dụng đất

- Tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả, ổn định 646,95 ha rừng và đất rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo các phân khu và đến năm 2030 duy trì ổn định 502,84 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; 144,11 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái

(Chi tiết theo Phụ biểu số I đính kèm).

4.2. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

4.2.1. Kế hoạch bảo vệ rừng:

a) Tiếp tục giao khoán 646,95 ha rừng đặc dụng tại các Tiểu khu 185, 187; hình thức khoán công việc, dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vùng đệm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ.

b) Tập trung thực hiện đồng bộ, tổng hợp các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn 646,95 ha rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, theo hướng:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống mốc giới; cắm bổ sung 50 mốc ranh giới; duy tu bảo dưỡng, sửa chữa 200 mốc ranh giới, mốc phân khu hiện có, gắn với hoàn thiện cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính, bản đồ mốc giới của khu bảo tồn.

- Thực hiện chương trình giám sát, bảo tồn loài, thu hồi súng săn (nếu có) và các dụng cụ săn bắn, bẫy bắt động vật rừng; quản lý, xử lý nghiêm hành vi xâm canh, xâm lấn, xây dựng công trình trái phép trên đất rừng đặc dụng và vùng đệm.

- Rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra, chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật Lâm nghiệp.

- Tạo nguồn thu hợp pháp để bổ sung, bố trí lực lượng lao động bảo vệ rừng chuyên trách phù hợp (dự kiến bổ sung 02 cán bộ hợp đồng/Trạm Kiểm lâm) để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.

(Chi tiết có Phụ biểu số II kèm theo)

4.2.2. Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Chương IV, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ: Ưu tiên đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng (bảng tuyên truyền; biển báo cấm lửa; đường băng xanh cản lửa; mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...); tổ chức 02 cuộc diễn tập chữa cháy rừng tại các xã vùng đệm; cải tạo hồ điều hòa tại bản Bâu, xã Nam Động, đảm bảo phục vụ công tác chữa cháy rừng.

4.2.3. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiếp về bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phát triển các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục môi trường và nguy cơ tuyệt chủng cao; trọng tâm là bảo tồn khu hệ động vật đối với các loài thuộc Bộ Linh trưởng, bò sát, ếch nhái, gặm nhấm...; khu hệ thực vật là các loài thuộc loài hạt trần, các loài lan, các hệ sinh thái đặc thù, điển hình trên núi đá.

- Xây dựng 04 tuyến giám sát 09 loài hạt trần đã được xác định; thực hiện chương trình giám sát, theo dõi diễn thế, biến động của 09 loài hạt trần quý, hiếm.

- Xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng tái sinh tự nhiên gắn với nghiên cứu, di thực, nhân giống các loài hạt trần quý hiếm tại Khu bảo tồn loài Nam Động.

4.2.4. Kế hoạch phát triển rừng

- Kế hoạch phát triển cây giống cây trồng lâm nghiệp: Tập trung cải tạo, nâng cấp 01 vườn ươm, quy mô 0,3 ha, tại bản Khương Làng, xã Nam Động huyện Quan Hóa với công suất 20 vạn cây/năm; ưu tiên nhân giống các loài cây lâm nghiệp lợi thế (các loài Keo, Lát, Xoan, Luồng...), đủ tiêu chuẩn, chất lượng phục vụ trồng rừng.

- Trồng cây phân tán: Trồng cây xanh, cây bóng mát tạo cảnh quan ven đường giao thông từ cầu Nam Động vào Trạm Kiểm lâm Bản Bâu; dự kiến chiều dài đường 12 km; đối tượng cây trồng áp dụng theo quy định Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh, theo đặc điểm, nhu cầu thực tế và quy định khác của pháp luật liên quan.

4.2.5. Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

a) Kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học

- Chuyển tiếp và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 05/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, như: Bảo tồn, phát triển Khu hệ Lan; tài nguyên cây thuốc; các loài thực vật (Chò chỉ, Dổi xanh, Vù hương, các loài De, Nghiến); các loài động vật (Khỉ mặt đỏ; các loài Rùa; các loài móng guốc (Hoẵng, Sơn dương...); các loài chim quý, hiếm nguy cấp...; xây dựng vườn sưu tập các loài phong lan, địa lan hiện có; thực hiện chương trình giám sát, quan trắc và theo dõi diễn biến, đánh giá diễn thế rừng tại 2 tiểu khu 185 và 187 trên các ô sinh thái, ô tiêu chuẩn định vị và nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án nâng hạng khu bảo tồn.

- Đề xuất, xây dựng mới các dự án, đề tài, nhiệm vụ về bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng trọng tâm, trọng điểm: Tiếp tục ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án về bảo tồn, phát triển 9 loài hạt trần đã được ghi nhận (Thông Pà cò, Đỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Thông tre lá dài, Dẻ tùng sọc rộng, Thông đỏ đá vôi, Thông tre lá ngắn, Gắm núi, Gắm lá rộng); xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết, chuyên sâu đối với các loài thực vật quý, hiếm và xác nhận cây di sản (nếu đủ điều kiện) để quản lý rừng bền vững. Nghiên cứu, triển khai thực hiện chương trình, dự án bảo tồn các loài Gà nguy cấp, quý hiếm trong họ Trĩ; các loài Cầy; các loài Gặm nhấm; các loài bò sát, lưỡng cư ...

b) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa (đơn vị trực tiếp quản lý Khu bảo tồn)

- Đào tạo trình độ thạc sĩ về động vật, thực vật rừng sau Đại học 2-4 người.

- Bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ chuyên môn, giám sát đa dạng sinh học, công nghệ thông tin địa lý từ 2-4 người; bồi dưỡng cho người dân địa phương về sự tham gia của cộng đồng liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên.

4.2.6. Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Nghiên cứu lập, thẩm định, trình phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, giai đoạn 2021 - 2030 (nếu đủ điều kiện), đảm bảo phù hợp với thực tế, nhu cầu phát triển và theo hướng:

a) Đối với các điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Tuyến 1: Hình thức tổ chức du lịch cộng đồng (Tuyến du lịch từ Trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam Động đi 6 bản vùng đệm) để thăm quan, tìm hiểu, khám phá văn hóa truyền thống đồng bào Thái.

- Tuyến 2: Kết nối du lịch sinh thái Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động với Khu BTTN Pù Hu, Pù Luông và hang Ma.

- Tuyến 3: Tuyến du lịch sông nước - từ Trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam động đi du ngoạn dọc theo sông Luồng, đi các bản người Mường, người Thái gắn với các địa danh của Đoàn quân Tây Tiến.

- Tuyến 4: Tuyến du lịch khám phá hệ sinh thái rừng phân bố các loài cây hạt trần, du lịch leo núi, chinh phục đỉnh Pa Pa (1.246m), đỉnh Pha Phanh (1.205m).

b) Đối với các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí

- Đầu tư, xây dựng hạ tầng du lịch sinh thái, tạo cảnh quan phục vụ khác thăm quan, du lịch (Trung tâm du khách tại Trạm Kiểm lâm Nam Động, xã Nam Động; xây dựng mới chòi nghỉ chân cho du khách; xây dựng bến thuyền trên sông Luồng; cải tạo bãi giữ xe và xây dựng, hoàn thiện hệ thống công trình cấp nước sạch tự chảy phục vụ sinh hoạt, kết hợp du lịch sinh thái....)

- Hỗ trợ khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch văn hóa và hạ tầng phục vụ công tác tuyên truyền, bảo tồn gắn với hoạt động du lịch (bảng nội quy, bảng chỉ dẫn du khách...) tại các khu vực, điểm trung tâm, điểm giao các tuyến đường.

4.2.7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

- Xây dựng đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái: Đầu tư, xây dựng 6 km đường tuần tra từ Trung tâm Bản Lở, 5 km từ Trung tâm bản Bâu, xã Nam Động và 8 km từ Trung tâm Bản Na Hồ, xã Sơn Điện vào vùng lõi khu bảo tồn.

- Đầu tư xây dựng mới Trạm Kiểm lâm Bản Lở, xã Nam Động; thành lập và xây dựng Trạm Kiểm lâm Bản Na Hồ, xã Sơn Điện; sửa chữa, cải tạo Trạm Kiểm lâm Bản Bâu.

- Xây dựng Nhà trưng bầy tài nguyên sinh vật; chòi canh lửa rừng; biển báo cấp cháy rừng và mua sắm trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.

4.2.8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng.

- Lựa chọn, xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất tại 11 thôn vùng đệm dựa trên quan điểm khảo sát, lấy nhu cầu, đề xuất của cộng đồng làm nền tảng, cơ sở để thực hiện (mô hình trồng rau sạch, nuôi cá, mô hình nuôi thủy cầm, chăn nuôi gia súc; phục tráng, phát triển rừng luồng, rừng núa, vầu ...) và triển khai các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững.

- Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu gắn với cung cấp nước sạch sinh hoạt cho công động, hộ gia đình, cá nhân sở tại: Xây dựng mới 02 đập thủy lợi nhỏ; nâng cấp 09 hệ thống thủy lợi nhỏ hiện có tại 11 thôn bản vùng đệm; xây dựng 10 km đường ống dẫn nước phục vụ khai hoang lúa nước và 02 công trình hệ thống nước sạch sinh hoạt cho cộng đồng thôn, bản vùng đệm.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ cộng đồng thôn, bản vùng đệm theo theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

4.2.9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi trả dịch vụ hấp thụ cacbon của các chính sách khác liên quan đối với 646,95 ha rừng đặc dụng hiện có theo quy định tại Điều 61, Luật Lâm nghiệp năm 2017; xác định mức giá dịch vụ đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện

4.2.10. Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng và các trường học trên địa bàn các xã vùng đệm.

- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế, hương ước và các quy định của cộng đồng 11 thôn (bản) vùng đệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.

4.2.11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kim kê rừng

- Thường xuyên thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kịp thời cập nhật chính xác đầy đủ thông tin về số lượng, chất lượng cũng như dự đoán xu hướng diễn biến tài nguyên rừng.

- Điều tra, kiểm kê rừng: Điều tra, đánh giá trữ lượng, diễn thế từng loại trạng thái rừng; kiểm tra, hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi; biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định.

- Thực hiện chương trình giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ hoặc đột xuất, quan tâm đến các giống, loài quý hiếm, đặc hữu, điển hình của khu bảo tồn.

5. Kinh phí thực hiện phương án

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: Hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động; hỗ trợ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu bảo tồn, chăm sóc, cứu hộ; nghiên cứu ứng dụng các chương trình đào tạo ngắn hạn, phát triển cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

- Kinh phí từ nguồn vốn đơn vị huy động theo hình thức đầu tư và xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và vốn tự có hợp pháp của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, giai đoạn 2021 - 2030 sau khi được phê duyệt; thực hiện đào tạo, tập huấn, tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; bảo tồn đa dạng sinh học; mua sắm dụng cụ, trang thiết bị....

(Chi tiết tại Phụ biểu số III đính kèm)

6. Các giải pháp trọng tâm thực hiện phương án

6.1. Giải pháp về công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực

- Tiếp tục giao Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa tổ chức quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động theo Quyết định 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh. Lựa chọn, xây dựng cơ chế quản lý, vận hành phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn nhu cầu phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động khu bảo tồn loài.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn để nâng cao kỹ năng, trình độ về bảo tồn thiên nhiên cho công chức, viên chức, người lao động Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa; tổ chức huấn luyện, trình diễn để hộ gia đình, cá nhân vùng đệm tham gia sâu vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên; đồng thời có chế độ, chính sách phù hợp để ưu tiên tuyển dụng người được đào tạo chính quy, con em đồng bào tại địa phương làm việc cho khu bảo tồn.

- Hàng năm cập nhật các hoạt động, kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng và lập kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.

6.2. Giải pháp về phi hợp với các bên liên quan.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017, của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 và UBND tỉnh tại Kế hoạch hành động số 47/KH-UBND, ngày 24/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp tuần tra, kiểm tra, rừng để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp; nhất là các hành vi lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật trái phép và các hình thức xâm hại đến rừng.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã, Ban quản lý các thôn, bản vùng đệm trong chỉ đạo, thực hiện các mô hình phát triển sinh kế, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy các giá trị sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân.

- Kêu gọi, tiếp nhận, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, hạ tầng kỹ thuật, dụng cụ, phương tiện hiện đại phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên.

6.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ.

Ứng dụng công nghệ GIS, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu nghiên cứu theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và quảng bá giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực; ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống phục vụ trồng rừng, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng; tiếp cận các đề án, dự án quốc gia, quốc tế về bảo tồn và phát triển loài; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn và bảo vệ môi trường.

6.4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.

Tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động; khai thác, huy động các nguồn vốn có tính chất ngân sách đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; vốn tự có và huy động hợp pháp khác; xây dựng tiêu chí, quy trình và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, tạo sự hấp dẫn để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, ngoài nước đầu tư, hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm.

6.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế.

Tăng cường vận động, thu hút các dự án quốc tế nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng và nâng cao hiệu quả quản lý lâm nghiệp như dự án: Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ; thực hiện các thỏa thuận cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)... để nâng cao vị thế và tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới.

6.6. Giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng hiện có, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Thường xuyên theo dõi và cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng, các loài động, thực vật ngoại lai xâm hại.

6.7. Giải pháp phát triển dân sinh kinh tế vùng đệm.

Tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đặc biệt là Quyết định số 1409/QĐ-TTg, ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; các chính sách về phát triển rừng đặc dụng;... đầu tư, hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế vùng đệm, góp phần bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; khuyến khích người dân tham gia thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên.

6.8. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tới mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về bảo tồn thiên nhiên; tổ chức các chương trình ngoại khóa của các cấp học phổ thông về quản lý bền vững đa dạng sinh học; các chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp... và cộng đồng dân cư địa phương để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

(Nội dung chi tiết thể hiện trong hồ sơ phương án kèm theo Báo cáo thẩm định của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Chi cục Kiểm lâm trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được phê duyệt.

2. UBND huyện Quan Hóa, Quan Sơn chỉ đạo UBND các xã vùng đệm Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động triển khai, tổ chức thực hiện phương án và các nhiệm vụ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành cấp tỉnh để chỉ đạo, triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

3. Các Sở, ban, ngành có liên quan:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai, rộng rãi nội dung của phương án trên các phương tiện truyền thông để các xã, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của phương án được phê duyệt; hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Các Sở, ngành, đơn vị: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Chi cục Kiểm lâm thực hiện phương án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3, QĐ (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/cáo);
- Các đơn vị liên quan;
- Lưu: VT, NN.
(MC65.08.21)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

Phụ biểu số I:

Quy hoạch các phân khu chức năng thuộc Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030

(Kèm theo Quyết định số: 3287/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Khoảnh

Diện tích (ha)

Ghi chú

 

 

646,95

 

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

502,84

 

6

27 lô

239,26

Rừng tự nhiên trên núi đá vôi

5

29 lô

263,58

Rừng tự nhiên trên núi đá vôi

Phân khu phục hồi sinh thái

144,11

 

5

20 lô

144,11

Rừng núi đất

 

Phụ biểu số II:

Danh sách thôn, bản vùng đệm Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030

(Kèm theo Quyết định số: 3287/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Đơn vị hành chính

Thôn vùng đệm

1

Huyện Quan Hóa

Nam Động

Bản Bâu

Bản Lở

Khương Làng

Bản Nót

Bản Bất

Bản Chiềng

2

Huyện Quan Sơn

Trung Thượng

Bản Bàng

Sơn Điện

Na Hồ

Xuân Sơn

Sơn Lư

Bản Hẹ

Bản Bìn

 

Phụ biểu số III:

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030

(Kèm theo Quyết định số: 3287/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Nội dung

Tổng vốn đầu tư

Giai đon 2021-2025

Giai đon 2026-2030

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Vốn huy động hợp pháp khác

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Vốn huy động hợp pháp khác

Ngân sách Nhà nước

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương

Cộng NSNN

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương

Tổng cộng (I+II+III+IV+V+VI+VII)

119.904,3

55.501,3

36.168,3

36.168,3

 

19.333

64.403

29.767

29.767

 

34.636

I

Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

7.836,8

2.664,8

2.341,8

2.341,8

 

323

5.172

3.325

3.325

 

1.847

1

Chi trả, hỗ trợ cho lực lượng làm công tác bảo vệ rừng theo đúng quy định của pháp luật.

2.476,8

676,8

676,8

676,8

 

 

1.800

1.800

1.800

 

 

2

Nâng cao năng lực thực hiện pháp luật cho lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã vùng đệm và lực lượng tổ đội QLBVR của thôn bản vùng đệm

1.320

660

660

660

 

 

660

660

660

 

 

-

Tập huấn nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn, Kiểm lâm viên phụ trách tiểu khu, chính quyền xã, thôn bản vùng đệm về thực thi pháp luật QLBVR, PCCCR; xử lý vi phạm; bảo tồn ĐDSH; nghiệp vụ sử dụng máy tính bảng, máy định vị GPS.

420

240

240

240

 

 

180

180

180

 

 

-

Tập huấn công tác PCCCR

240

60

60

60

 

 

180

180

180

 

 

-

Tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp: Lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, canh tác trên đất dốc, mô hình VAC.

360

180

180

180

 

 

180

180

180

 

 

-

Tập huấn công tác cứu hộ và quản lý động vật hoang dã.

300

180

180

180

 

 

120

120

120

 

 

3

Xây dựng các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR

2.740

635

635

635

 

 

2.105

605

605

 

1.500

-

Bảng tuyên truyền.

330

180

180

180

 

 

150

150

150

 

 

-

Biển báo cấm lửa.

40

20

20

20

 

 

20

20

20

 

 

-

Cải tạo hồ điều hòa tại Bản Bâu xã Nam Động

1.500

 

 

 

 

 

1.500

 

 

 

1.500

-

Xây dựng đường băng xanh cản lửa (rộng 30m)

870

435

435

435

 

 

435

435

435

 

 

4

Xây dựng các kế hoạch, chương trình quản lý bảo vệ rừng, PCCCR

690

323

90

90

 

233

367

90

90

 

277

-

Xây dựng kế hoạch quản lý súng săn, cưa xăng và các dụng cụ bẫy bắt động vật hoang dã, quản lý việc nuôi nhốt động vật hoang dã.

30

30

30

30

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng kế hoạch quản lý việc chăn thả gia súc và xâm lấn đất rừng đặc dụng.

30

 

 

 

 

 

30

30

30

 

 

-

Cam kết về bảo vệ rừng, PCCCR đến các hộ gia đình (11 thôn x 10 năm)

220

88

 

 

 

88

132

 

 

 

132

-

Hướng dẫn, bổ sung quy chế phối hợp với các ngành (Công an, Quân đội, Hội nông dân, Hội phụ nữ, UBMTTQ, Đoàn Thanh niên...)

120

60

60

60

 

 

60

60

60

 

 

-

Hội nghị đánh giá quy chế phối hợp với các đơn vị giáp ranh

80

40

 

 

 

40

40

 

 

 

40

-

Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước cộng đồng dân cư thôn (bản) tại 11 bản vùng đệm

110

55

 

 

 

55

55

 

 

 

55

-

Diễn tập chữa cháy rừng các xã vùng đệm

100

50

 

 

 

50

50

 

 

 

50

5

Giám sát đa dạng sinh học

160

90

 

 

 

90

70

 

 

 

70

-

Xây dựng kế hoạch giám sát đa dạng sinh học

60

30

 

 

 

30

30

 

 

 

30

-

Tổ chức giám sát, đánh giá đa dạng sinh học

100

60

 

 

 

60

40

 

 

 

40

6

Sửa chữa, cắm bổ sung mốc giới

450

280

280

280

 

 

170

170

170

 

 

-

Xây dựng kế hoạch cắm mốc giới

30

30

30

30

 

 

 

 

 

 

 

-

Sửa chữa mốc giới

100

100

100

100

 

 

 

 

 

 

 

-

Cắm bổ sung mốc giới

300

150

150

150

 

 

150

150

150

 

 

-

Xây dựng bản đồ mốc giới

20

 

 

 

 

 

20

20

20

 

 

II

Chương trình phát trin rừng, phục hồi sinh thái

570

 

 

 

 

 

570

120

120

 

450

1

Cải tạo, nâng cấp Vườn ươm cây giống tại Trạm Kiểm lâm Nam Động

450

 

 

 

 

 

450

 

 

 

450

2

Tập huấn kỹ thuật sản xuất, ươm giống một số giống cây trồng lâm nghiệp chính.

120

 

 

 

 

 

120

120

120

 

 

III

Chương trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực.

37.460

17.480

11.300

11.300

 

6.180

19.980

10.300

10.300

 

9.680

1

Chương trình nghiên cứu khoa học

36.500

17.000

11.000

11.000

 

6.000

19.500

10.000

10.000

 

9.500

1.1

Bảo tồn và nhân giống 9 loài hạt trần (Thông Pà cò, Đỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Thông tre lá dài, Dẻ tùng sọc rộng, Thông đỏ đá vôi, Thông tre lá ngắn, Gắm núi, Gắm lá rộng).

3.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết các loài cây cổ thụ hạt trần quý hiếm để quản lý rừng bền vững.

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Điều tra hiện trạng khu hệ Lan và thử nghiệm nhân giống một số loại Lan quý hiếm

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

1.4

Điều tra hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn loài Chò chỉ, Dổi xanh, Vù hương, các loài Re hương, Nghiến

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

1.5

Điều tra hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Rùa.

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

1.6

Điều tra hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn loài móng guốc (Hoẵng, Sơn dương...).

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

1.7

Điều tra hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn các loài chim quý, hiếm nguy cấp.

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

1.8

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Gà nguy cấp, quý hiếm trong họ Trĩ (Phasianidae).

2.000

2.000

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

1.9

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Cày nguy cấp, quý hiếm trong họ Cầy (Viverridae).

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

1.10

Xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật, thực vật quý hiếm và hệ sinh thái rừng núi đá vôi

1.500

1.500

 

 

 

1.500

 

 

 

 

 

1.11

Lập 10 ô tiêu chuẩn định vị để quan trắc và theo dõi diễn biến, đánh giá diễn thế rừng tại 2 tiểu khu 185, 187.

1.500

 

 

 

 

 

1.500

 

 

 

1.500

1.12

Điều tra, bảo tồn một số loài Khỉ mặt đỏ tại khu bảo tồn

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

1.13

Điều tra, bảo tồn loài Sóc bay trâu tại khu bảo tồn

2.000

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

1.14

Điều tra, bảo tồn loài Rắn khuyết (loài mới phát hiện) tại khu bảo tồn

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

1.15

Điều tra, bảo tồn các loài thủy sinh và họ Cá cóc tại khu bảo tồn

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

1.16

Điều tra, bảo tồn thực vật loài My điểm Hồng (loài mới phát hiện) tại khu bảo tồn

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

1.17

Điều tra hiện trạng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái đa dạng sinh học bởi các loài động, thực vật ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

1.18

Xây dựng vườn sưu tập các loài phong lan, địa lan hiện có tại khu bảo tồn phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen.

2.500

2.500

 

 

 

2.500

 

 

 

 

 

2

Chương trình giảng dạy, thực tp, đào tạo nguồn nhân lực.

960

480

300

300

0

180

480

300

300

0

180

2.1

Đào tạo nguồn cán bộ quản lý chuyên sâu về động vật, thực vật

100

50

 

 

 

50

50

 

 

 

50

2.2

Đào tạo cán bộ nghiên cứu sau đại học trong nước và ngoài nước

100

50

 

 

 

50

50

 

 

 

50

2.3

Bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch

160

80

 

 

 

80

80

 

 

 

80

2.4

Đào tạo, bồi dưỡng cho người dân địa phương về sự tham gia của cộng đồng liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên.

300

180

180

180

 

 

120

120

120

 

 

2.5

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, giám sát đa dạng sinh học, công nghệ thông tin địa lý (GIS)

300

120

120

120

 

 

180

180

180

 

 

IV

Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng

30.674,5

14.712,5

14.382,5

14.382,5

0

330

15.962

8.697

8.697

0

7.265

1

Hệ thống đường giao thông (bê tông)

9.500

5.500

5.500

5.500

 

 

4.000

 

 

 

4.000

-

Xây dựng đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái

9.500

5.500

5.500

5.500

 

 

4.000

 

 

 

4.000

+

Tuyến 1: Từ Trung tâm Bản Lở (xã Nam Động) đi vào vùng lõi khu bảo tồn.

3.000

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

 

+

Tuyến 2: Từ Trung tâm Bản Bâu (xã Nam Động) đi vào vùng lõi khu bảo tồn.

2.500

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

 

 

 

+

Tuyến 3: Từ Trung tâm bản Na Hồ (xã Sơn điện) đi vào vùng lõi khu bảo tồn.

4.000

 

 

 

 

 

4.000

 

 

 

4.000

2

Xây dựng Trạm Kiểm lâm

15.000

8.000

8.000

8.000

 

 

7.000

7.000

7.000

 

 

-

Sửa chữa, cải tạo Trạm Kiểm lâm Bản Bâu, xã Nam Động.

1.000

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng Trạm Kiểm lâm Bản Lở, xã Nam Động (dự kiến).

7.000

7.000

7.000

7.000

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng Trạm Kiểm lâm Bản Na Hồ, xã Sơn Điện (dự kiến).

7.000

 

 

 

 

 

7.000

7.000

7.000

 

 

3

Xây dựng Nhà trưng bầy sinh vật (dự kiến)

3.000

 

 

 

 

 

3.000

 

 

 

3.000

4

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2.324,5

1.182,5

852,5

852,5

 

330

1.142

877

877

 

265

-

Xe gắn máy cơ động PCCCR

150

100

 

 

 

100

50

 

 

 

50

5

Xây dựng chòi canh lửa

800

 

 

 

 

0

800

800

800

 

 

6

Xây dựng biển báo cấp cháy rừng

50

30

30

30

 

 

20

20

20

 

 

V

Chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí

21.333

10.124

2.124

2.124

 

8.000

11.209

1.715

1.715

 

9.494

1

Tuyến điểm du lịch sinh thái

13.000

8.000

 

 

 

8.000

5.000

 

 

 

5.000

-

Tuyến 1: Tuyến du lịch từ Trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam Động đi 6 bản vùng đệm theo hình thức du lịch cộng đồng.

4.000

4.000

 

 

 

4.000

 

 

 

 

 

-

Tuyến 2: Kết nối du lịch sinh thái Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động với Khu BTTN Pù Hu, Pù Luông và hang Ma.

4.000

4.000

 

 

 

4.000

 

 

 

 

 

-

Tuyến 3: Tuyến du lịch sông nước - từ Trung tâm du khách Trạm Kiểm lâm Nam động đi du ngoạn dọc theo sông Luồng, đi các bản người Mường, người Thái gắn với các địa danh của Đoàn quân Tây Tiến.

4.000

 

 

 

 

 

4.000

 

 

 

4.000

-

Tuyến 4: Tuyến du lịch khám phá hệ sinh thái rừng phân bố các loài cây hạt trần, du lịch leo núi, chinh phục đỉnh Pa Pa (1.246m), đỉnh Pha Phanh (1.205m).

1.000

 

 

 

 

 

1.000

 

 

 

1.000

2

Bảng giới thiệu khu bảo tồn

100

100

100

100

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn du khách

165

 

 

 

 

 

165

165

165

 

 

4

Hỗ trợ khôi phục văn hóa dân gian, ngành nghề truyền thống tại 11 thôn (bản) vùng đệm

1.650

900

900

900

 

 

750

750

750

 

 

5

Sửa chữa, nâng cấp chòi nghỉ chân cho du khách

200

200

200

200

 

 

 

 

 

 

 

6

Làm mới chòi nghỉ chân cho du khách

1.200

400

400

400

 

 

800

800

800

 

 

7

Xây dựng 01 Trung tâm du khách tại bản Khuông Làng, xã Nam Động huyện Quan Hóa.

2.500

 

 

 

 

 

2.500

 

 

 

2.500

8

Cải tạo cảnh quan, cây xanh ven đường giao thông từ cầu Nam Động vào Bản Bâu

720

 

 

 

 

 

720

 

 

 

720

9

Xây dựng bến thuyền trên sông Luồng tại Trạm Kiểm lâm Bản Bâu

600

 

 

 

 

 

600

 

 

 

600

10

Cải tạo bãi giữ xe tại Trạm KL Nam Động

150

 

 

 

 

 

150

 

 

 

150

11

Hệ thống cấp nước sạch tự chảy cho sinh hoạt, làm việc kết hợp du lịch sinh thái.

500

500

500

500

 

 

 

 

 

 

 

12

Bãi thu gom chất thải rắn và thùng thu gom.

500

 

 

 

 

 

500

 

 

 

500

13

Xây dựng các biển báo diễn giải về môi trường

48

24

24

24

 

 

24

 

 

 

24

VI

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng đệm và dịch vụ cho cộng đồng

20.950

10.000

5.500

5.500

 

4.500

10.950

5.050

5.050

 

5.900

1

Xây dựng các mô hình trình diễn

9.300

3.400

2.900

2.900

 

500

5.900

4.500

4.500

 

1.400

-

Xây dựng mô hình trồng rau sạch tại 4 xã vùng đệm

900

300

300

300

 

 

600

600

600

 

 

-

Xây dựng mô hình nuôi gia cầm (Ngan, Vịt)

1.200

600

600

600

 

 

600

600

600

 

 

-

Thí điểm xây dựng mô hình chăn nuôi đại gia súc (Dê, Bò sinh sản, Trâu).

900

300

300

300

 

 

600

600

600

 

 

-

Xây dựng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng

400

200

 

 

 

200

200

 

 

 

200

-

Xây dựng mô hình phục tráng rừng luồng tại các bản vùng đệm

1.200

600

600

600

 

 

600

600

600

 

 

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng

200

200

200

200

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng mô hình cải tạo nhà sàn truyền thống.

600

 

 

 

 

 

600

600

600

 

 

-

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng

600

 

 

 

 

 

600

600

600

 

 

-

Xây dựng mô hình nhà tiêu hp vệ sinh (11 thôn, bản) vùng đệm.

1.200

300

 

 

 

300

900

 

 

 

900

-

Xây dựng mô hình gây nuôi động vật hoang dã thông thường (Dúi, Ba ba, Rắn, Nhím....)

1.500

600

600

600

 

 

900

900

900

 

 

-

Xây dựng mô hình phát triển rừng vầu bằng phương pháp nhân hom.

600

300

300

300

 

 

300

 

 

 

300

2

Xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu và nước sạch sinh hoạt.

11.650

6.600

2.600

2.600

 

4.000

5.050

550

550

 

4.500

-

Xây dựng đập thủy lợi nhỏ (Bản Bâu, Bản Chiềng)

4.000

2.000

 

 

 

2.000

2.000

 

 

 

2.000

-

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ hiện có tại 11 thôn bản vùng đệm

4.500

2.000

 

 

 

2.000

2.500

 

 

 

2.500

-

Cải tạo hệ thống kênh mương xây, kênh mương đất.

300

300

300

300

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng đường ống dẫn nước phục vụ khai hoang lúa nước

1.200

1.200

1.200

1.200

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng hệ thống nước sạch sinh hoạt cho cộng đồng thôn bản vùng đệm.

1.650

1.100

1.100

1.100

 

 

550

550

550

 

 

VII

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát trin rừng.

1.080

520

520

520

 

 

560

560

560

 

 

1

Xây dựng các chuyên mục quảng bá, giới thiệu các tiềm năng du lịch, đa dạng sinh học của Khu bảo tồn loài Nam Động (Chuyên mục được phát trên Đài Truyền hình Trung ương và của tỉnh).

160

80

80

80

 

 

80

80

80

 

 

2

Xây dựng chuyên mục khám phá đời sống văn hóa và ẩm thực một số bản vùng đệm khu bảo tồn.

80

 

 

 

 

 

80

80

80

 

 

3

Xây dựng, biên tập tờ tranh lịch treo tường.

120

60

60

60

 

 

60

60

60

 

 

4

Nâng cấp Website khu bảo tồn, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng.

120

60

60

60

 

 

60

60

60

 

 

5

Tổ chức các chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học

200

80

80

80

 

 

120

120

120

 

 

6

Tổ chức hội thảo

240

160

160

160

 

 

80

80

80

 

 

-

Tổ chức hội thảo 10 năm thành lập khu bảo tồn.

80

80

80

80

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên.

160

80

80

80

 

 

80

80

80

 

 

7

Tổ chức hội thảo về đa dạng sinh học

160

80

80

80

 

 

80

80

80

 

 

VIII

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện theo các chương trình mục tiêu quc gia khi được cấp thẩm quyền phê duyệt

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3287/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án Bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 3287/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản