Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 08 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ, HIẾM NAM ĐỘNG, HUYỆN QUAN HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP , ngày 3/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Đa dạng sinh học; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 4376/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2764/SNN&PTNT-TCCB ngày 18/12/2013; của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 718/TTr-SNV ngày 25/12/2013 về việc thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên gọi: Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa (sau đây gọi tắt là Khu Bảo tồn).
2. Mục tiêu: Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, phát huy các giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học mà trọng tâm là 6 loài hạt trần quý, hiếm: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunnanensis), Thông đỏ đá vôi (Taxus chinensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius).
3. Vị trí địa lý: Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 20° 18' 07” đến 20° 19' 38” vĩ độ Bắc;
- Từ 104° 52' 8” đến 104° 53' 26” kinh độ Đông.
4. Quy mô, ranh giới:
a, Quy mô: Tổng diện tích Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động 646,95 ha (đất có rừng tự nhiên 624,71 ha; đất chưa có rừng 22,24 ha) thuộc địa giới hành chính xã Nam Động, huyện Quan Hóa.
b, Ranh giới:
- Phía Bắc giáp khoảnh 1,2,3,4,5 tiểu khu 185; khoảnh 1,2 tiểu khu 187 huyện Quan Hóa;
- Phía Nam giáp xã Sơn Lư và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn;
- Phía Đông giáp khoảnh 3, 4 tiểu khu 187 (huyện Quan Hóa) và xã Trung Thượng huyện Quan Sơn;
- Phía Tây giáp khoảnh 4 và 5, tiểu khu 185 huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện huyện Quan Sơn.
c, Các phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84 ha, bao gồm toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên núi đá vôi liền vùng có sự phân bố gần như nguyên sinh của 6 loài hạt trần;
- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha là diện tích núi đất, liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700 m;
- Phân khu Hành chính - Dịch vụ: Đặt tại Văn phòng Trạm Kiểm lâm Nam Động thuộc Hạt Kiểm lâm Quan Hóa và 3 Trạm bảo vệ rừng;
- Vùng đệm: Tổng diện tích 3.315,53 ha bao gồm 7 thôn, bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa và 5 thôn, bản thuộc 3 xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện Quan Sơn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa trực thuộc Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức quản lý Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa đến năm 2020; xây dựng Kế hoạch đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm giai đoạn 2014-2015; trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản và xây dựng các công trình lâm sinh;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa; xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc để bố trí cho Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa thực hiện nhiệm vụ quản lý Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc bảo vệ, phát triển rừng; hoàn thiện, bố trí trụ sở làm việc, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt sớm ổn định để đi vào hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn Chi cục Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân huyện Quan Hóa hoàn thiện các thủ tục cần thiết để thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa theo quy định pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân huyện Quan Hóa, Ủy ban nhân dân huyện Quan Sơn (Vùng điệm của khu bảo tồn) tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm hại rừng đặc dụng.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quan Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quan Sơn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 22/2011/QĐ-UBND thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang
- 2Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể các Khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hoá và Đakrông đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 3527/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 628/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2018 về hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 6Quyết định 19/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 7Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 8Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 22/2011/QĐ-UBND thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang
- 11Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể các Khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hoá và Đakrông đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 13Kế hoạch 3527/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 628/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2018 về hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- 15Quyết định 19/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Quyết định 87/QĐ-UBND năm 2014 về thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 87/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra