Hệ thống pháp luật

CÔNG ƯỚC

VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, 1992

(VIỆT NAM THAM GIA KÝ KẾT NGÀY 16/11/1994)

Lời tựa các bên ký kết

● Ý thức được giá trị thực chất của đa dạng sinh học và giá trị sinh thái, di truyền, xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hoá, giải trí và thẩm mỹ của đa dạng sinh học và các bộ phận hợp thành của nó.

● Cũng ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với tiến hoá và duy trì các hệ thống sinh sống lâu bền của sinh quyển.

● Khẳng định rằng các quốc gia có chủ quyền đối với các tài nguyên sinh học của đất nước họ.

● Cũng khẳng định lại rằng các quốc gia chịu trách nhiệm bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học của mình được lâu bền.

● Lo lắng vì đa dạng sinh học đang bị thu hẹp đáng kể do các hoạt động nhất định của con người.

● Nhận thức được sự thiếu thông tin và kiến thức nói chung về đa dạng sinh học và nhu cầu cấp bách phát triển của khả năng khoa học - kỹ thuật và thể chế nhằm cung cấp hiểu biết cơ bản để đưa vào đó lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thích hợp.

● Ghi nhận rằng điều sống có là tiên đoán phòng ngừa và tấn công lại các nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể hoặc làm mất nguồn đa dạng sinh học tận gốc.

● Ghi nhận rằng ở đâu có mối đe doạ thu hẹp hoặc làm mất đa dạng sinh học thì việc thiếu các cơ sở khoa học đầy đủ không thể được sử dụng làm lý do để trì hoãn các biện pháp loại trừ hay giảm tối thiểu mối đe doạ trên.

● Ghi nhận rằng đòi hỏi cơ bản của bào toàn đa dạng sinh học là bảo tồn hệ sinh thái nội vi và các môi trường sống tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể tự sinh tồn của các loài trong môi trường tự nhiên của chúng.

● Ghi nhận thêm rằng các biện pháp ngoại vi (ex-situ) đặc biệt ở nước bản xứ cũng đóng vai trò quan trọng.

● Công nhận sự phụ thuộc truyền thống và chặt chẽ, hiện thân của kiểu sống cổ truyền của các cộng đồng bản địa và địa phương vào tài nguyên sinh học và công nhận mong ước chia sẻ công bằng lợi ích có được nhờ sử dụng kiến thức cổ truyền, các sáng kiến và thực tiễn phù hợp với bảo đảm đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.

● Cũng thừa nhận rằng phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học và khẳng định nhu cầu có sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp trong việc lập và thực hiện chính sách bảo toàn đa dạng sinh học.

● Nhấn mạnh tầm quan trọng và nhu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và toàn cầu giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và thành phần phi Chính phủ trong việc bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.

● Thừa nhận rằng việc bổ sung và cấp mới các nguồn tài chính cùng với việc tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết có thể tạo nên một sự thay đổi to lớn trong khà năng của thế giới giải quyết vấn đề mất mát đa dạng sinh học.

● Thừa nhận tiếp rằng cần phải có một sự cung cấp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển bao gồm việc cấp mới và bổ sung nguồn tài chính và tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết.

● Về phương diện này ghi nhận các hoàn cảnh đặc biệt của những nước kém phát triển nhất và các quốc gia đảo nhỏ bé.

● Thừa nhận rằng phải có các đầu tư lớn và thực chất để bảo toàn đa dạng sinh học và các khoản đầu tư này có thể đem lại những lợi ích rộng lớn về môi trường, kinh tế và xã hội.

● Công nhận rằng sự phát triển kinh tế và xã hội xoá bỏ đói nghèo là các ưu tiên hàng đầu và tối hậu của các nước đang phát triển.

● Nhận thức rằng bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học là quan trọng bậc nhất trong việc bảo đảm sinh dưỡng, sức khoẻ và các nhu cầu khác của dân số thế giới đang ngày càng tăng. Do đó, việc cận nó mục tiêu và chia sẻ các nguồn gen, các công nghệ là thiết yếu.

● Ghi nhận rằng việc bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học cuối cùng sẽ tăng cường quan hệ thân thiết giữa các quốc gia và góp phần vào nền hoà bình của loài người.

● Mong muốn nâng cao và bổ sung cho những thoả thuận quốc tế hiện hành về bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.

● Quyết tâm bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.

ĐÃ THỎA THUẬN CÁC ĐIỀU SAU

Điều 1

Các mục tiêu

Các mục tiêu mà Công ước này theo đuổi theo đúng các điều khoản của nó là bảo toàn đa dạng sinh học, sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó và phân phối công bằng hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen bao gồm cả việc tiếp cận hợp lý nguồn gen và chuyển giao thích hợp công nghệ cần thiết có tính đến các quyền sở hữu tài nguyên, công nghệ, nhờ có các tài trợ thích đáng.

Điều 2

Sử dụng các điều khoản

Theo các mục tiêu của Công ước này thì:

"Ða dạng sinh học" có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.

"Tài nguyên sinh học" bao gồm các tài nguyên gen, các sinh vật hay các bộ phận của nó, dân số hay bất kỳ thành phần hữu cơ nào của hệ sinh thái có giá trị sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hay các sản phẩm của nó tạo để ra hoặc đổi mới các sản phẩm hay các chế biến cho việc chuyên dụng.

"Nước xuất xứ tài nguyên gen" là nước sở hữu những tài nguyên gen đó trong các điều kiện nội vi (in-situ).

"Nước cung cấp tài nguyên gen" là nước cung cấp những tài nguyên gen thu được từ các nguồn bên trong nước kể cả từ cư dân của các loài hoang dại và các loài đã được thuần chủng, hoặc lấy từ những nguồn ngoại vi (ex-situ) có thể hoặc không có xuất sứ trong nước.

"Các loài được nuôi trồng hay được tuần hoá" là các loài mà quá trình tiến hoá của chúng bị loài người tác động vào theo nhu cầu của con người.

"Các hệ sinh thái" là một tổ hợp linh hoạt của thực vật, động vật, của cộng đồng vì sinh vật và của môi trường vô sinh, các bộ phận hợp thành này tương tác với nhau như một đơn vị chức năng.

“Bảo toàn ngoại vi" có nghĩa là bảo toàn các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học ở bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng.

"Nguyên liệu gen" là mọi chất liệu của thực vật, vi sinh vật và các nguồn nguyên khởi khác có chứa các đơn vị chức năng di truyền.

"Tài nguyên gen" là mọi chất liệu gen có giá trị hiện thực hoặc tiềm tàng.

"Môi trường sinh sống" là nơi hoặc kiểu địa bàn mà một cơ thể sống hoặc một quần cư xuất hiện một cách tự nhiên.

"Các điều kiện nội vi" la các điều kiện mà tại đó các nguồn gen tồn tại trong hệ sinh thái và môi trường sống. Với các loài đã được thuần hoá và nuôi trồng thì điều kiện này là môi trường chúng phát triển các đặc điểm không riêng của chúng.

"Bảo toàn nội vi" là sự bảo toàn các hệ sinh thái, các môi trường sống tự nhiên, là sự duy trì và phục hồi dân số của các loài đến số lượng mà chúng có thể sinh tồn được trong môi trường của chúng.

"Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực" là một tổ chức do các quốc gia có chủ quyền tại khu vực đó lập ra; và được các quốc gia thành viên trao thẩm quyền về các vấn đề thuộc phạm vi chế định của Công ước này và được uỷ quyền ký, phê chuẩn, chấp thuận thông qua hoặc tán thành Công ước phù hợp với các thủ tục của chính tổ chức đó.

"Sử dụng lâu bền" là sử dụng các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học với cách thức và mức độ sao cho đa dạng sinh học không bị suy giảm về lâu dài, bằng cách đó duy trì tiềm năng của đa dạng sinh học để đáp ứng nhu cầu về nguyện vọng của các thế hệ hiện tại và tương lai.

"Công nghệ" là bao gồm công nghệ sinh học.

Điều 3

Nguyên tắc

Các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế có toàn quyền khai thác các tài nguyên của họ theo các chính sách mà họ đề ra; và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hay kiểm soát của họ không làm phương hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực không thuộc thẩm QUYỀN QUỐC GIA.

Điều 4

Phạm vi quyền hạn

Các điều khoản của Công ước này được áp dụng có liên quan tới mỗi Bên ký kết tuỳ theo các quyền của các quốc gia khác trừ khi Công ước này quy định khác.

a) Trong trường hợp các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học nằm trong các khu vực do quốc gia chi phối.

b) Trong trường hợp các quá trình và các hoạt động được thực hiện dưới quyền hạn mỗi quốc gia trong khu vực (không tính nơi xuất hiện các hiệu ứng) thẩm quyền của quốc gia hoặc vượt quá giới hạn thẩm QUYỀN QUỐC GIA.

Điều 5

Hợp tác

Mỗi một Bên ký kết sẽ hợp tác tối đa và thích hợp nhất với các Bên ký kết khác ở những khu vực nằm ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia về các vấn đề có lợi ích chung một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế có thầm quyền nếu điều đó là thích hợp cho bảo toàn và SỬ DỤNG LÂU BỀN ÐA DẠNG SINH HỌC.

Điều 6

Các biện pháp chung đẻ bảo toàn và sử dụng lâu bền

Mỗi Bên ký kết phù hợp với khả năng và các điều kiện của mình sẽ:

a. Triển khai chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học hoặc điều chỉnh lại các chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình hiện hành cho phù hợp với mục đích này sao cho chúng phản ánh được các biện pháp trình bày trong Công ước này thích hợp với từng bên.

b. Hợp nhất tối đa và thích đáng bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách ngành hoặc liên ngành phù hợp.

Điều 7

Xác định và giám sát

Mỗi Bên ký kết sẽ làm hết sức mình đặc biệt vì các mục đích của Điều 8, Điều 9 và Điều 10.

a. Xác định các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học có tầm quan trọng đối với bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học có xét đến danh mục phân loại chỉ dẫn đưa ra ở Phụ lục I.

b. Giám sát các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học theo xác định ở tiểu khoản a) nói trên thông qua thử mẫu và các kỹ thuật khác, đặc biệt chú ý tới các bộ phận cần áp dụng các biện pháp bảo toàn phân cấp và các bộ phận có tiềm năng nhất cho sử dụng lâu bền.

c. Xác định các quá trình và các loại hoạt động gây ra hoặc có thể gây tác hại lớn đến bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học và giám sát hậu quả của chúng thông qua biện pháp thử các mẫu và các kỹ thuật khác.

d. Duy trì và tổ chức các hoạt động phát sinh từ việc xác định và giám sát theo các mục a, b và c trên đây bằng một cơ chế dữ liệu bất kỳ.

Điều 8

Bảo toàn nội vi (In-situ)

Mỗi một Bên ký kết sẽ làm đến mức tối đa và thích đáng các việc:

a. Thành lập một hệ thống các khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo toàn đa dạng sinh học.

b. ở những nơi cần thiết, xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn, thành lập và quản lý các khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để bảo tồn đa dạng sinh học.

c. Điều tiến và quản lý trên quan điểm bảo đảm sự an toàn đa dạng sinh học dù chúng ở trong hay ngoài phạm vi của các khu bảo tồn.

d. Thúc đẩy các công việc bảo vệ hệ sinh thái, các môi trường sống tự nhiên và công việc duy trì một số lượng quần cư đủ để các loài có thể tự tồn tại trong môi trường tự nhiên.

e. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài về mặt môi trường các khu vực liền kề với các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tốt hơn các khu vực này.

f. Khôi phục và phục hồi các hệ sinh thái đã xuống cấp và xúc tiến khôi phục lại cá loài đang bị đe doạ. Ngoài ra thông qua các việc quản lý, triển khai và thực hiện các kế hoạch hoặc các chiến lược quản lý khác lưu hành các cơ thể sống đã bị làm biến đổi do công nghệ sinh học mà việc sử dụng và lưu hành chúng dường như có thể tác động xấu tới môi trường và do vậy có thể gây phương hại đến bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. Ðồng thời cũng cần lưu ý các rủi ro gây ra cho sức khoẻ con người.

g. Ngăn chặn việc đưa vào lưu hành, kiểm soát hoặc tiêu diệt triệt để các loài lạ đe doạ tới các hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên hoặc các loài.

h. Hỗ trợ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự tương hợp giữa sử dụng và bảo toàn đa dạng sinh học hiện tại và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học.

i. Tuân theo quy định của luật pháp quốc gia của Bên ký kết tôn trọng, giữ gìn và duy trì các kiến thức, sáng kiến và kinh nghiệm của các cộng đồng bản địa và địa phương hiện thân cho phong cách sống truyền thống có lợi cho bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, xúc tiến và mở rộng việc áp dụng chúng với sự tham gia của những người sở hữu các kiến thức sáng kiến, kinh nghiệm này và khuyến khích sự chia sẻ công bằng các loại ích có được từ việc sử dụng chúng.

j. Triển khai hoặc duy trì các quy định pháp luật cần thiết hoặc các điều khoản điều chỉnh khác để bảo vệ các loài và lượng quần cư đang bị nguy cơ.

k. ở đầu mà các hậu quả lớn với đa dạng sinh học đã được xác định như trong Điều 7, thì phải điều chỉnh hoặc quản lý các quá trình và loại hình hoạt động; và

l. Hợp tác trong việc cung cấp tài chính và các hỗ trợ khác cho bảo đảm nội vi được trình bày ở các tiểu khoản a đến l trên đây, đặc biệt là cho các nước đang phát triển.

Điều 9

Bảo toàn ngoại vi

a. Thực hiện các bảo toàn ngoại vi các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học, chủ yếu ở các nước xuất xứ của các bộ phận hợp thành đó.

b. Thiết lập và duy trì các phương tiện bảo toàn ngoại vi và khảo sát thực vật, động vật và vi sinh vật, chủ yếu ở nước xuất xứ nguồn gen.

c. Thực hiện các biện pháp phục hồi và khôi phục các loài đang bị đe doạ và tái nhập chúng trở lại vào môi trường sống tự nhiên của chúng theo các điều kiện thích hợp.

d. Điều tiết và quản lý việc thu thập tài nguyên sinh học từ môi trường sống tự nhiên và cho các mục đích bảo toàn ngoại vi sao cho không gây ra đe doạ đến các hệ sinh thái và lượng cư dân nội vi của các loài trừ những nơi cần phải tiến hành các biện pháp ngoại vi hiện đại như tiểu khoản e) trên đây.

e. Hợp tác trong việc cung cấp tài chính và những hỗ trợ khác cho việc bảo toàn ngoại vi được phác hoạ trong các tiểu khoản từ a đến d trên đây và trong việc thiết lập và duy trì các phương tiện bảo toàn ngoại vi ở các nước đang phát triển.

Điều 10

Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành đa dạng sinh học

Mỗi Bên ký kết sẽ cố gắng hết sức:

a. Cân nhắc, quan tâm sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học khi ra quyết định Quốc gia.

b. Thực hiện các biện pháp có liên quan đến sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học nhằm tránh hoặc giảm dần mức tối thiểu các tác động xấu đến đa dạng sinh học.

c. Bảo vệ và khuyến khích sử dụng các tài nguyên sinh học phù hợp với tập quan văn hoá cổ truyền mà việc sử dụng đó là tương tự với các yêu cầu về bảo toàn hoặc sử dụng lâu bền.

d. ủng hộ dân chúng địa phương triển khai và tiến hành các hành động sửa chữa ở các khu vực xuống cấp, tại đó đa dạng sinh học bị suy giảm; và

a. Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan, chính quyền Nhà nước và khu vực tư nhân trong việc phát triển các phương pháp sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học.

Điều 11

Các biện pháp khuyến khích

Mỗi một Bên ký kết sẽ tiến hành các biện pháp lớn về kinh tế và xã hội ở mức tối đa và thích đáng nhất như những hành động chủ động bảo toàn và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học.

Điều 12

Nghiên cứu và đào tạo

Các Bên ký kết, trong khi lưu ý đến như cầu đặc biệt của các nước đang phát triển, sẽ:

a. Thành lập và duy trì các chương trình giáo dục và đào tạo khoa học và kỹ thuật về các biện pháp xác định, bảo toàm và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học và các bộ phận hợp thành của nó và cung cấp sự trợ giúp giáo dục và đạo tạo loại này cho nhu cầu đặc biệt của các nước đang phế thải. b. Xúc tiến và tăng cường sự nghiên cứu đóng góp và bảo đảm và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, đặc biệt ở các nước đang phát triển, phù hợp với các quyết định do Hội nghị các Bên ký kết đưa ra trên cơ sở các khuyến nghị của các cơ quan giúp việc cố vấn về khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

c. Trong khi vẫn bảo đảm tuân thủ các khoản mục, nội dung của các Điều 15, 18 và 20 xúc tiến việc hợp tác trong việc sử dụng tiến bộ khoa học đối với nghiên cứu đa dạng sinh học trong việc phát triển các phương pháp bảo toàn vừ sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

Điều 13

Giáo dục và nhận thức đại chúng

Các Bên ký kết sẽ:

a. Ðẩy mạnh và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của bảo toàn đa dạng sinh học, cũng như tuyên truyền và bảo toàn đa dạng sinh học thông qua thông tin đại chúng và đưa các chủ đề này vào chương trình giáo dục, và:

b. Hợp tác một cách thích hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trong việc phát triển các chương trình giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng và bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

Điều 14

Ðánh giá ảnh hưởng và tối thiểu hoá các ảnh hưởng xấu

Mỗi Bên ký kết sẽ làm đến mức tối đa và thích đáng nhất:

a. Ðưa ra các thủ tục thích hợp yêu cầu đánh giá ảnh hưởng môi trường của các dự án dường như có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học nhằm tránh và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả này ở những nơi thích hợp, cho phép công chúng tham gia vào các quy trình này.

b. Ðưa ra các dàn xếp thích hợp bảo đảm rằng các hậu quả môi trường của các chương trình và các chính sách của họ có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học đều đã được lường trước một cách đúng đắn.

c. Trên cơ sở có đi có lại, thúc đẩy sự thông báo, trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến về các hoạt động trên lãnh thô thuộc phạm vi quản lý hoặc kiểm soát có thể có nhiều ảnh hưởng không tốt đến đa dạng sinh học của các quốc gia khác hay các khu vực nằm ngoài phạm vi thẩm quyền quốc gia bằng việc ký kết các thoả thuận song phương, khu vực hoặc đa phương tuỳ theo sự thích hợp.

d. Trong trường hợp xuất hiện một nguy cơ hoặc một sự thiệt hại sắp xảy ra đến nơi hoặc là khá lớn bắt nguồn từ lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền hoặc nằm dưới sự kiểm soát của Bên ký kết đối với đa dạng sinh học lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền của các quốc gia khác hoặc ở các khu vực nằm ngoài phạm vi thẩm quyền quốc gia thì thông báo ngay lập tức cho các quốc gia có khả năng bị thiệt hại về mối nguy hiểm hoặc sự thiệt hại đó cũng như khởi xướng hoạt động ngăn chặn hoặc làm tối thiểu hoá mối nguy hiểm hoặc sự thiệt nại này; và

e. Xúc tiến các thoả thuận cấp quốc gia về phản ứng tức thời đối với những hoạt động hoặc sự cố, bất kể chúng có ngồn gốc tự nhiên hay nguồn gốc khác gây đe doạ nghiêm trọng và ngay lập tức với đa dạng sinh học và khuyến khích sự hợp tác quốc tế nhằm bổ sung cho các nỗ lực quốc gia ở những nơi thích hợp thi thành lập các kế hoạch phòng chống bất trắc chung giữa các quốc gia hoặc thông qua tổ chức hợp tác kinh tế khu vực mà các quốc gia đó tham gia.

2. Hội nghị các Bên ký kết sẽ xem xét vấn đề trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại trên cơ sở các nghiên cứu đã được tiến hành, trong đó bao gồm cả việc phục hồi và đền bù các thiệt hại gây ra đối với đa dạng sinh học, trừ trường hợp trách nhiệm pháp lý này hoàn toàn thuộc phạm vi nội bộ.

Điều 15

Tiếp cận nguồn gen

1. Công nhận các quốc gia có toàn quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của mình, quyền tiếp cận nguồn gen thuộc về các chính phủ quốc gia và là đối tượng quy định của luật pháp quốc gia.

2. Mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn gen cho mục đích sử dụng vì môi trường của các Bên ký kết khác và không đưa ra những hạn chế đi ngược lại mục đích của công ước này.

3. Phục vụ cho mục đích của Công ước này, nguồn gen do một Bên ký kết cung cấp, theo như điều khoản này và các Điều 16 và 19 đề cập đến chỉ là những nguồn gen được cấp bởi các Bên ký kết mà bản thân họ là các nước xuất xứ nguồn gen này hoặc Bên ký kết cung cấp là Bên có được nguồn gen đó theo cách thức phù hợp với Công ước này.

4. Một sự tiếp cận chỉ được công nhận khi nó dựa trên các điều kiện được sự đồng ý lẫn nhau và tuân theo các khoản của Điều này.

5. Sự tiếp cận nguồn gen phải được sự ưng thuận trước của Bên ký kết cung cấp nguồn gen đó, trừ khi có sự ấn định khác của Bên đó.

6. Mỗi Bên ký kết sẽ nỗ lực triển khai và tiến hành nghiên cứu khoa học dựa trên các nguồn gen do các Bên ký kết khác cung cấp với sự tham gia đầy đủ và ở những nơi có thể của các Bên ký kết đó.

7. Mỗi Bên ký kết sẽ thi hành các pháp lý, hành chính hoặc chính sách tuỳ theo sự thích hợp. Phù hợp với các Điều 16, 19 và nếu cần thiết thì thông qua cơ chế tài chính (được thành lập theo các Điều 20, 21) nhằm mục đích chia sẻ một cách trung thực và công bằng với Bên cung cấp nguồn gen các kết quả nghiên cứu và triển khai cũng như lợi ích thu được từ sự sử dụng thương mại hoặc các sử dụng khác đối với nguồn gen. Sự chia sẻ này phải dựa trên các điều kiện đã thỏa thuận.

Điều 16

Tiếp cận và chuyển giao công nghệ

1. Mỗi bên ký kết, trong khi thừa nhận rằng côngnghệ bao gồm cả công nghệ sinh học và cả tiếp cận bằng chuyển giao công nghệ giữa các Bên ký kết đều là những nhân tố quan tọng để đạt được các điều khoản của Điều này. Cung cấp hoặc tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và chuyển giao các công nghệ phù hợp với việc bảo toàn và sử dụng lâu bền các đa dạng sinh học hoặc sử dụng các nguồn gen cho các Bên ký kết khác và không gây phương hại nghiêm trọng cho môi trường.

2. Sự tiếp cận và chuyển giao công nghệ được đề cập đến trong tiểu khoản 1 nói trên cho các nước đang phát triển cần phải được cung cấp và/hoặc được tạo điều kiện một cách công bằng và ưu đãi nhất, bao gồm cả các điều kiện nhân nhượng hoặc ưu đãi, nếu cả hai bên cùng thỏa thuận và thấy cần thiết tương ứng với cơ chế tài chính được thiết lập tại điều 20 và 21. Trong trường hợp công nghệ lệ thuộc vào các bằng sáng chế và các quyền sở hữu chất xám thì sự tiếp cận và chuyển giao đó sẽ được thực hiện nếu thừa nhận và tuân theo sự bảo đảm có hiệu quả và thích đáng của các quyền sở hữu chất xám. Việc áp dụng các tiểu khoản này sẽ phải phù hợp với các tiểu khoản 3, 4, 5 dưới đây.

3. Khi cần, mỗi Bên ký kết sẽ có chính sách, biện pháp hành chính, luật pháp sao cho các Bên ký kết là những nước đang phát triển cung cấp tài nguyên gen được tiếp cận việc chuyển giao công nghệ và sử dụng chúng theo những điều khoản thỏa thuận giữa hai Bên, nếu cần, kể cả các công nghệ được bảo hộ bằng phát minh, sáng chế và quyền sở hữu chất xám theo như Điều 20, 21 và luật chất xám quy định và tuân theo các tiểu khoản 4, 5 dưới đây:

4. Khi cần, mỗi Bên ký kết sẽ có biện pháp hành chính, luật pháp, chính sách sao cho khu vực tư nhân có điều kiện tiếp cận, cùng phát triển việc chuyển giao công nghệ được nêu tới ở tiểu khoản 1 trên đây vì lợi ích của các tổ chức chính phủ và của khu vực tư nhân nhằm phát triển đất nước. Về phương diện này, mỗi Bên ký kết sẽ tuân theo các nghĩa vụ nêu trong các tiểu khoản 1, 2, 3 ở trên.

5. Nếu các Bên ký kết thừa nhận rằng các bằng phát minh sáng chế và các quyền sở hữu chất xám khác có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện công ước này thì các Bên sẽ hợp tác về mặt này theo luật pháp quốc gia và luật quốc tế để bảo đảm rằng các quyền trên là thuận lợi cho mục tiêu của công ước chứ không đi ngược lại.

Điều 17

Trao đổi thông tin

1. Các Bên ký kết sẽ tạo điều kiện trao đổi thông tin từ mọi nguồn công khai sẵn có lợi cho bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, có tính đến các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.

2. Sự trao đổi thông tin như thế sẽ bao gồm việc trao đổi kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, thông tin và các chương trình điều tra, đào tạo các kiến thức chuyên ngành, kiến thực truyền thống bản địa và kết hợp cùng mới các công nghệ mới nêu ở Điều 16, tiểu khoản 1. Việc trao đổi thông tin nếu khả thi còn gồm cả việc hồi hương thông tin.

Điều 18

Hợp tác khoa học và kỹ thuật

1. Các Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế về lĩnh vực bảo toàn vừ sử dụng lâu bền đa dạng sinh học cho những nơi cần thông qua các thiết chế quốc gia và quốc tế thích hợp.

2. Mỗi Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật với các Bên ký kết khác, đặc biệt với các nước đang phát triển khi thực hiện chương trình này thông qua việc phát triển và thi hành các chính sách quốc gia và các khoản khác nữa. Ðể thúc đẩy sự hợp tác đó cần đặc biệt chú ý tới phát triển và tăng cường khả năng của quốc gia về mặt phát triển tài nguyên nhân lực và xây dựng thiết chế.

3. Hội nghị các Bên tại phiên họp đầu tiên sẽ quyết định thành lập cơ chế điều hành để đẩy mạnh và tạo điều kiện cho hợp tác khoa học - kỹ thuật.

4. Các Bên ký kết sẽ khuyến khích và xây dựng các phương pháp hợp tác về phát triển và sử dụng công nghệ, kể cả các công nghệ truyền thống và bản xứ có tuân theo luật pháp và chính sách của quốc gia để phục vụ cho mục tiêu của Công ước. Vì mục đích này các Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực và trao đổi chuyên gia.

5. Các Bên ký kết sẽ tuân theo thoả thuận song phương, đẩy mạnh việc thành lập các chương trình cùng nghiên cứu và xí nghiệp liên doanh để phát triển công nghệ cần cho mục tiêu của Công ước này.

Điều 19

Quản lý công nghệ sinh học và việc phân phối lợi ích

1. Khi cần, mỗi Bên ký kết sẽ có các biện pháp chính sách, hành chính, luật pháp để cho các Bên ký kết khác tham gia có hiệu quả vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học đặc biệt của các nước đang phát triển, các nước cung cấp tài nguyên gen cho nghiên cứu và là nơi khả thi để tiến hành nghiên cứu.

2. Một Bên ký kết sẽ có cá biện pháp thực tiễn để đẩy mạnh và làm tiến bộ việc phân phối kết quả, lợi ích có được nhờ công nghệ sinh học dựa trên tài nguyên gen do các Bên cung cấp theo cơ sở công bằng, hợp lý giữa các Bên ký kết, đặc biệt giữa các nước đang phát triển.

3. Các Bên sẽ xem xét nhu cầu và phương thức của Nghị định thư để ra xác thủ tục hợp lý, kể cả thoả thuận truyền tin trước về việc chuyển giao an toàn về trao đổi và sử dụng mọi sinh vật sống bị biến đổi do công nghệ sinh học, chúng có thể gây phản ứng ngược cho bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

4. Mỗi Bên ký kết sẽ trực tiếp hay thông qua yêu cầu của cá nhân có thẩm quyền về việc cung cấp các sinh vật nói tới ở tiểu khoản 1 trên sẽ cung cấp mọi thông tin sẵn có về sử dụng và điều tiết an toàn khi quản lý các sinh vật đó, và cấp mọi thông tin sẵn có về ảnh hưởng ngược tiềm của các sinh vật đặc biệt.

Điều 20

Các nguồn tài chính

1. Mỗi Bên ký kết cung cấp trong khả năng có thể sự hỗ trợ tài chính và các khoản động viên khích lệ cho những hoạt động nhằm đạt mục tiêu của Công ước này theo đúng các kế hoạch, các ưu tiên, các chương trình của quốc gia.

2. Các nước đang phát triển sẽ cung cấp các nguồn tài chính bổ sung và mới cho những nước đang phát triển có khả năng trả đủ chi phí tiền lãi để thi hành các biện pháp làm tròn nghĩ vụ của Công ước và thu được lợi từ các điều khoản của nó. Các chi phí được thoả thuận giữa Bên nước đang phát triển và cơ cấu thể chế đã nói tới ở Điều 21, tuân theo chính sách, chiến lược, các chương trình ưu tiên về chi tiêu thích hợp và bằng chỉ dẫn các chi phí tiền lãi do Hội nghị các Bên lập ra. Các Bên khác, kể cả các nước đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường có thể tự nguyện thừa nhận các nghĩa vụ của các nước phát triển. Hội nghị các Bên định kỳ sẽ điểm lại và nếu cần sẽ sửa đổi danh sách đó. Khuyến khích các đóng góp của các nước và các nguồn khác trên cơ sở tự nguyện. Việc thực hiện các cam kết này có tính đến các nhu cầu cần các nguồn tài chính hợp lý, kịp thời, chắc chắn; tính đến tầm quan trọng của việc chia sẻ các gánh nặng giữa các Bên đóng góp có tên trong danh sách trên.

3. Các nước phát triển cũng có thể cung cấp các nguồn tài chính cần cho việc thực hiện Công ước này qua các kênh đa phương, khu vực và song phương, có lợi cho các nước đang phát triển.

4. Mức độ hiệu quả mà các Bên đang phát triển thực hiện cam kết của Công ước này sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện cam kết về nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ có hiệu quả không; sẽ hoàn toàn coi sự phát triển kinh tế - xã hội và xoá bỏ đói nghèo là các ưu tiên hàng đầu và tối hậu của các Bên nước đang phát triển.

5. Các Bên sẽ xem xét đầy đủ các nhu cầu đặc trưng và điều kiện đặc biệt của những nước kém phát triển nhất trong hoạt động cấp vốn và chuyển giao công nghệ.

6. Các Bên ký kết cũng xem xét các hoàn cảnh đặc biệt do tính phụ thuộc, do sự phân phố và địa bàn của đa dạng sinh học bên trong các Bên nước đang phát triển, cụ thể là các quốc gia đảo nhỏ bé.

7. Các Bên cũng xem xét hoàn cảnh đặc biệt của các nước đang phát triển, kể cả những nước có môi trường nghèo nàn nhất, và những nước có lãnh thổ núi, bờ biển và các khu khô cằn.

Điều 21

Cơ chế tài chính

1. Sẽ có một cơ chế cung cấp tài chính Bên nước đang phát triển vì mục đích của Công ước này trên cơ sở tài trợ hoặc nhân nhượng những yếu tố được mô tả ở Điều này. Cơ chế này sẽ hoạt động dưới quyền lực và hướng dẫn của Hội nghị, chịu trách nhiệm trước Hội nghị vì các mục đích của Công ước này. Hoạt động của cơ chế này sẽ được tiến hành theo cơ cấu có thể do Hội nghị quyết định ở nước họp đầu tiên. Vì các mục đích cả Công ước này, Hội nghị các Bên sẽ xác định chính sách, chiến lược, ưu tiên chương trình và các chỉ tiêu hợp lý để tiếp cận và sử dụng các nguồn tài chính đó. Các đóng góp tài chính phải tính đến tính hợp lý, chắc chắn và kịp thời của nguồn đóng góp như đã nêu ở Điều 20, phải phù hợp với lượng vốn cần được Hội nghị định kỳ quyết định và phải có tính đến việc chia sẻ gánh nặng giữa các Bên đóng góp có tên trong danh sách của Điều 2o tiểu khoản 2. Các nước phát triển và các quốc gia khác cũng có thể được tự nguyện đóng góp tài chính. Cơ chế sẽ hoạt động theo hệ thống điều hành dân chủ và rõ ràng.

2. Theo đúng mục tiêu của Công ước này, Hội nghị của Bên tại cuộc họp lần thứ nhất sẽ xác định chính sách, chiến lược và các ưu tiên chương trình, các khoản chi phí tiết; các phương châm chỉ đạo để tiếp cận và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính bao gồm việc dánh giá, giám sát thường xuyên việc sử dụng đó. Hội nghị các Bên sẽ quyết định chọn và chuẩn bị để hiệu quả hoá tiểu khoản 1 nếu trên sau khi tư vấn với cơ cấu thể chế được giao trách nhiệm điều hành cơ chế tài chính này.

3. Không dưới 2 năm kể từ khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực, Hội nghị các Bên sẽ điểm lại tính hiệu quả của cơ chế theo điều khoản này kể cả chỉ tiêu và các phương châm chỉ đạo nêu trong tiểu mục 2 trên đây, sau đó trở đi, Hội nghị vẫn phải thường xuyên kiểm điểm. Dựa trên sự kiểm điểm đó, nếu cần Hội nghị sẽ có hành động thích hợp để nâng cao tính hiệu quả của cơ chế.

4. Các Bên ký kết sẽ quan tâm củng cố các tổ chức tài chính hiện có để tạo nguồn tài chính cho bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

Điều 22

Mối quan hệ với các công ước quốc tế khác

1. Các điều khoản Công ước này không ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của mọi hiệp định quốc tế khác mà bất kỳ Bên ký kết nào tham gia, trừ khi việc thi hành các quyền và nghĩa vụ đó gây phương hại nghiêm trọng hay đe doạ đa dạng sinh học.

2. Các Bên ký kết khi thực hiện Công ước này về phương diện môi trường biển sẽ tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia theo luật biển.

Điều 23

Hội nghị của các bên

1. Theo điều khoản này, Hội nghị của các Bên ký kết sẽ được thành lập. Hội nghị các Bên ký kết sẽ được Giám đốc điều hành chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc triệu tập không muộn hơn một năm sau khi công ước này có hiệu lực. Tại cuộc họp lần thứ nhất đó, Hội nghị các Bên ký kết sẽ quyết định các cuộc họp thường kỳ sau đó của mình.

2. Các cuộc họp bất thường của Hội nghị các Bên ký kết sẽ được tiến hành vào những thời điểm nào mà Hội nghị cho là cần thiết hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của bất kỳ một Bên ký kết nào với điều kiện là trong vòng sáu tháng sau khi Ban thư ký thông báo cho các thành viên của Hội nghị yêu cầu trên, thì nó phải được ít nhất 1/3 số thành viên ủng hộ.

3. Hội nghị các Bên ký kết sẽ điểm lại việc thực hiện công ước này và để nhằm mục đích đó sẽ:

a) Ấn định thể thức và thời gian thông báo cho các Bên những thông tin được đệ trình theo yêu cầu của Điều 26 và xem xét các thông tin này; các báo cáo do mọi quốc gia giúp việc đệ trình lên.

b) Xem xét các tư vấn khoa học, công nghệ, kỹ thuật về đa dạng sinh học được đưa ra theo Điều 25 quy định.

c) Xem xét và thông qua các Nghị định thư khi cần theo như điều 26.

d) Xem xét và thông qua các sửa đổi Công ước này và các phụ lục của nó khi cần theo như điều 29 và 30 quy định.

e) Xem xét các sửa đổi cho ký Nghị định thư nào cũng như cho mọi phụ lục. Ngoài ra, nếu quyết định xem xét các sửa đổi trên thì khuyến nghị các Bên sửa đổi các Nghị định thư có liên quan.

f) Xem xét và chấp nhận các phụ lục bổ sung cho Công ước này khi cần theo như điều 30.

g) Thành lập các cơ quan giúp việc, đặc biệt để cung cấp tư vấn khoa học-kỹ thuật khi cần cho việc thực hiện công ước này.

h) Thông qua Ban thư ký liên lạc với các cơ quan điều hành của các công ước khác cũng đang giải quyết những vấn đề mà công ước này bao hàm để thành lập các phương thức hợp tác thích hợp với các cơ quan điều hành trên.

i) Xem xét và thực hiện bất kỳ hành động bổ sung nào cần đến để mục tiêu công ước này được thành công.

4. Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên trách của nó và tổ chức năng lượng nguyên tử thế giới cũng như bất kỳ quốc gia nào, không phải các đảng phái có thể được coi như các quan sát viên tại các cuộc họp của Hội nghị các Bên. Bất kỳ cơ quan hoặc tổ chức, dù là của chính phủ hay phi chính phủ có đủ tư cách trong lĩnh vực liên quan tới bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học đã thông báo cho Ban thư ký mong muốn được công nhận là quan sát viên tại một cuộc họp của Hội nghị các Bên ký kết có thể được chấp nhận trừ khi ít nhất 1/3 các Bên phản đối. Việc chấp nhận và tham gia của các quan sát viên sẽ tùy thuộc vào các nguyên tắc của thủ tục được Hội nghị các Bên thừa nhận.

Điều 24

Ban thư ký

1. Theo điều này, Ban thư ký được thành lập; các chức năng của nó sẽ là:

a. Thu xếp và phục vụ các cuộc họp của Hội nghị các Bên theo như điều 23.

b. Thi hành các chức năng được bất kỳ Nghị định thư nào giao cho.

c. Chuẩn bị các báo về điều hành chức năng của Ban thư ký theo quy định của Công ước và trình các báo cáo lên cho Hội nghị các Bên.

d. Điều phối các cơ quan quốc tế thích hợp khác, đặc biệt là tham gia vào các sắp xếp hành chính, quản lý và hợp đồng giao kèo khi cần, huỷ bỏ thực sự các chức năng của nó.

e. Thực hiện các chức năng khác có thể được Hội nghị ở các Bên quy định.

2. ở cuộc họp thường kỳ đầu tiên, Hội nghị các Bên sẽ bầu Ban thư ký trong số những tổ chức quốc tế có thẩm quyền hiện hành nào mà tuyên bố sẵn sàng thực hiện chức năng của Ban thư ký theo đúng Công ước.

Điều 25

Cơ quan giúp việc về tư vấn công nghệ, khoa học - kỹ thuật

1. Một cơ quan dự phòng các tư vấn công nghệ, khoa học kỹ thuật theo Điều này được thành lập để cung cấp cho Hội nghị các Bên và các cơ quan giúp việc khác, khi cần, các ý kiến cố vấn kịp thời gắn với việc thực hiện Công ước này. Cơ quan này mở cửa cho tất cả các Bên tham gia và sẽ là cơ quan liên ngành. Cơ quan này sẽ bao gồm các đại diện chính phủ có thẩm quyền trong các chuyên ngành thích hợp. Cơ quan này sẽ báo cáo thường xuyên cho Hội nghị về mọi khía cạnh công việc của nó.

2. Chiểu theo quyền lực và các phương châm hướng dẫn cho Hội nghị các Bên đặt ra và yêu cầu của Hội nghị, cơ quan này sẽ;

a. Cung cấp các đánh giá kỹ thuật và khoa học về tình trạng đa dạng sinh học.

b. Chuẩn bị các đánh giá kỹ thuật và khoa học về hiệu quả của những loại biện pháp đã được sử dụng theo các điều khoản của Công ước này.

c. Xác định các công nghệ State of the Art, có hiệu quả sáng tạo và các bí quyết liên quan tới bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. Tư vấn hướng đi và biện pháp đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ cần.

d. Cung cấp tư vấn về các chương trình khoa học, hợp tác quốc tế, nghiên cứu và phát triển gắn với bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

e. Giải đáp các vấn đề phương pháp luận, công nghệ, kỹ thuật và khoa học mà Hội nghị các Bên và cơ quan giúp việc đặt ra cho Ban thư ký.

3. Chức năng, điều khoản nội dung, tỏ chức và hoạt động của cơ quan này có thể được Hội nghị các Bên soạn thảo kỹ lưỡng.

Điều 26

Các báo cáo

Mỗi Bên ký kết trong khoảng thời gian àm Hội nghị các Bên quy định sẽ trình Hội nghị các Bên các báo cáo về những biện pháp mỗi bên đã sử dụng để thực hiện các điều khoản của Công ước này và hiệu quả của chúng trong việc thực hiện các mục tiêu của Công ước.

Điều 27

Dàn xếp các ý kiến bất đồng

1. Trong trường hợp có bất đồng giữa các Bên ký kết về cách hiểu và áp dụng Công ước này, các Bên liên quan sẽ dàn xếp bằng thương lượng.

2. Nếu các Bên liên quan không thể đạt tới sự thoả thuận bằng thương lượng thì các Bên đó có thể cùng tìm Bên thứ 3 yêu cầu giúp đỡ, hoà giải.

3. Khi phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc thừa nhận Công ước này hay vào bất kỳ lúc nào sau đó; Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hay quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản cho bộ phận lưu trữ rằng sự bất đồng chưa được giải quyết theo tiểu mục 1 hay 2 ở trên, lúc đó, một hoặc cả hai biện pháp sau đây sẽ là bắt buộc cho hai Bên để dàn xếp;

a. Phân xử theo thủ tục đặt ra trong phần 1 của phụ lục 2.

b. Ðệ trình bất đồng đó lên Toà án phán xứ quốc tế.

4. Nếu các Bên có bất đồng không chấp nhận trên hay bất kỳ thủ tục nào khác thì sự bất đồng sẽ được đệ trình để hoà giải theo như phần 2 của Phụ lục II trừ khi các Bên thoả thuận theo cách khác.

5. Các điểm đã nêu trong điều khoản này sẽ áp dụng cho mọi Nghị định thư, trừ trường hợp trong Nghị định thư có quy định việc áp dụng theo một cách khác.

Điều 28

Việc thừa nhận các nghị định thư

1. Các Bên ký kết sẽ hợp tác với nhau trong việc soạn thảo và thừa nhận các Nghị định thư thừa nhận các Nghị định hư về Công ước này.

2. Các nghị định thư sẽ được thừa nhận trong một Hội nghị của các Bên ký kết.

3. Văn bản của nghị định thư đề nghị được thừa nhận phải do Ban thư ký chuyển tới các Bên ký kết ít nhất là 6 tháng trước thời điểm triệu tập Hội nghị nói trên.

Điều 29

Việc sửa đổi nội dung của các nghị định thư hoặc sửa đổi nội dung của công ước

1. Mỗi Bên ký kết đều có quyền đề nghị sửa đổi nội dung của bản Công ước này, có thể đề nghị sửa đổi nội dung của các Nghị định thư.

2. Các điểm sửa đổi nội dung của bản Công ước phải được thừa nhận qua một cuộc họp trong Hội nghị của các Bên ký kết các Nghị định thư có liên quan. Trừ khi có quy định khác, văn bản về những điểm sửa đổi nội dung của bản Công ước hoặc nội dung các Nghị định thư phải được Ban thư ký chuyển tới bộ phận chấp hành có liên quan ít nhất là 6 tháng trước thời điểm triệu tập cuộc họp nhằm thừa nhận việc sửa đổi. Ban thư ký cũng sẽ chuyển tới các nội dung đề nghị sửa đổi tới các Bên ký kết "để biết".

3. Các Bên ký kết phải cố gắng nhằm đạt được sự nhất trí về một nội dung sửa đổi nào đó trong bản Công ước hoặc trong các Nghị định thư. Nếu đã có những cố gắng nhưng không đạt được sự nhất trí và không đi tới sự tán thành chung thì phương sách cuối cùng là lấy biểu quyết theo đa số và nội dung sửa đổi sẽ được thừa nhận nếu được 2/3 các Bên ký kết có mặt trong cuộc họp bỏ phiếu tán thành và sẽ được Phòng lưu trữ truyền đạt tới các Bên ký kết để công nhận, phê chuẩn, chấp nhận.

Việc phê chuẩn, công nhận, chấp nhận các nội dung sửa đổi sẽ được thông báo bằng văn bản theo Phòng lưu ký. Các điểm sửa đổi đã được thừa nhận theo mục 3 trên đây sẽ có hiệu lực đối với các Bên ký kết đã chấp nhận những sửa đổi đó, kể từ ngày thứ 90 sau ngày lưu ký các văn kiện phê chuẩn, thừa nhận, chấp nhận phải được ít nhất là 2/3 các Bên ký kết Công ước hoặc ký kết Nghị định thư đã biểu quyết tán thành, trừ khi trong Nghị định thư có quy định các giải quyết khác. Sau đó, các điểm sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với mỗi Bên ký kể từ ngày thứ 90 sau ngày Bên đó đã lưu ý các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc công nhận.

Ðể vận dụng điều khoản này, nói "các Bên có mặt trong cuộc bỏ phiếu" có nghĩa là các Bên có mặt sẽ bỏ phiếu tán thành hay KHÔNG TÁN THÀNH CÁC NỘI DUNG SỬA ÐỔI.

Điều 30

Việc thừa nhận và sửa đổi các phần phụ lục

1. Các phần phụ lục của bản Công ước này hoặc của một Nghị định thư là một bộ phận gắn liền với bản Công ước hoặc Nghị định thư tuỳ theo trường hợp và trừ khi có những quy định về một cách giải quyết khác, việc tham khảo bản Công ước hoặc các Nghị định thư cũng sẽ đồng thời là tham khảo bản Công ước hoặc các Nghị định thư và các phần phụ lục. Nội dung các phần phụ lục sẽ được giới hạn trong các phạm vi về thủ tục, về khoa học, về kỹ thuật và về hành chính.

2. Trừ khi trong Nghị định thư có những quy định khác về những phần phụ lục của Nghị định thư đó, việc đề nghị, thừa nhận và ban hành về hiệu lực của các phần phụ lục kèm theo bản Công ước hoặc các Nghị định thư, phải làm theo các thủ tục sau đây:

a. Với đề nghị những phần phụ lục của bản Công ước hay Nghị định thư phải theo thủ tục ghi trong điều khoản 29.

b. Một Bên ký kết, nếu chưa có thể công nhận một phần phụ lục của Công ước này hoặc của một Nghị định thư phải thông báo bằng văn bản với Phòng lưu ký trong thời hạn một năm kề từ ngày nhận được thông báo của Phòng lưu ký đề nghị thừa nhận. Khi nhận được thông báo trên, Phòng lưu ký phải thông báo cho tất cả các Bên ký kết về vấn đề này. Một Bên ký kết nào đó có thể, bất kỳ lúc nào, xin rút lui ý kiến phản bác của minh đã đều trước đó, nội dung các phụ lục sẽ có hiệu lực đối với Bên đó, theo tiểu mục c sau đây.

c. Khi hết thời hạn một năm kề từ ngày nhận được thông báo đề nghị thừa nhận của Phòng lưu ký, phần phụ lục sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên đã ký kết bản Công ước này hoặc Nghị định thư có liên quan khi không có các việc thông báo như đã nêu trong tiểu mục b trên đây.

3. Việc đề nghị thừa nhận và quy định về hiệu lực của các điểm sửa đổi của các phần phụ lục của Công ước này hoặc của các Nghị định thư phải thực hiện theo cùng thủ tục đề nghị, thừa nhận và quy định về hiệu lực của các phần phụ lục.

4. Nếu có một phần phụ lục bổ sung hoặc nội dung sửa đổi phần phụ lục có liên quan đến việc sửa đổi Công ước hoặc Nghị định thư thì phần phụ lục bổ sung hoặc sửa đổi phần phụ lục sẽ chỉ có hiệu lực khi mà nội dung sửa đổi của bản Công ước hoặc Nghị định thư đã có hiệu lực.

Điều 31

Quyền bỏ phiếu

1. Trừ trường hợp nêu trong mục 2 dưới đây, mỗi Bên ký kết Công ước này hoặc nột Nghị định thư được bỏ một phiếu.

2. Các Tổ chức tổng hợp kinh tế của từng khu vực khi biểu quyết về những vấn đề trong phạm vi trình độ chuyên môn của các tổ chức đó, có quyền được bầu một số phiếu bằng số quốc gia thành viên đã ký kết vào bản Công ước này hoặc các Nghị định thư có liên quan. Các tổ chức này không có quyền bỏ phiếu nếu các quốc gia thành viên trong tổ chức đã thực hiện quyền đó và ngược lại.

Điều 32

Quan hệ giữa Công ước và các Nghị định thư về công ước

1. Mỗi Quốc gia hoặc một tổ chức thống hợp kinh tế của khu vực không thể coi như một Bên ký kết các Nghị định thư, trừ khi quốc gia này đồng thời là một Bên ký kết vào bản Công ước này.

2. Các quyết định về một Nghị định thư sẽ chỉ được các Bên có liên quan tới Nghị định thư đó thực hiện. Nếu một Bên ký kết không phê chuẩn, chấp nhận, hoặc thừa nhận một Nghị định thư thì Bên đó có thể tham gia các cuộc họp về Nghị định thư đó như là quan sát viên.

Điều 33

Việc ký kết

Bản Công ước này sẽ được đưa ra cho các quốc gia và tổ chức thống hợp kinh tế khu vực ký kết tại Rio de Janeiro từ ngày 5 tháng 6 năm 1992 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992 và tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York từ 15 tháng 6 năm 1992 đến ngày 4 tháng 6 năm 1993.

Điều 34

Việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành

1. Bản Công ước này phải được các quốc gia và các tổ chức thống hợp kinh tế khu vực phê chuẩn, chấp nhận, hoặc tán thành. Các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành sẽ được lưu giữ tại Phòng lưu ký.

2. Nếu một tổ chức đã nêu trong mục 1 là một Bên ký kết trong bản Công ước này mà trong số các quốc gia thành viên của tổ chức đó không có quốc gia nào là một Bên ký kết thì trong trường hợp này, tổ chức đó sẽ có những nghĩa vụ ràng buộc đối với bản Công ước hoặc Nghị định thư. Trong trường hợp một hay nhiều quốc gia của tổ chức đó là những Bên ký kết trong Công ước thì tổ chức đó và các quốc gia thành viên sẽ quyết định phần trách nhiệm của từng quốc gia trong việc thực hiện những nghĩa vụ nêu trong bản Công ước hoặc trong Nghị định thư. Trong các trường hợp này, tổ chức đó và các quốc gia thành viên không được phép thực hiện các quyền nêu trong Công ước này hoặc trong các Nghị định thư có liên quan một cách đối địch nhau.

Điều 35

Việc gia nhập công ước

Bản Công ước này và Nghị định thư sẽ được để ngỏ để các quốc gia và các Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực tán thành gia nhập, kể từ ngày mà bản Công ước, bản Nghị định thư có liên quan đã kết thúc việc ký kết.

Các văn kiện xin gia nhập sẽ lưu giữ tại Phòng lưu ký.

Trong các văn kiện gia nhập, các tổ chức đã nêu trong mục 1 sẽ tuyên bố về phạm vi thẩm quyền chuyên môn của các tổ chức đó trong các vấn đề cần được giải quyết theo các định hướng trong Công ước hoặc trong bản Nghị định thư có liên quan tới các vấn đề đó. Các tổ chức này cũng sẽ thông báo cho Phòng lưu ký về những thay đỏi nào đó có liên quan tới phạm vi trình độ chuyên môn của mình.

Các điều ghi trong tiểu mục 2 Điều 34 sẽ được áp dụng cho các Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực đã xin gia nhập Công ước hoặc một NGHỊ ÐỊNH THƯ NÀO ÐÓ.

Điều 36

Việc bắt đầu có hiệu lực

Bản Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày thứ 90 sau ngày mà bản văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành thứ 30 đã được lưu ký.

Một Nghị định thư thư sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 90 sau khi số lượng văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành đã được lưu ký, bằng số lượng đã quy định trong Nghị định thư đó.

Ðối với mỗi Bên ký kết thì việc có hiệu lực sẽ bắt đầu từ ngày mà văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành thứ 30 đã được lưu ký hoặc từ ngày thứ 90 sau ngày mà Bên ký kết đó đã nộp lưu ký văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, hoặc tán thành của mình.

Trừ khi có quy định khác đã ghi trong Nghị định thư thì theo mục 2 trên đây, một Nghị định thư sẽ có hiệu lực đối với Bên ký kết đã phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành Nghị định thư đó kể từ ngày thứ 90, ngày mà Bên ký kết đó đã đệ nộp lưu ký văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành, hoặc kể từ ngàu bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Bên ký kết đó.

Ðể vận dụng các tiểu mục 1 và 2 trên đây, sẽ quy ước là một văn kiện do Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực đệ nộp lưu ký không được kể thêm vào số lượng mà các quốc gia thành viên của tổ chức đó ÐÃ NỘP LƯU KÝ.

Điều 37

Các mục dự trữ (hạn chế)

Bản Công ước này không có mục dự trữ (hạn chế) nào cả.

Điều 38

Thủ tục xin rút lui

1. Sau thời gian hai năm kể từ ngày bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Bên ký kết, vào bất kỳ thời điểm nào, một Bên ký kết có thể thông báo bằng văn bản tới Phòng lưu ký để xin rút lui.

2. Bên ký kết sẽ được thực hiện việc rút lui sau khi hết thời hạn 1 năm kể từ ngày đệ nộp văn bản xin rút lui hoặc có thể là chậm hơn, như có thể quy định trước trong thông báo xin rút lui.

3. Một Bên ký kết khi đã rút lui khỏi Công ước này cũng sẽ coi như đã rút lui khỏi các Nghị định thư mà Bên đó đã ký kết trước đây.

Điều 39

Việc giải quyết các vấn đề tài chính trong thời kỳ chuyển tiếp

Trong thời gian từ khi bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực tới khi mở phiên họp đầu tiên của Hội nghị các Bên ký kết hoặc tới khi Hội nghị các Bên ký kết đã quyết định cấu trúc về thể chế theo Điều 21 thì cơ cấu thể chế tạm thời sẽ bao gồm ủy ban tài trợ về môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và Ngân hàng quốc tế về tái tạo và phế thải cơ cấu này sẽ được cấu trúc lại cho phù hợp với các yêu cầu trong Điều 21.

Điều 40

Việc bổ nhiệm Ban thư ký lâm thời

Trong thời kỳ của bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực tới phiên họp đầu tiên của Hội nghị các Bên ký kết, Tổng giám đốc Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc sẽ chỉ định Ban thư ký theo các yêu cầu của điều khoản 24, mục 2, hoạt động tạm thời trong thời kỳ đó.

Điều 41

Công việc lưu ký

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ đảm nhiệm chức năng lưu ký về ban Công ước này và các Nghị định thư.

Điều 42

Các văn bản hợp pháp

Văn bản gốc của bản Công ước này cùng với các bản bằng thứ tiếng A Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều có tính cách hợp pháp như nhau và sẽ được lưu ký tại Văn phòng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Trước mắt những Bên ký kết dưới đây đã được uỷ nhiệm thực hiện việc ký kết, đã ký vào bản Công ước này.

Làm tại Rio de Janeiro Ngày 5 tháng 6 năm 1992.

 

PHỤ LỤC I

1. Các hệ sinh thái và các trú sở (habitats): bao gồm nơi sinh sống của các loài thú vật bản địa hoặc đang bị đe doạ (tuyệt chủng), hoặc các loại thú vật hoang dã, trí có tầm quan trọng về mặt xã hội văn hoá, kinh tế, khoa học, hoặc có tính cách tiêu biểu điển hình, tính cách duy nhất hoặc liên quan với các quá trình tiến hoá hoặc các quá trình sinh học khác quan trọng hàng đầu.

2. Các loài và các cộng đồng đang bị đe doạ (tuyệt chủng); các loài có họ hành với các loài đã thuần chủng hoá hoặc đã trồng cấy, có giá trị về mặt y học, nông học hoặc có giá trị văn hoá cao, hoặc có tầm quan trọng đáng kể trong công việc nghiên cứu nhằm bảo toàn và sử dụng hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, như là các giếng có tính chỉ thị (báo hiệu) và v.v...

3. Các bộ nhiều sắc thể haploid (gemone) và các gen có tầm quan trọng về các mặt xuất khẩu, khoa học, kinh tế đã được mô tả.

 

PHỤ LỤC II

PHẦN I: CÔNG VIỆC TRỌNG TÀI

Điều 1

Bên khiếu nại phải thông báo cho Ban thư ký về việc các Bên đang có một vấn đề bất đồng cần có trọng tài để giải quyết theo Điều 27. Nội dung bản thông báo phải nêu lên được vấn đề cần giải quyết và đặc biệt là phải bao gồm các điều khoản rong bản Công ước hoặc trong Nghị định thư mà việc giải thích hoặc việc vận dụng đã dẫn tới sự bất đồng. Nếu các Bên không đi tới được việc thoả hiệp về vấn đề bất đồng trước khi Chủ tịch phiên toà xét xử được bổ nhiệm (chỉ định), toà án trọng tài sẽ quyết định vấn đề. Ban thư ký sẽ gửi nội dung thông báo đã nhận được như trên tới tất cả các Bên ký vào bản Công ước này hoặc vào bản Nghị định thư có liên quan.

Điều 2

Khi hai Bên có sự bất đồng, toà án trọng tài sẽ gồm 3 thành viên. Mỗi Bên có sự bất đồng sẽ cử ra một trọng tài và hai vị trọng tài đã được cử ra thống nhất với nhau để chỉ định trọng tài thứ ba, vị này sẽ là Chủ tịch phiên toà. Vị trọng tài thứ ba này không được là người có quốc tịch của một trong cá Bên có sự bất đồng, không cư trú hoặc có địa chỉ cư trú trên lãnh thổ của một trong một hai Bên đó và cũng không được là nhân viên làm việc cho một trong hai Bên đó và cũng không tham gia về một mặt nào đó trong trường hợp đang có sự bất đồng.

Điều 3

1. Trong trường hợp mà Chủ tịch toà án trọng tài chưa chỉ định được trong thời gian hai tháng khi đã cử được vị trọng tài thứ hai, nếu có yêu cầu của một Bên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chỉ định Chủ tịch toà án trọng tài, trong vòng hai tháng tiếp sau.

2. Trong thời gian hai tháng kể từ sau khi nhận thông báo, nếu một trong hai Bên có sự bất đồng không cử được trọng tài thì Bên kia có thể có văn bản yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chỉ định trọng tài trong vòng hai tháng tiếp sau.

Điều 4

Toà án trọng tài sẽ ra các quyết định phân xử vấn đề bất đồng (tranh chấp) theo các điều khoản của bản Công ước này và các Nghị định thư có liên quan và theo Luật quốc tế.

Điều 5

Trừ trường hợp các Bên có sự bất đồng đã có sự thoả hiệp nào đó về thủ tục xét xử, toà án trọng tài sẽ quyết định các thủ tục này.

Điều 6

Khi có một Bên yêu cầu, toà án trọng tài có thể kiến nghị thực hiện một số biện pháp chủ yếu để bảo vệ tạm thời.

Điều 7

Các Bên có sự bất đồng phải tạo thuận lợi để toà án trọng tài tiến hành công việc, đặc biệt là phải sử dụng mọi phương tiện có sẵn và phải.

a. Cung cấp cho toà án trọng tài tất cả các tài liệu, các thông tin có liên quan và các phương tiện làm việc và,

b. Khi cần thiết, tạo điều kiện cho toà án trọng tài tìm được các nhân chứng hoặc các chuyên gia và tập hợp các chứng cứ cho họ phát biểu.

Điều 8

Các Bên và cá trọng tài có nghĩa vụ bảo vệ bí mật về mọi thông tin mà họ đã nhận được (có tính cách mặt) trong khi toà án trọng tài tiến hành công việc xét xử.

Điều 9

Trừ khi toà án trọng tài quyết định phải quyết cách khác trong những trường hợp đặc biệt, các chi phí của toà án sẽ phân bổ đều cho hai Bên có sự bất hoà gánh chịu, toà án sẽ ghi lại mọi khoản chi phí và có văn bản tổng kết cá khoản đó và thông báo cho các Bên.

Điều 10

Nếu một Bên ký kết nào đó có quyền lợi hợp pháp trong vấn đề đang tranh luận hoặc có thể bị thiệt hại do quyết định phân xử vụ tranh chấp, có thể can thiệp vào quá trình xét xử vụ tranh chấp, có thể can thiệp vào quá trình xét xử nếu được toà án đồng ý.

Điều 11

Toà án có thể nghe và quyết định về các điểm khiếu nại trở lại đã nảy sinh trực tiếp về nội dung vấn đề tranh chấp.

Điều 12

Các thành viên của toà án trọng tài sẽ bỏ phiếu theo đa số để ra các quyết định về thủ tục xét xử và về nội dung xét xử.

Điều 13

Nếu một trong hai Bên có sự bất đồng không có mặt trong phiên toà trọng tài hoặc không trình bày để bảo vệ quan điểm của mình thì Bên kia có thể yêu cầu toà án tiếp tục xét xử và quyết định. Việc một Bên vắng mặt không trình bày bảo vệ quan điểm của mình không phải là lý do để hoãn việc xét xử. Trước khi tuyên bố quyết định tối hậu, toà án trọng tài phải nắm vừng được lý do khiếu nại là có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý đầy đủ.

Điều 14

Trong thời hạn 5 tháng kể từ ngày quyết định tối hậu được hình thành, Toà án trọng tài phải tuyên bố quyết định đó, trừ trường hợp toà án thấy cần thiết gia hạn thêm một thời gian không quá năm tháng nữa.

Điều 15

Quyết định tối hậu của toà án trọng tài phải được giới hạn trọng phạm vi vấn đề bất đồng và phải nêu được những cơ sở đã được vận dụng. Trong văn bản phải vó tên các thành viên tham gia và ghi ngày tháng ra quyết định ối hậu đó. Các thành viên của toà án đều có thể có ý kiến khác với quyết định này hoặc không nhất trí với quyết định.

Điều 16

Quyết định của toà án sẽ buộc hai Bên có sự bất đồng phải thực hiện. Quyết định này không thể kháng cáo trừ trường hợp hai Bên đã thoả thuận trước với nhau về khả năng kháng cáo.

Điều 17

Trong việc giải thích quyết định tối hậu của toà án trọng tài hoặc về các biện pháp thực hiện quyết định đó, hai bên có thể tranh cãi, trong trường hợp này mỗi Bên đều có thể đưa các vấn đề tranh cái đó ra trước toà án trọng tài để toà quyết định.

PHẦN II: HÒA GIẢI

Điều 1

Một ủy ban hoà giải sẽ được thành lập theo yêu cầu của một trong hai Bên tranh chấp. Ủy ban này, trừ trường hợp hai Bên tranh chấp nhất trí theo cách khác, sẽ gồm 5 thành viên, trong đó mỗi Bên liên quan sẽ chỉ định hai người và một Chủ tịch sẽ do bốn thành viên này bầu chọn.

Điều 2

Trong những tranh chấp trên, gồm hai Bên tranh chấp tham gia, các Bên có quyền lợi giống nhau sẽ chỉ định hai thành viên chung của mình vào ủ ban hoà giải theo phương thức cùng nhất trí. Ðối với hai Bên tranh chấp có quyền lợi khác nhau, hoặc không thống nhất được họ có quyền lợi giống nhau, mỗi Bên sẽ chỉ định hai thành viên riêng của mình vào ủy ban hoà giải.

Điều 3

Nếu việc chỉ định các thành viên vào ủy ban hoà giải không được các Bên tranh chấp hoàn tất trong vòng hai tháng kể từ ngày yêu cầu thành lập ủy ban hoà giải, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chỉ định thay trong vòng hai tháng tiếp theo, nếu được Bên yêu cầu thành lập ủy ban hoà giải đề nghị.

Điều 4

Nếu Chủ tịch ủy ban hoà giải vẫn chưa được bầu chọn trong vòng hai tháng kể từ khi thành viên cuối cùng của ủy ban được chỉ định, nếu được một Bên đề nghị, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ bỏ nhiệm một Chủ tịch trong vòng hai thàng tiếp theo.

Điều 5

ủy ban hoà giải sẽ đưa ra quyết định căn cứ theo các phương thức bỏ phiếu đa số giữa các thành viên. Trừ trường hợp các Bên tranh chấp nhất trí theo cách khác, ủy ban sẽ quyết định các bước thủ tục của riêng mình. ủy ban sẽ đề nghị giải quyết tranh chấp mà các Bên thấy tin tưởng.

Điều 6

Bất đồng ý kiến liên quan đến thẩm quyền của ủy ban hoà giải, sẽ do ủy ban này quyết định.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công ước về đa dạng sinh học (CBD)

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 05/06/1992
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản