Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2013/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 16 tháng 07 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ, về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh Đắk Lắk, về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 118/TTr-SNNNT-KL ngày 28 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh; quá trình thực hiện nếu phát sinh, vướng mắc thì tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương 1.
1. Quy định này quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Ngoài những nội dung trong quy định này, việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng phải thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng (sau đây gọi là Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC).
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá thuê rừng
1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
2. Việc áp dụng khung giá các loại rừng vào đối tượng cụ thể phải sát với khung giá các loại rừng tương ứng theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Giá cho thuê rừng được xác định phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.
4. Giá cho thuê rừng được xác định tùy thuộc vào loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và mục đích sử dụng rừng. Đối với các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau và cùng mục đích thuê thì giá cho thuê rừng là như nhau.
Chương 2.
ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG
Điều 4. Xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng; xác định giá trị tiền đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng tự nhiên.
Áp dụng Khung giá các loại rừng theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi là Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND) để xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng, xác định giá trị tiền đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng tự nhiên được thực hiện thông qua phương pháp nội suy, như sau:
1. Đối với rừng tự nhiên:
a) Áp dụng khung giá các loại rừng tự nhiên trên địa bàn, theo:
- Phụ lục 1: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Krông Bông.
- Phụ lục 2: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc thị xã Buôn Hồ, các huyện: Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng.
- Phụ lục 3: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: Lắk, Krông Ana.
- Phụ lục 4: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn.
- Phụ lục 5: Khung giá lâm sản rừng tự nhiên thuộc: thành phố Buôn Ma Thuột; các huyện: Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Pắk.
(Chi tiết đính kèm theo phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5)
Khung giá các loại rừng áp dụng công thức tính sau:
Gt = Ga + x (Tt-Ta) | (1) |
Trong đó:
- Gt: Giá lâm sản của khu rừng cần xác định;
- Ga: Giá trị lâm sản cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.
- Gb: Giá trị lâm sản cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Ta: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.
Ví dụ 1: Để xác định giá trị lâm sản của 1 ha rừng tự nhiên lá rộng rụng lá (Rừng khộp) tại huyện Ea Súp, sau khi đo đếm thực địa đã xác định tại khu rừng rừng này có trữ lượng là 48m3/ha.
Chọn khung giá trị lâm sản tại các huyện vùng Tây Bắc tỉnh (Phụ lục 4) với trữ lượng 48 m3 thuộc khung trữ lượng từ 10 m3-50 m3 có khung giá tương ứng như sau:
Khung trữ lượng 10-50 m3: khung giá 12.645.463 đồng-57.479.378 đồng/ha, cách tính nội suy theo công thức 1 là:
G(48) = 12.645.463 + x (48-10)
Kết quả về giá quyền sử dụng rừng có trữ lượng 48 m3/ha là: 55.237.682 đồng/ha.
Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính nội suy:
| A | B | C | D |
| Khung giá trị (tr.đ) | Khung trữ lượng (m3) | Trữ lượng xác định (m3) | Hàm số xác định giá trị nội suy |
1 | (known _y’s) | (known _x’s) | (X) | = FORECAST (C1; A1:A2 ; B1:B2) |
1. | 12.645.463 | 10 | 48 |
|
2. | 57.479.378 | 50 |
| = 55.237.682 đồng/ha |
2. Đối với rừng trồng
a) Giá sở hữu rừng trồng áp dụng, theo:
- Phụ lục 6: Giá sở hữu rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh.
(Chi tiết đính kèm theo phụ lục 6)
b) Giá quyền sở hữu rừng trồng khi áp vào đối tượng rừng, trữ lượng, loài cây, cấp tuổi, mật độ rừng và các yếu tố khác, dùng phương pháp nội suy để tính toán quyền sở hữu rừng trồng sản xuất, theo công thức sau:
G t = Ga + x (Nt-Na) | (2) |
Trong đó:
- Gt: Giá sở hữu rừng trồng sản xuất năm trồng cần xác định của khu rừng;
- Ga: Giá trị sở hữu trồng sản xuất của năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;
- Gb: Giá trị sở hữu trồng sản xuất của năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;
- Na: Năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;
- Nb: Năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;
- Nt: Năm trồng cần xác định.
Ví dụ 2: Để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, loài cây keo lai giâm hom năm thứ 4 (cấp tuổi II), mật độ xác định được là 1.660 cây/ha.
Trước hết, chọn khung giá của loài cây Keo lai và mật độ 1.660 cây; năm thứ 4 nằm giữa khung giá của rừng trồng năm thứ 3 và năm thứ 6 cấp tuổi II, cụ thể:
Rừng trồng 3 năm tuổi = 37.565.496 đồng
Rừng trồng cấp tuổi II = 57.599.698 đồng
Tính bằng phương pháp nội suy áp dụng công thức 2 ta có:
G4 = 37.565.496 + x (4-3)
G4 = 50.921.631 đồng
Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính nội suy:
| A | B | C | D |
| Khung giá trị (tr.đ) | Khung trữ lượng (m3) | Trữ lượng xác định (m3) | Hàm số xác định giá trị nội suy |
| (known _y’s) | (known _x's) | (X) | = FORECAST (C1;A1: A2 B1:B2) |
1. | 37.565.496 | 3 | 4 |
|
2. | 57.599.698 | 6 |
| = 50.921.631 đồng/ha |
Như vậy, đã xác định được giá trị rừng trồng keo lai 4 năm tuổi, mật độ 1.660 cây/ha. Nếu cần tính giá trị rừng theo mật độ thực tế thì chỉ cần tính quy tắc tam suất để tìm ra kết quả.
Điều 5. Xác định tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng
Xác định mức độ, hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về rừng để làm căn cứ buộc người gây ra phải bồi thường. Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thì phải bồi thường cho chủ sở hữu, chủ quản lý. Giá trị bồi thường bao gồm các giá trị lâm sản, giá trị môi trường của diện tích rừng bị thiệt hại, cụ thể:
1. Giá trị lâm sản
a) Giá trị lâm sản đối với rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng là giá trị của toàn bộ gỗ, củi (cây đứng), lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng.
- Giá trị lâm sản rừng tự nhiên của khu rừng cụ thể xác định như khoản 1 Điều 4 của quy định này (công thức 1).
- Giá trị lâm sản của rừng trồng xác định như Khoản 2 Điều 4 của quy định này (công thức 2).
b) Giá trị lâm sản của rừng mới trồng chưa có trữ lượng được tính là tổng chi phí đầu tư tạo rừng từ thời điểm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến thời điểm bị phá.
c) Giá trị lâm sản rừng tự nhiên chưa có trữ lượng được xác định như rừng mới trồng chưa có trữ lượng để tính giá trị thiệt hại lâm sản.
2. Giá trị môi trường
Giá trị môi trường của rừng được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 5 tùy theo từng loại rừng. Hệ số k được xác định như sau:
- Đối với rừng đặc dụng hệ số k là 5;
- Đối với rừng phòng hộ hệ số k là 4;
- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hệ số k là 3;
- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hệ số k là 2.
Áp dụng khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại Phụ lục 6, ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2012/NQ-HĐND làm cơ sở xác định tài sản của chủ sở hữu rừng là tổ chức, cá nhân để sử dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Làm tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng, góp vốn liên doanh, liên kết và tổ chức các hoạt động thương mại khác của chủ rừng theo quy định của pháp luật.
2. Tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi rừng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xác định giá quyền sử dụng rừng tự nhiên
1. Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên (ký hiệu là G) được xác định tùy thuộc vào loại rừng, hồ sơ đặc điểm của khu rừng và áp dụng các phương pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC và được sử dụng làm cơ sở tính toán cho các trường hợp sau đây:
a) Tính thuế, lệ phí và tiền sử dụng rừng hoặc tính tiền thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp không qua đấu giá rừng theo quy định của pháp luật.
b) Tính giá trị tài sản được quyền sử dụng là rừng tự nhiên để thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng, góp vốn liên doanh, liên kết và các hoạt động thương mại khác như: thuê quyền sử dụng rừng, chuyển nhượng quyền sử dụng rừng tự nhiên.
2. Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên sẽ được xác định cho từng đối tượng chủ rừng cụ thể do các cơ quan chuyên môn thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
Điều 8. Xác định giá cho thuê rừng
1. Giá tối thiểu cho thuê rừng tự nhiên được xác định theo công thức sau:
S = G * (1-) (3)
Trong đó:
- S là giá tiền tối thiểu cho thuê rừng;
- G là giá quyền sử dụng rừng tự nhiên;
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá.
2. Giá tối thiểu thuê rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được xác định cụ thể cho từng khu rừng tùy thuộc vào thời gian, mục đích và đặc điểm của rừng cho thuê bằng các phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC.
3. Giá cho thuê rừng trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng:
a) Giá cho thuê rừng trong trường hợp này là giá trúng đấu giá với mức giá khởi điểm là giá tối thiểu cho thuê rừng.
b) Việc đấu giá quyền sử dụng rừng tự nhiên, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu giá.
4. Đối với các trường hợp cho thuê rừng trước đây không thông qua đấu giá rừng thì không phải tiến hành đấu giá lại. Trong trường hợp này, giá thuê rừng được tính là giá tối thiểu cho thuê rừng.
Điều 9. Tiền thuê rừng và thời gian ổn định tiền thuê rừng
1. Thời gian ổn định tiền thuê rừng
Tiền thuê rừng hàng năm được tính ổn định trong 05 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê rừng của cấp thẩm quyền đối với từng trường hợp cho thuê rừng. Sau 05 năm tiền thuê rừng được tính toán lại cho phù hợp với các quy định có liên quan.
2. Xác định tiền thuê rừng
- Tiền thuê rừng không thông qua đấu giá (với chu kỳ 5 năm)
T = * (DT) * 5 (4)
Trong đó:
- S1 là giá tiền tối thiểu cho thuê rừng;
- DT là diện tích cho thuê (ha);
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
- Tiền thuê rừng thông qua đấu giá (với chu kỳ 5 năm)
T = * (DT) * 5 (5)
Trong đó:
- S2 là giá tiền đấu giá cho thuê rừng;
- DT là diện tích cho thuê (ha);
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
Điều 10. Xác định tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên
1. Xác định tăng trưởng trữ lượng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên để làm cơ sở tính tổng doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có) được phép khai thác theo quy định của pháp luật tại bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê rừng, giao rừng nhằm xác định quyền sử dụng rừng phòng hộ, giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Thông tư 65/2008/TTLT-BNN-BTC.
2. Cách xác định tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên
a) Dùng chỉ số suất tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần (Pm%) rừng tự nhiên để tính toán tăng trưởng trữ lượng của rừng tự nhiên. Đơn vị tính của Pm% là phần trăm trên năm (%/năm).
Công thức tính tổng lượng tăng trưởng trữ lượng của rừng đến khi đạt tiêu chuẩn khai thác như sau:
Mkt = Mht x Pm% x n (6)
Trong đó:
- Mkt là tổng lượng tăng trưởng trữ lượng của lô rừng đến năm được phép khai thác;
- Mht là trữ lượng của lô rừng năm hiện tại;
- Pm% là suất tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần;
- n là số năm tính từ khi được thuê rừng đến khi rừng đến năm được khai thác.
b) Suất tăng trưởng trữ lượng bình quân (Pm%) của các trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh là áp dụng suất tăng trưởng các trạng thái rừng vùng Tây Nguyên theo kết quả của Viện điều tra quy hoạch rừng công bố năm 1998 như sau:
- Rừng rất giàu: Pm% tính là 1,5019 %/năm.
- Rừng giàu: Pm% tính là 1,8938 %/năm.
- Rừng trung bình: Suất tăng trưởng trữ lượng bình quân chung Pm% tính là 2,3367 %/năm.
- Rừng nghèo: Pm% tính là 3,0700 %/năm.
- Rừng non: Pm% tính là 3,0700 %/năm.
Điều 11. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê rừng.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê rừng vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan chức năng (ở tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ở huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế) và phải thực hiện trước khi tiến hành bàn giao, cắm mốc rừng tại thực địa.
2. Những trường hợp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thuê đất lâm nghiệp có rừng nhưng chưa lập thủ tục cho thuê rừng hoặc đã lập thủ tục cho thuê rừng trước thời điểm ban hành Quy định này nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền thuê rừng thì phải lập thủ tục thuê rừng và xác định tiền thuê rừng theo quy định.Thời điểm tính tiền thuê rừng cho các trường hợp này là thời điểm ban hành quyết định cho thuê rừng.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ nộp tiền thuê rừng và các nghĩa vụ tài chính khác theo đúng thời gian quy định và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm nếu không chấp hành các về nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành.
Chương 4.
Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Công bố công khai Quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo đúng quy định của pháp luật.
b) Tham mưu thành lập Hội đồng định giá rừng của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc áp dụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá cho thuê rừng của tổ chức; ký hợp đồng thuê rừng đối với tổ chức sau khi giá thuê rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh để sửa đổi và điều chỉnh giá các loại rừng khi các yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnh hưởng tăng hoặc giảm giá trị lâm sản của rừng tự nhiên, giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thuê rừng theo quy định của pháp luật
d) Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi Quyết định cho thuê rừng đối với tổ chức vi phạm.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định giá khởi điểm đấu giá cho thuê rừng để tổ chức đấu giá tiền thuê rừng đối với tổ chức, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc xác định giá cho thuê rừng đối với các trường hợp không thông qua đấu giá rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Theo dõi và hướng dẫn việc thu nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính về rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan giải quyết những tồn tại của các dự án trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định cho thuê đất có rừng nhưng chưa thực hiện các thủ tục cho thuê rừng để thu tiền thuê rừng.
4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị cho thuê rừng của tổ chức do Sở Tài nguyên-Môi trường chuyển đến trong trường hợp cho thuê rừng gắn liền với cho thuê đất lâm nghiệp lần đầu hoặc do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đến trong trường hợp hoàn thiện hồ sơ thuê rừng gắn với cho thuê đất lâm nghiệp.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) chuyển đến theo đúng quy định về trình tự, thủ tục cho thuê rừng.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi dự án thuê rừng của tổ chức đến hạn sau 5 năm cần phải xác định lại đơn giá cho thuê rừng để tính tiền thuê rừng.
5. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn trình tự, thủ tục và chính sách khuyến khích đầu tư đối với tổ chức, nhà đầu tư thuê rừng theo quy định pháp luật về đầu tư, Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015.
6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Thực hiện thẩm quyền về cho thuê rừng, quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.
d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong toàn tỉnh.
KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: M’ĐRẮK, EA KAR, KRÔNG BÔNG
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | Phân theo trữ lượng gỗ | Khung giá trị lâm sản | |
Thấp nhất | Cao nhất | ||
I | Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.249.333 | 8.481.803 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 9.775.513 | 44.434.149 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 45.871.999 | 93.866.665 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 94.836.756 | 153.899.012 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 155.157.468 | 205.506.581 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 206.814.905 | 256.965.011 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 257.937.917 | 308.292.331 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 309.252.622 | 431.246.307 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 432.324.423 | 539.057.884 |
II | Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.260.000 | 7.147.727 |
2 | Rừng nghèo: 11-100 m3/ha |
|
|
2.7 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 9.006.115 | 40.936.886 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 42.656.333 | 110.232.111 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 112.343.749 | 166.847.152 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 167.959.467 | 204.462.870 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 205.487.641 | 255.581.643 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 257.067.050 | 314.398.871 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m 3/ha | 315.446.867 | 419.198.495 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 420.246.491 | 523.998.118 |
III | Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 2.014.500 | 8.715.271 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 9.586.799 | 43.576.357 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 44.447.884 | 89.152.274 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 71.320.399 | 105.921.385 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 106.627.528 | 222.248.514 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 225.375.162 | 280.317.366 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 281.438.635 | 336.380.839 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 337.502.109 | 448.507.786 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 449.629.055 | 560.634.732 |
IV | Rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng/lá kim |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.279.000 | 7.387.333 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 8.126.066 | 49.936.666 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 51.805.132 | 105.578.689 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.7 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 107.145.531 | 162.127.026 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 163.478.370 | 207.527.642 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 209.116.530 | 291.095.186 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 292.504.294 | 349.606.726 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.7 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 351.189.672 | 487.958.369 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 489.178.265 | 609.947.961 |
V | Rừng lá kim |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.167.750 | 9.415.067 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 10.356.573 | 47.075.334 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 48.016.840 | 130.150.667 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 131.479.789 | 195.267.013 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 196.250.387 | 247.285.281 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 248.695.850 | 309.323.196 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 310.560.489 | 371.187.836 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 372.425.128 | 494.917.114 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 496.154.407 | 618.646.393 |
KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN CÁC HUYỆN: EA H'LEO, KRÔNG BUK, KRÔNG NĂNG, BUÔN HỒ
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | Phân theo trữ lượng gỗ | Khung giá trị lâm sản | |
Thấp nhất | Cao nhất | ||
I | Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.388.500 | 10.721.437 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 10-50 m3/ha | 11.210.937 | 46.413.348 |
2.2 | Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha | 48.735.729 | 120.775.938 |
3 | Rừng trung bình > 100-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình >100-150 m3/ha | 122.466.540 | 181.880.999 |
3.2 | Rừng trung bình >150-200 m3/ha | 183.445.322 | 268.384.532 |
4 | Rừng giàu > 200-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu > 200-250 m3/ha | 269.394.877 | 338.068.254 |
4.2 | Rừng giàu > 250-300 m3/ha | 339.107.891 | 488.973.575 |
lII | Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.166.000 | 8.699.778 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 10-50 m3/ha | 9.569.756 | 43.498.891 |
2.2 | Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha | 44.133.806 | 129.674.130 |
3 | Rừng trung bình > 100-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình > 100-150 m3/ha | 131.256.389 | 243.945.131 |
3.2 | Rừng trung bình > 150-200 m3/ha | 245.571.432 | 276.206.175 |
4 | Rừng giàu > 200-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu > 200-250 m3/ha | 278.584.776 | 346.498.477 |
4.2 | Rừng giàu > 250-300 m3/ha | 347.884.471 | 415.798.173 |
III | Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 2.480.800 | 11.374.660 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 10-50 m3/ha | 12.512.126 | 70.873.301 |
2.2 | Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha | 72.363.440 | 141.889.099 |
3 | Rừng trung bình > 100-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình > 100-150 m3/ha | 143.338.000 | 236.422.772 |
3.2 | Rừng trung bình > 150-200 m3/ha | 238.002.294 | 315.234.827 |
4 | Rừng giàu > 200-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu > 200-250 m3/ha | 318.057.339 | 439.126.292 |
4.2 | Rừng giàu > 250-300 m3/ha | 440.882.797 | 526.951.551 |
IV | Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.771.500 | 8.931.729 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 10-50 m3/ha | 10.023.841 | 59.199.277 |
2.2 | Rừng nghèo: > 50-100 m3/ha | 61.910.973 | 127.276.418 |
3 | Rừng trung bình > 100-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình > 100-150 m3/ha | 129.984.783 | 226.234.000 |
3.2 | Rừng trung bình > 150-200 m3/ha | 229.493.365 | 300.964.722 |
4 | Rừng giàu > 200-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu > 200-250 m3/ha | 302.047.140 | 450.680.223 |
4.2 | Rừng giàu > 250-300 m3/ha | 452.999.491 | 541.433.655 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu > 300-400 m3/ha | 543.238.434 | 721.911.540 |
5.2 | Rất giàu > 400-500 m3/ha | 723.896.797 | 902.389.425 |
KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: LẮK, KRÔNG ANA
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | Phân theo trữ lượng gỗ | Khung giá trị lâm sản | |
Thấp nhất | Cao nhất | ||
I | Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.469.333 | 8.207.016 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 8.786.376 | 38.938.074 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 39.218.983 | 79.899.967 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 81.573.424 | 136.148.650 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 137.906.154 | 182.657.157 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 184.571.194 | 287.297.449 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 288.425.553 | 344.731.736 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 346.609.658 | 428.727.154 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 429.788.947 | 535.896.442 |
II | Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.557.000 | 7.331.571 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 8.870.260 | 40.319.366 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 42.284.890 | 77.872.334 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 79.478.540 | 117.037.436 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 118.824.352 | 167.383.248 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 169.063.899 | 210.278.481 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 211.119.595 | 252.334.177 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 253.678.708 | 652.064.728 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 653.694.890 | 815.080.910 |
III | Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 2.332.000 | 7.789.786 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 8.568.764 | 38.948.929 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 39.273.904 | 77.007.654 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 78.820.711 | 117.060.462 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 118.860.845 | 156.080.616 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 157.861.019 | 195.100.770 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 196.881.174 | 234.120.925 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 235.901.328 | 312.161.233 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 314.941.636 | 390.201.541 |
IV | Rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng/lá kim |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.173.333 | 9.135.050 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 10.048.555 | 45.675.251 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 46.588.756 | 91.350.501 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 92.264.006 | 137.025.752 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 138.939.257 | 160.701.003 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 162.858.259 | 202.560.023 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 203.370.263 | 309.072.028 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 311.299.600 | 413.687.176 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 414.721.394 | 517.108.971 |
V | Rừng lá kim |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.206.675 | 9.117.992 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 10.029.791 | 45.589.959 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 46.501.758 | 91.179.917 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 92.091.716 | 136.769.876 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 137.681.675 | 182.359.834 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.7 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 183.271.633 | 227.949.793 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 228.861.592 | 345.339.751 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 347.270.707 | 461.489.311 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 462.643.034 | 576.861.639 |
KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC CÁC HUYỆN: EA SÚP, BUÔN ĐÔN
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | Phân theo trữ lượng gỗ | Khung giá trị lâm sản | |
Thấp nhất | Cao nhất | ||
I | Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.208.667 | 11.495.876 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 12.645.463 | 57.479.378 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 58.628.965 | 114.958.755 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 116.504.250 | 202.729.085 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 204.590.644 | 291.259.190 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 293.018.794 | 364.451.236 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 365.909.041 | 437.341.483 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 438.799.288 | 583.121.977 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 584.579.782 | 728.902.471 |
II | Rừng tự nhỉên hỗn loài và tre nứa |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.469.333 | 12.867.761 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 14.154.537 | 65.338.803 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 66.497.497 | 155.877.446 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 157.366.340 | 197.989.615 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 199.640.012 | 365.423.857 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 366.683.600 | 516.775.622 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 517.838.724 | 618.930.746 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 620.927.925 | 849.073.654 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 851.196.339 | 1.061.342.068 |
III | Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đưòng kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.991.625 | 15.982.211 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 17.580.432 | 79.911.054 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 81.763.132 | 195.025.749 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 196.607.283 | 391.991.014 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 393.125.099 | 450.430.594 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 452.030.564 | 585.615.108 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 586.953.568 | 713.538.129 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 715.174.262 | 950.397.691 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 952.773.685 | 1.187.997.114 |
IV | Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.991.625 | 8.799.197 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha |
|
|
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 14.951.190 | 67.959.954 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 69.219.648 | 133.254.212 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
|
|
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 135.158.104 | 204.729.858 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 206.456.721 | 273.452.611 |
4 | Rừng giàu 201-300 m3/ha |
|
|
4.1 | Rừng giàu 201-250 m3/ha | 274.819.874 | 341.815.763 |
4.2 | Rừng giàu 251-300 m3/ha | 343.183.026 | 410.178.916 |
5 | Rất giàu > 300 m3/ha |
|
|
5.1 | Rất giàu 301-400 m3/ha | 411.546.179 | 546.905.221 |
5.2 | Rất giàu 401-500 m3/ha | 548.272.484 | 683.631.527 |
KHUNG GIÁ LÂM SẢN RỪNG TỰ NHIÊN THUỘC: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, CÁC HUYỆN: CƯ M'GAR, CƯ KUIN, KRÔNG PẮK
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | Phân theo trữ lượng gỗ | Khung giá trị lâm sản | |
Thấp nhất | Cao nhất | ||
I | Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh |
|
|
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 1.260.000 | 7.530.501 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha | - | - |
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 8.985.268 | 40.609.397 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 42.830.765 | 91.381.206 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha | - | - |
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 93.164.378 | 129.499.099 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 131.982.501 | 217.144.390 |
II | Rừng tự nhiên hỗn loài và tre nứa | - | - |
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 734.667 | 8.705.990 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha | - | - |
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 10.950.833 | 70.863.216 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 72.052.245 | 174.934.393 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha |
| - |
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 176.602.390 | 355.718.385 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 357.320.723 | 433.970.842 |
III | Rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá | - | - |
1 | Rừng chưa có trữ Iượng: Đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng cây đứng < 10m3/ha. | 2.044.033 | 9.941.474 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha | - | - |
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 11.046.058 | 89.608.818 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 91.838.602 | 215.026.836 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha | - | - |
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 217.303.885 | 319.949.136 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 321.761.137 | 470.236.966 |
IV | Rừng tự nhiên lá rộng rụng lá | - | - |
1 | Rừng chưa có trữ lượng: Đưcmg kính bình quân < 8cm, trữ lưọng cây đứng < 10m3/ha. | 1.991.625 | 9.789.533 |
2 | Rừng nghèo: 10-100 m3/ha | - | - |
2.1 | Rừng nghèo: 11-50 m3/ha | 11.826.804 | 77.668.323 |
2.2 | Rừng nghèo: 51-100 m3/ha | 79.637.328 | 147.337.778 |
3 | Rừng trung bình 101-200 m3/ha | - | - |
3.1 | Rừng trung bình 101-150 m3/ha | 149.640.975 | 217.071.677 |
3.2 | Rừng trung bình 151-200 m3/ha | 219.095.171 | 309.849.828 |
GIÁ SỞ HỮU RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 16/7/2073 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Đồng/ha
STT | LOẠI CÂY | GIÁ TRỊ SỞ HỮU |
I | KEO LAI GIÂM HOM |
|
1 | Mật độ 2.200 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 28.788.994 |
b | Năm thứ hai | 36.042.793 |
c | Năm thứ ba | 40.971.914 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 62.133.639 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 67.843.649 |
2 | Mật độ 2.000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 27.448.743 |
b | Năm thứ hai | 34.702.542 |
c | Năm thứ ba | 39.631.663 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 60.349.766 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 65.798.231 |
3 | Mật độ 1.660 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 25.382.576 |
b | Năm thứ hai | 32.636.375 |
c | Năm thứ ba | 37.565.496 |
3.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 57.599.698 |
3.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 63.048.163 |
II | KEO LAI CẤY MÔ |
|
1 | Mật độ 2.200 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 28.300.317 |
b | Năm thứ hai | 35.554.116 |
c | Năm thứ ba | 40.483.237 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 61.483.211 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 85.746.536 |
2 | Mật độ 1.660 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 2.291.130 |
b | Năm thứ hai | 4.373.975 |
c | Năm thứ ba | 6.267.470 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 57.534.609 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 80.490.946 |
III | BẠCH ĐÀN |
|
1 | Mật độ 2.220 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 34.513.373 |
b | Năm thứ hai | 43.290.469 |
c | Năm thứ ba | 49.254.705 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 96.318.371 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 164.349.371 |
1.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 273.913.975 |
2 | Mật độ 2.000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 32.923.508 |
b | Năm thứ hai | 41.700.604 |
c | Năm thứ ba | 47.664.840 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 93.757.887 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 160.225.700 |
2.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 267.272.775 |
3 | Mật độ 1.660 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 30.613.941 |
b | Năm thứ hai | 39.391.037 |
c | Năm thứ ba | 45.355.273 |
3.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 90.038.308 |
3.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 154.235.280 |
3.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 257.625.143 |
IV | THÔNG BA LÁ |
|
1 | Mật độ 2.500 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 36.870.945 |
b | Năm thứ hai | 45.648.041 |
c | Năm thứ ba | 51.612.277 |
d | Năm thứ tư | 54.137.964 |
e | Năm thứ năm | 56.434.044 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 100.115.265 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 170.464.307 |
1.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 283.762.140 |
2 | Mật độ 2.000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 33.194.887 |
b | Năm thứ hai | 41.971.983 |
c | Năm thứ ba | 47.936.219 |
d | Năm thứ tư | 50.461.906 |
e | Năm thứ năm | 52.757.986 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 94.194.946 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 160.929.587 |
2.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 268.406.392 |
3 | Mật độ 1.660 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 30.613.941 |
b | Năm thứ hai | 39.391.037 |
c | Năm thứ ba | 45.355.273 |
d | Năm thứ tư | 47.880.960 |
e | Năm thứ năm | 50.177.040 |
3.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 90.038.308 |
3.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 154.235.280 |
3.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 257.625.143 |
V | DẦU RÁI |
|
1 | Mật độ 550 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 26.128.360 |
b | Năm thứ hai | 34.905.456 |
c | Năm thứ ba | 40.869.692 |
d | Năm thứ tư | 43.395.379 |
e | Năm thứ năm | 45.691.459 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 82.814.224 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 142.600.808 |
1.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 238.887.697 |
2 | Mật độ 475 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 22.310.514 |
b | Năm thứ hai | 31.087.610 |
c | Năm thứ ba | 37.051.846 |
d | Năm thứ tư | 39.577.533 |
e | Năm thứ năm | 41.873.613 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 76.665.555 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 132.698.328 |
2.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 173.756.821 |
VI | KEO TAI TƯỢNG |
|
1 | Mật độ 2200 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 28.992.304 |
b | Năm thứ hai | 36.246.103 |
c | Năm thứ ba | 41.175.224 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 62.404.245 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 89.012.392 |
2 | Mật độ 2000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 27.631.905 |
b | Năm thứ hai | 34.885.704 |
c | Năm thứ ba | 39.814.825 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 60.593.554 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 86.602.371 |
3 | Mật độ 1660 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 25.534.601 |
b | Năm thứ hai | 32.788.400 |
c | Năm thứ ba | 37.717.521 |
3.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 4 đến năm thứ 6) | 57.802.044 |
3.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 7 đến năm thứ 9) | 82.886.861 |
VII | KEO LÁ TRÀM |
|
1 | Mật độ 2200 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 02 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 31.562.920 |
b | Năm thứ hai | 39.542.099 |
c | Năm thứ ba | 44.964.132 |
d | Năm thứ tư | 47.260.212 |
1.2 | Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8) | 79.849.780 |
2 | Mật độ 2000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 30.099.045 |
b | Năm thứ hai | 38.078.224 |
c | Năm thứ ba | 43.500.257 |
d | Năm thứ tư | 44.682.246 |
2.2 | Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8) | 77.706.521 |
3 | Mật độ 1660 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 27.842.340 |
b | Năm thứ hai | 35.821.519 |
c | Năm thứ ba | 41.243.552 |
đ | Năm thứ tư | 42.425.541 |
3.2 | Cấp tuổi II (từ năm thứ 5 đến năm thứ 8) | 74.402.479 |
VIII | CÁC LOÀI SAO |
|
1 | Mật độ 556 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 22.998.998 |
b | Năm thứ hai | 31.776.094 |
c | Năm thứ ba | 37.740.330 |
d | Năm thứ tư | 40.266.017 |
e | Năm thứ năm | 42.562.097 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 77.774.356 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 134.484.049 |
1,4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 225.815.575 |
2 | Mật độ 417 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 21.874.929 |
b | Năm thứ hai | 30.652.025 |
c | Năm thứ ba | 36.616.261 |
d | Năm thứ tư | 39.141.948 |
e | Năm thứ năm | 41.438.028 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10) | 75.964.041 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, từ năm thứ 11 đến năm thứ 15) | 131.568.532 |
2.4 | Cấp tuổi IV (từ năm thứ 16 đến năm thứ 20) | 221.120.119 |
- 1Quyết định 46/2008/QĐ-UBND về đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án định giá rừng để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về Quy định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 15/2013/QĐ-UBND phê duyệt khung giá rừng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên để phục vụ Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 tỉnh Yên Bái
- 5Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Nghị quyết 24/2014/NQ-HĐND thông qua khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
- 9Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Nghị quyết 44/2017/NQ-HĐND về khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 13Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 14Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 15Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 16Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 46/2008/QĐ-UBND về đề án định giá rừng (tạm thời) để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 7Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 22/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án định giá rừng để giao, cho thuê và bồi thường rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về Quy định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 11Nghị quyết 76/2012/NQ-HĐND khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 15/2013/QĐ-UBND phê duyệt khung giá rừng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên để phục vụ Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 tỉnh Yên Bái
- 13Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 15Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 16Nghị quyết 24/2014/NQ-HĐND thông qua khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
- 17Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 18Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 19Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 20Nghị quyết 44/2017/NQ-HĐND về khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 19/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Hoàng Trọng Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/07/2013
- Ngày hết hiệu lực: 09/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra