Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2011/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;
Căn cứ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2405/SNN-KHTC ngày 21 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đối với các trường hợp sau:
1. Nhà nước cho thuê rừng.
2. Nhà nước cho chuyển từ hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng hoặc giao rừng không thu tiền sử dụng rừng sang cho thuê rừng.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng có thu tiền thuê rừng; các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến việc cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Rừng được Nhà nước cho thuê gồm các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định tại khoản 5 Điều 43, khoản 3 Điều 44, khoản 2 và 3 Điều 45 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện việc cho thuê rừng
1. Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục cho thuê rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011.
3. Việc cho thuê rừng phải gắn liền với việc cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 4. Tiền thuê rừng, đơn giá cho thuê rừng và thời gian ổn định tiền thuê rừng
1. Tiền thuê rừng: tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử dụng rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng, phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp theo quy chế quản lý và sử dụng rừng.
Tiền thuê rừng = Đơn giá cho thuê rừng x Diện tích rừng cho thuê
2. Đơn giá cho thuê rừng: đơn giá thuê rừng là tiền thuê rừng tính bằng tiền đồng Việt Nam trên đơn vị diện tích một hecta rừng trong thời gian một năm; đơn giá cho thuê rừng được xác định tùy thuộc vào loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và mục đích sử dụng rừng cho thuê; đối với các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì đơn giá cho thuê rừng phụ thuộc vào hệ số mục đích sử dụng (k) được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này.
3. Thời gian ổn định tiền thuê rừng:
a) Tiền thuê rừng hàng năm được tính ổn định trong 05 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê rừng của cấp thẩm quyền đối với từng dự án. Sau 05 năm tiền thuê rừng được tính toán lại cho phù hợp với các quy định có liên quan (mức điều chỉnh không quá 15%);
b) Đối với trường hợp thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần tại thời điểm được cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê rừng thì số tiền thuê rừng trả một lần được tính bằng giá cho thuê rừng tại thời điểm cho thuê nhân (x) với thời gian thuê (tính bằng năm) ổn định trong cả thời gian thuê rừng.
Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá cho thuê rừng
1. Giá cho thuê rừng các loại rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê.
2. Đơn giá cho thuê rừng tương ứng với 2% giá rừng là mức thu tối thiểu để áp dụng cho các khu rừng thuê với mục đích khoanh nuôi, bảo vệ phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp (hệ số mục đích sử dụng k = 1).
Riêng đối với các khu rừng có lợi thế để phục vụ kinh doanh cảnh quan, dịch vụ, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, các tổ chức, cá nhân đề nghị thuê với mục đích kinh doanh cảnh quan, dịch vụ, du lịch sinh thái thì sẽ nhân với hệ số mục đích sử dụng k = 1,5.
3. Giá cho thuê rừng để tổ chức đấu giá rừng:
a) Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này;
b) Giá cho thuê rừng trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê là giá trúng đấu giá. Trong trường hợp này giá trúng đấu giá không được thấp hơn giá rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định (việc áp dụng hệ số k như khoản 2, Điều này).
c) Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu giá.
4. Đối với các trường hợp trước đây không tổ chức thông qua đấu giá rừng hoặc các trường hợp không phải tổ chức đấu giá theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. Đơn giá cho thuê rừng được xác định như sau:
ĐG = | GR | x k |
50 |
- ĐG: đơn giá thuê rừng (đồng/ha/năm);
- GR: giá rừng 01 ha do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
- 50 (năm): là thời hạn tối đa Nhà nước cho tổ chức, cá nhân thuê rừng;
- k: hệ số mục đích sử dụng.
a) Đơn giá cho thuê rừng phục vụ mục đích sản xuất:
ĐG = Giá rừng / 50 năm x 1 (tương ứng 2% giá rừng/năm)
b) Đơn giá cho thuê rừng sử dụng vào mục đích kinh doanh cảnh quan, dịch vụ sinh thái…
ĐG = Giá rừng / 50 năm x 1,5 (tương ứng 3% giá rừng/năm)
Điều 6. Thẩm quyền cho thuê rừng và quyết định giá cho thuê rừng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với tổ chức kinh tế trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng và miễn giảm tiền cho thuê rừng trong những trường hợp bất khả kháng.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định đối với hộ gia đình, cá nhân thuê rừng và miễn giảm tiền cho thuê rừng trong những trường hợp bất khả kháng.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê rừng vào Kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan chức năng (ở tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ở huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế) và việc này phải thực hiện trước khi tiến hành bàn giao, cắm mốc rừng tại thực địa.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong thời hạn được cơ quan chức năng thông báo thì phải chịu nộp phạt 0,05% tiền nộp cho mỗi ngày; nếu thông báo nghĩa vụ tài chính đến 03 (ba) lần trong thời gian 03 (ba) tháng mà chủ dự án vẫn không nộp nghĩa vụ tài chính hoặc sử dụng không đúng mục đích và dây dưa kéo dài không triển khai thì làm thủ tục thu hồi dự án đã cho thuê.
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì tổ chức hướng dẫn triển khai trình tự, thủ tục cho thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Mục III Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thuê rừng của tổ chức; chỉ định đơn vị tư vấn để xác định hiện trạng rừng, giá trị khu rừng; thông báo công khai về khu rừng cho thuê; chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng xác định giá khởi điểm đấu giá cho thuê rừng để tổ chức đấu giá tiền thuê rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc xác định đơn giá cho thuê rừng đối với các trường hợp không thông qua đấu giá rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
c) Lập hồ sơ đề nghị thuê rừng của tổ chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; thông báo cho tổ chức thuê rừng theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi bàn giao rừng cho thuê;
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê diện tích rừng cho thuê trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; theo dõi các dự án thuê rừng của tổ chức đến hạn sau 5 năm cần phải xác định lại giá cho thuê rừng để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh tiền thuê rừng;
đ) Chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng xác định thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng đối với tổ chức thuê rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc miễn, giảm tiền thuê rừng; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với tổ chức vi phạm Quy định này.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định giá khởi điểm đấu giá cho thuê rừng để tổ chức đấu giá tiền thuê rừng đối với tổ chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc xác định đơn giá cho thuê rừng đối với các trường hợp không thông qua đấu giá rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
b) Theo dõi và hướng dẫn việc thu nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính về rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan giải quyết những tồn tại của các dự án trước đây Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định cho thuê đất có rừng nhưng chưa thực hiện các thủ tục cho thuê rừng để thu tiền thuê rừng.
4. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh:
a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị thuê rừng của tổ chức do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đến; chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) chuyển đến theo đúng quy định về trình tự, thủ tục cho thuê rừng;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi dự án thuê rừng của tổ chức đến hạn sau 5 năm cần phải xác định lại đơn giá cho thuê rừng để tính tiền thuê rừng.
5. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Hướng dẫn thủ tục đầu tư đối với tổ chức, nhà đầu tư thuê rừng để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Chỉ đạo phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện thẩm quyền về cho thuê rừng, quyết định đơn giá cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân theo khoản 2 Điều 6 Quy định này; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.
4. Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân liên quan đến trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, phòng ban tương tự như các cơ quan cấp tỉnh; báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong toàn tỉnh.
1. Cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp đảm bảo thực hiện việc cho thuê rừng gắn liền với cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Những dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho thuê đất lâm nghiệp trước thời điểm ban hành Quy định này mà trên đất có rừng nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền thuê rừng thì phải lập thủ tục thuê rừng và trả tiền thuê rừng theo Quy định này và các quy định pháp luật liên quan.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh; quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 60/2010/QĐ-UBND phê duyệt giá thuê rừng phòng hộ để đầu tư xây dựng dự án Khu nghỉ dưỡng chăm sóc người cao tuổi quốc tế do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 1288/2010/QĐ-UBND phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn quốc gia Núi Chúa do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng
- 3Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn về giao, thuê rừng gắn liền với giao, thuê đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 9Quyết định 08/2011/QĐ-UBND Quy định về giá rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Quyết định 60/2010/QĐ-UBND phê duyệt giá thuê rừng phòng hộ để đầu tư xây dựng dự án Khu nghỉ dưỡng chăm sóc người cao tuổi quốc tế do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 11Quyết định 1288/2010/QĐ-UBND phê duyệt giá thuê rừng tại Vườn quốc gia Núi Chúa do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Quyết định 20/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 75/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về Quy định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 35/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra