Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2013/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 31 tháng 05 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Xét Tờ trình số 1188/TTr-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Về khung giá rừng (theo giá trị cây đứng)

Có Phụ biểu kèm theo Nghị quyết này:

a) Phụ biểu số I: Khung giá quyền sử dụng rừng tự nhiên.

b) Phụ biểu số II: Khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Mục đích và phạm vi áp dụng

Khung giá rừng này là khung giá tính bình quân chung toàn tỉnh, phục vụ cho công tác quản lý khi giao rừng, thu hồi rừng. Không sử dụng cho mục đích khai thác rừng khi được giao rừng thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng.

Khung giá rừng dùng để xác định áp giá các loại rừng cho đại diện chủ sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên và chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3. Điều kiện áp dụng

Khung giá trên được tính giới hạn giá trị cây đứng tại thời điểm định giá, chưa bao gồm giá trị về mặt môi trường và các giá trị khác do rừng đem lại. Khi xác định giá trị từng khu rừng cụ thể, phải có điều tra trữ lượng và các yếu tố cấu thành giá trị thực tế để định giá phù hợp.

4. Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

5. Phương pháp xây dựng khung giá

Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện rừng cụ thể tại từng vùng, địa phương, phương pháp định giá rừng được thực hiện:

- Đối với rừng tự nhiên: Áp dụng phương pháp thu nhập;

- Đối với rừng trồng: Áp dụng phương pháp chi phí kết hợp phương pháp so sánh.

Điều 2. Giải pháp thực hiện

- Việc điều chỉnh giá các loại rừng quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. Trong quá trình thực hiện, nếu UBND tỉnh có đề nghị xác định hoặc điều chỉnh giá các loại rừng thì UBND tỉnh căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước xây dựng mức giá áp dụng trong trường hợp cụ thể báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để giao các Ban HĐND tỉnh thẩm tra thống nhất trước khi thực hiện;

- Căn cứ bảng khung giá rừng HĐND tỉnh quyết định, giao UBND tỉnh căn cứ vào các nội dung chi tiết quy định tại Đề án giá rừng này để ban hành các quy định hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức khảo sát xác định giá trị của rừng sát đúng thực tế để tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng; tính tiền cho thuê rừng; tính giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước; tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Đồng thời chỉ đạo các ngành tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện đề án trình HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới đề án xác định giá các loại rừng để thống nhất thực hiện.

Điều 3. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 31 tháng 5 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHỤ BIỂU SỐ I

KHUNG GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN (GIÁ TRỊ CÂY ĐỨNG)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 31 tháng 5 năm 2013 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

 Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

STT

Loại rừng

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

Thấp nhất

Cao nhất

Trung Bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung Bình

Thấp nhất

Cao nhất

Trung Bình

1

Rừng chưa có trữ lượng: Đường kính bình quân < 08 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha

3.000

9.000

6.000

4.000

12.000

8.000

5.000

15.000

10.000

2

Rừng nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng nghèo: từ 10 - 50 m3/ha

10.000

56.000

33.000

14.000

75.000

44.000

17.000

94.000

55.000

 

Rừng nghèo: từ 51 - 100 m3/ha

58.000

122.000

90.000

78.000

163.000

120.000

97.000

204.000

150.000

3

Rừng trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng trung bình: từ 101 - 150 m3/ha

125.000

193.000

159.000

167.000

258.000

212.000

208.000

322.000

265.000

 

Rừng trung bình: từ 151 - 200 m3/ha

197.000

275.000

236.000

263.000

367.000

315.000

328.000

458.000

393.000

4

Rừng giàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng giàu từ: từ 201- 250 m3/ha

285.000

375.000

330.000

380.000

500.000

440.000

470.000

630.000

550.000

 

Rừng giàu từ: từ 251- 300 m3/ha

380.000

460.000

420.000

510.000

613.000

561.500

633.000

766.000

699.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ BIỂU SỐ II

 KHUNG GIÁ QUYỀN SỞ HỮU RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG (GIÁ TRỊ CÂY ĐỨNG)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND  ngày 31 tháng 5 năm 2013 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

 Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha

TT

Loài cây

Mức giá rừng trồng

Năm đầu

Năm cuối

A

CÂY THUẦN LOÀI

 

 

I

KEO LÁ TRÀM (MẬT ĐỘ 1.650 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ ba)

9.000

14.000

2

Cấp tuổi II (năm thứ tư đến hết năm thứ sáu)

 16.500

22.500

3

Cấp tuổi III (năm thứ bảy đến hết năm thứ chín)

 26.000

35.000

4

Cấp tuổi IV (năm thứ mười đến hết năm thứ mười hai)

 40.000

52.000

II

KEO TAI TƯỢNG (MẬT ĐỘ 1.650 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ ba)

10.000

15.000

2

Cấp tuổi II (năm thứ tư đến hết năm thứ sáu)

18.000 

25.000

3

Cấp tuổi III (năm thứ bảy đến hết năm thứ chín)

29.500 

39.500

4

Cấp tuổi IV (năm thứ mười đến hết năm thứ mười hai)

45.000 

59.000

III

KEO LAI (MẬT ĐỘ 1.650 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ ba)

 11.000

16.500

2

Cấp tuổi II (năm thứ tư đến hết năm thứ sáu)

 19.500

27.500

3

Cấp tuổi III (năm thứ bảy đến hết năm thứ chín)

 32.000

42.500

4

Cấp tuổi IV (năm thứ mười đến hết năm thứ mười hai)

 49.000

64.500

IV

THÔNG (MẬT ĐỘ 2.500 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ năm)

15.000

27.000

2

Cấp tuổi II (từ năm thứ sáu đến hết năm thứ mười)

 

36.500

3

Cấp tuổi III (từ năm thứ mười một đến hết năm thứ mười lăm)

 

49.000

4

Cấp tuổi IV (từ năm thứ mười sáu đến hết năm thứ hai mươi)

 

64.500

5

Cấp tuổi V (từ năm thứ hai mốt đến hết năm thứ hai lăm)

 

75.000

6

Cấp tuổi VI (từ năm thứ hai sáu đến hết năm thứ ba mươi)

 

98.000

7

Cấp tuổi VII (từ năm thứ ba mốt đến hết năm thứ ba lăm)

 

127.000

B

CÂY HỖN GIAO

 

 

I

SAO + KEO (TRẨU) (MẬT ĐỘ 1.650 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ ba)

11.000

16.500

2

Cấp tuổi II (năm thứ tư đến hết năm thứ sáu)

 19.000

25.500

3

Cấp tuổi III (năm thứ bảy đến hết năm thứ chín)

 29.500

39.000

4

Cấp tuổi IV (năm thứ mười đến hết năm thứ mười hai)

 44.000

57.000

5

Cấp tuổi V (năm thứ mười ba đến hết năm thứ mười bảy)

59.000

67.000

6

Cấp tuổi VI (năm thứ mười tám đến hết năm thứ hai hai)

69.000

77.000

7

Cấp tuổi VII (năm thứ hai ba đến hết năm thứ hai bảy)

79.000

87.000

8

Cấp tuổi VIII (năm thứ hai tám đến hết năm thứ ba hai)

89.000

97.000

II

THÔNG + KEO (TRẨU) (MẬT ĐỘ 1.650 CÂY/HA TRỒNG MỚI)

 

1

Cấp tuổi I (năm thứ nhất đến hết năm thứ ba)

11.500

17.000

2

Cấp tuổi II (năm thứ tư đến hết năm thứ sáu)

 20.500

28.500

3

Cấp tuổi III (năm thứ bảy đến hết năm thứ chín)

 33.500

45.000

4

Cấp tuổi IV (năm thứ mười đến hết năm thứ mười hai)

52.000

68.000

5

Cấp tuổi V (năm thứ mười ba đến hết năm thứ mười bảy)

70.000

78.000

6

Cấp tuổi VI (năm thứ mười tám đến hết năm thứ hai hai)

80.000

88.000

7

Cấp tuổi VII (năm thứ hai ba đến hết năm thứ hai bảy)

90.000

98.000

8

Cấp tuổi VIII (năm thứ hai tám đến hết năm thứ ba hai)

100.000

108.000

 * Ghi chú: Giá rừng trồng (giá trị cây đứng) tính theo phương pháp chi phí, là mức giá tối thiểu đối với từng cấp tuổi loại rừng trồng của năm đầu và năm cuối theo tính toán (từ 3 - 4 năm/cấp tuổi).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 04/2013/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 31/05/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Lê Hữu Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản