National technical regulation on safety and environmental protection for trailer and semi-trailer
Lời nói đầu
QCVN 11 : 2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 88/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015.
QCVN 11:2015/BGTVT thay thế QCVN 11:2011/BGTVT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI RƠ MOÓC VÀ SƠ MI RƠ MOÓC
National technical regulation on safety and environmental protection for trailer and semi-trailer
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu để kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu các kiểu loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc như định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” (sau đây gọi tắt là xe).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Các thuật ngữ về kích thước được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6528 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa”.
1.3.2. Các thuật ngữ về khối lượng được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6529 “Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu”.
1.3.3. Các thuật ngữ khác:
1.3.3.1. Trục đơn (Single axle): chỉ gồm một trục xe.
1.3.3.2. Cụm trục kép (Tandem axle group): là nhóm trục gồm 2 trục có khoảng cách giữa 2 tâm trục không quá 2 m.
1.3.3.3. Cụm trục ba (Tri-axle group): là nhóm trục gồm 3 trục có khoảng cách giữa 2 tâm trục ngoài cùng không quá 3,2 m.
1.3.3.4. Trục dẫn hướng (Steering Axle): là trục có lắp các cơ cấu để điều khiển bánh xe nhằm thay đổi hướng chuyển động của xe và được điều khiển bởi người lái xe.
1.3.3.5. Cụm trục dẫn hướng kép (Twin-steer axle group): là nhóm trục gồm 2 trục dẫn hướng lắp lốp đơn có khoảng cách giữa 2 tâm trục không quá 2 m, các trục này được liên động với cùng một cơ cấu lái để điều khiển bánh xe dẫn hướng.
1.3.3.6. Trục nâng hạ (Lift Axle): Là trục trên đó có lắp cơ cấu, thiết bị có thể điều chỉnh được tải trọng tác dụng lên trục đó hoặc có thể điều khiển nâng bánh xe lên khỏi mặt đường bởi người lái xe.
1.3.3.7. Trục tự lựa (Self-steering axle): là một trục có bánh xe, có các cơ cấu cơ khí hoặc hệ thống điều khiển để tự điều chỉnh hướng của bánh xe theo hướng chuyển động của xe.
2.1. Kích thước cho phép lớn nhất:
- Chiều dài của xe phải bảo đảm yêu cầu: Khi kết nối với xe kéo, chiều dài xe ô tô rơ moóc (xe ô tô kéo rơ moóc), xe ô tô sơ mi rơ moóc (xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc) không lớn hơn 20 m.
- Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5 m.
- Chiều cao: Không lớn hơn 4,0 m.
- Khoảng sáng gầm xe: Không nhỏ hơn 120 mm (trừ các loại xe chuyên dùng). Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất.
- Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục h
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc
- Số hiệu: QCVN11:2015/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực