Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6528:1999

(ISO 612 : 1978)

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -

KÍCH THƯỚC PHƯƠNG TIỆN CÓ ĐỘNG CƠ VÀ PHƯƠNG

TIỆN ĐƯỢC KÉO - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Road vehicles - Dimensions of motor vehicles

 and towed vehicles - Terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 6528 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 612 : 1978

TCVN 6528 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 "phương tiện giao thông đường bộ" phối hợp với Cục đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lượng - chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến các kích thước của phương tiện giao thông đường bộ - Phương tiện được kéo.

Trong tiêu chuẩn không quy định phương pháp đo, đơn vị của các giá trị đo, quy định về độ chính xác cũng như mức giới hạn của các kích thước được định nghĩa.

Chú thích - Những thuật ngữ, định nghĩa va ký hiệu khác được quy định trong các tiêu chuẩn sau đây:

ISO 3877/I         Lốp, van và săm - Danh mục của các thuật ngữ tuơng đương - Phần I: Lốp

ISO 3877/II        Lốp, van và săm - Danh mục của các thuật ngữ tuơng đương - Phần II: Van

ISO 3877/III       Lốp, van và săm - Danh mục của các thuật ngữ tuơng đương - Phần III: Săm

ISO 3911           Bánh xe/ vành - thuật ngữ, tên gọi, mác và đơn vị đo

ISO 4131           Phương tiện giao thông đường bộ - Ký hiệu kích thước của ôtô con

ISO 4223/I         Định nghĩa của một vài thuật ngữ dùng trong công nghiệp lốp - Phần I: Lốp hơi

2 Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phương tiện giao thông đường bộ được định nghĩa trong TCVN

6211 : 1996 (ISO 3833 : 1977). Không áp dụng cho các loại phương tiện như: môtô, xe máy hoặc các phương tiện khác như máy kéo nông nghiệplaọi bánh hơi trong một số trường hợp được dùng vào việc vận chuyển nguời hoặc hàng hóa trên đuờng giao thông công cộng

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6211 : 1996 (ISO 3833 : 1977) Phuơng tiện giao thông đuờng bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 6529 : 1999 (1176 : 1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa

ISO 1726 Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị nối kéo giữa đầu kéo và sơmi-rơmoóc - Khả năng lắp lẫn.

ISO 4130 Phương tiện giao thông đường bộ - Hệ quy chiếu không gianba chiều và những quy ước tiêu chuẩn

4. Quy định chung

Ngoại trừ những quy định khác có lien quan tới một hoặc nhiều đề mục dưới đây, thông thường nó sẽ được hiểu rằng:

a) mặt tựa là mặt phẳng nằm ngang; các kích thước chiều dài và chiều rộng được đo trong mạt phẳng nằm ngang, các kích thước chiều cao được đo trong mặt phẳng thẳng đứng;

b) trọng luợng toàn bộ của phương tiện là tổng trọng lượng cho phép lớn nhất, trong đó tải trọng chất lên phương tiện được phân bố theo chỉ dẫn của nhà sản xuất (xem TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990));

c) các lốp được bơm căng tới áp suất phù hợp với tổng trọng lượng cho phép lớn nhất của phương tiện;

d) phương tiện ở trạng thái tĩnh; các cửa lên xuống và cửa sổ được đóng, các bánh xe và các cơ cấu liên kết ở vị trí phù hợp để phương tiện chuyển động theo một đường thẳng.

e) phương tiện được xác định kích thước phải là phuơng tiện còn mới nguyên sau khi suất xưởng và có đầy đủ các trang thiết bị thông thường.

f) tất cả các b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6528:1999 (ISO 612 : 1978) về phương tiện giao thông đường bộ - kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6528:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản