Hệ thống pháp luật

QCVN 19:2022/BCT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN KHO CHỨA KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG (LNG) TRÊN BỜ

National Technical Regulation on Safety of Onshore Liquefied Natural Gas storage

Lời nói đầu

QCVN 19:2022/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên bờ biên soạn, Vụ Dầu khí và Than trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 40/2022/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN KHO CHỨA KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG (LNG) TRÊN BỜ

National Technical Regulation on Safety of Onshore Liquefied Natural Gas Storage

I  QUY ĐỊNH CHUNG

1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn trong quá trình thiết kế, vận hành, bảo dưỡng cho kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định trên bờ, được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho kho chứa LNG có sức chứa trên 200 tấn.

2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thiết kế, vận hành và bảo dưỡng kho chứa LNG trên bờ tại Việt Nam.

3  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ dưới đây được hiểu như sau:

3.1  Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas, LNG)

Là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học: CH4, tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG)); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.

3.2  BOG (Khí hóa hơi - Boil Off Gas)

Là khí được hình thành khi các hỗn hợp khí hóa hơi trong quá trình tồn chứa, xử lý và vận chuyển các chất khí hóa lỏng.

3.3  Kho chứa LNG (LNG Receiving Terminal)

Là nơi tiếp nhận LNG bằng đường thủy hoặc đường bộ hoặc đường sắt. Tại đây, LNG được tiếp nhận, tồn chứa trong các bể chứa, có thể được hóa khí, vận chuyển bởi hệ thống phân phối khí tới các hộ tiêu thụ khí. Kho chứa LNG có thể có hoặc không có hệ thống hóa khí. Kho chứa LNG được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).

3.4  Hệ thống ngắt khẩn cấp (Emergency Release System, ERS)

Là hệ thống để ngắt nhanh hệ thống giao nhận và cách ly an toàn nguồn tiếp nhận từ nguồn cung cấp.

3.5  Hệ thống dừng khẩn cấp (Emergency Shutdown, ESD)

Là hệ thống dừng an toàn và hiệu quả toàn bộ kho chứa LNG hoặc từng khu vực riêng lẻ để đảm bảo an toàn cho hệ thống hoặc giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra cho hệ thống.

3.6  Bể chứa LNG (LNG Storage Tank)

Là hệ thống thiết bị của kho LNG, được sử dụng để tồn chứa LNG phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 8615-1:2010.

3.7  Bồn chứa LNG (LNG Container)

3.7.1  Bồn chứa chính (Primary Container)

Là bồn chứa tiếp xúc trực tiếp với LNG và là một thành phần của bể chứa LNG phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 8615-1:2010.

3.7.2  Bồn chứa phụ (Secondary Container)

Là bồn chứa ngoài chỉ tiếp xúc với LNG trong trường hợp bồn chứa chính bị hỏng (rò rỉ) và là một thành phần của bể chứa LNG phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 8615-1:2010.

3.8  Đối tượng được bảo vệ

Là các đối tượng xung quanh chịu rủi ro do các hoạt động, công trình dầu khí gây ra được quy định tại Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/02/2011, được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về An

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT về An toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên bờ

  • Số hiệu: QCVN19:2022/BCT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản