Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10264:2014

BẢO VỆ CATỐT CHO CÁC KẾT CẤU THÉP CỦA CẢNG BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH BIỂN - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Cathodic protection for Steel structures of marine ports and marine constructions - Design requirements

Lời nói đầu

TCVN 10264:2014 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

TCVN 10264:2014 được biên soạn dựa trên cơ sở:

BS EN 12495:2000: Cathodic protection for fixed steel offshore structures (Bảo vệ catốt cho kết cấu thép cố định ngoài khơi)

DNV-RB-B401: Cathodic protection design (Thiết kế bảo vệ catốt)

 

BẢO VỆ CATỐT CHO CÁC KT CU THÉP CỦA CẢNG BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH BIN - YÊU CU THIẾT K

Cathodic protection for Steel structures of marine ports and marine constructions - Design requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ bảo vệ catốt dùng bảo vệ các kết cấu thép trong nước biển của cảng biển và công trình biển.

1.1 Các phần kết cấu

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cho bảo vệ catốt của kết cấu thép ngập trong nước biển của cảng biển và công trình biển.

Tiêu chuẩn cũng bao gồm phần ngập trong nước biển của các thiết bị bằng thép gắn vào kết cấu khi chúng nối thông điện với kết cấu.

Tiêu chuẩn không bao gồm bảo vệ catốt của kết cấu nổi như tàu, thiết bị nửa chìm hoặc kết cấu dài như đường ống ...

Tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến bảo vệ catốt cho bề mặt ngoài tiếp xúc với nước biển và đáy biển.

Tiêu chuẩn không bao gồm bảo vệ ăn mòn của phần kết cấu phía trên mực nước biển tức là vùng nước bắn và vùng khí quyển.

Tiêu chuẩn này không bao gồm bảo vệ phần bên trong của các kết cấu. Bảo vệ những phần này thường được thực hiện bằng phương pháp bảo vệ khác.

1.2  Vật liệu

Tiêu chuẩn này sử dụng để thiết kế hệ thống bảo vệ catốt của thép trần hoặc thép có sơn.

1.2.1  Quá phân cực và thép cường độ cao

Nếu điện thế của kết cấu quá âm, kết cấu sẽ quá phân cực và điều này có thể gây ra thẩm thấu hydro vào trong thép làm hóa giòn kim loại và ảnh hưởng bất lợi với những vết nứt lan rộng.

Nói chung độ bền kéo của thép càng lớn thì khả năng gây nguy hiểm do thẩm thấu hydro càng lớn. Tuy nhiên, độ cứng và cấu trúc tế vi của vật liệu cũng là vấn đề quan trọng.

Những hiện tượng này có thể xảy ra trên kết cấu thép của cảng biển và công trình biển tại điện thế âm hơn -1,1 V so sánh với điện cực Ag/AgCl trong nước biển.

Ngoài giới hạn trên những kiểm tra thích hợp nên được thực hiện cho việc sử dụng bảo vệ catốt.

1.2.2  Cặp pin điện

Một số phần của kết cấu có thể được làm từ vật liệu kim loại khác thép. Kim loại này với thép tạo thành cặp pin điện. Hệ thống bảo vệ catốt phải được thiết kế để đảm bảo rằng hệ thống hoàn toàn kiểm soát quá trình ăn mòn điện hóa phát sinh từ những cặp pin điện này.

1.3  Môi trường

Tiêu chuẩn này áp dụng cho toàn bộ vùng ngập trong nước biển và trong đáy biển.

Đối với bề mặt thép nằm trong vùng thủy triều, bảo vệ catốt chỉ có hiệu quả khi thời gian ngâm đủ dài để cho thép phân cực, đây là một phần ba dưới cùng của vùng thủy triều. Phương pháp chống ăn mòn khác được sử dụng để bảo vệ bề mặt ướt nằm ở trên mức này là sử dụng lớp phủ bảo vệ, vỏ bọc hoặc làm tăng độ dày của kết cấu.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10264:2014 về Bảo vệ catốt cho các kết cấu thép của cảng biển và công trình biển - Yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCVN10264:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản