Chương 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Các đương sự là công dân, pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì người có quyền lợi được bảo vệ có thể tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự.
1- Nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu của mình. Bị đơn có quyền phản đối yêu cầu của nguyên đơn và có quyền đề đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn.
2- Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình; được biết chứng cứ do bên kia cung cấp; yêu cầu Toà án tiến hành biện pháp điều tra cần thiết, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời; tham gia hoà giải; tham gia phiên toà; yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch; đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; tham gia tranh luận tại phiên toà; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án.
Điều 21. Năng lực hành vi về tố tụng của các đương sự.
1- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự.
2- Người chưa thành niên phải có người đại diện thay mặt trong tố tụng. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động, nhưng khi cần thiết, Toà án có thể triệu tập người đại diện của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có người đại diện tham gia tố tụng, nhưng khi cần thiết, Toà án hỏi thêm ý kiến của người chưa thành niên.
3- Nếu đương sự là người vì có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không thể tham gia tố tụng được thì phải có người đại diện tham gia tố tụng.
Nếu không có ai đại diện cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vắng mặt không có tin tức thì Toà án cử một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm người đại diện cho họ.
Điều 22. Người đại diện do đương sự uỷ quyền.
2- Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hoặc người đại diện được pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản.
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được uỷ quyền.
Người đại diện được uỷ quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền.
Điều 24. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
1- Đương sự có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.
2- Một người có thể bảo vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của những người đó không đối lập nhau.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
1- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện.
2- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch theo quy định tại Chương III của Pháp lệnh này; có quyền cung cấp chứng cứ, đề đạt yêu cầu, được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điểm cần thiết trong hồ sơ tham dự hoà giải, tham gian phiên toà.
3- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án; giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Điều 26. Những người tham gia tố tụng khác.
1- Người nào biết bất cứ tình tiết nào liên quan đến vụ án đều có thể được Toà án, Viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những gì mà mình biết về vụ án.
2- Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định mà Toà án, Viện kiểm sát trưng cầu. Người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định; tham dự vào việc xét hỏi và được đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định.
3- Người phiên dịch do Toà án, Viện kiểm sát yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
4- Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Viện kiểm sát.
Điều 27. Sự kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
1- Nếu đương sự chết mà quyền hoặc nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2- Nếu pháp nhân sáp nhập, phân chia hoặc giải thể thì pháp nhân nào tiếp tục nhiệm vụ, tiếp thu tài sản của pháp nhân cũ có quyền và nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân đó.
Điều 28. Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân.
1- Đối với việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố.
3- Nếu Viện kiểm sát khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.
4- Toà án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp các bản sao bản án, quyết định của Toà án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho Viện kiểm sát mượn hồ sơ vụ án để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, trừ quyền hoà giải.
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 27-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 07/12/1989
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
- Điều 2. Quyền tự định đoạt của đương sự.
- Điều 3. Nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ.
- Điều 4. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự.
- Điều 5. Trách nhiệm hoà giải của Toà án.
- Điều 6. Thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Điều 7. Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.
- Điều 8. Việc tham gia tố tụng dân sự của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
- Điều 9. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
- Điều 10. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.
- Điều 11. Thẩm quyền của các Toà án các cấp.
- Điều 12. Thẩm quyền của Toà án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác.
- Điều 13. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ.
- Điều 14. Những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Toà án.
- Điều 15. Chuyển vụ án cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
- Điều 16. Thành phần của Hội đồng xét xử.
- Điều 17. Những trường hợp phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch.
- Điều 18. Giải quyết việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch.
- Điều 19. Các đương sự.
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự.
- Điều 21. Năng lực hành vi về tố tụng của các đương sự.
- Điều 22. Người đại diện do đương sự uỷ quyền.
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được uỷ quyền.
- Điều 24. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
- Điều 26. Những người tham gia tố tụng khác.
- Điều 27. Sự kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
- Điều 28. Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân.
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức xã hội.
- Điều 30. Án phí.
- Điều 31. Người phải nộp tiền tạm ứng án phí; người phải chịu án phí.
- Điều 32. Miễn án phí; miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
- Điều 33. Chi phí về giám định.
- Điều 34. Khởi kiện.
- Điều 35. Quyền thay đổi yêu cầu của người khởi kiện.
- Điều 36. Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện.
- Điều 37. Thụ lý vụ án.
- Điều 38. Việc điều tra trước khi hoà giải, xét xử.
- Điều 39. Uỷ thác điều tra.
- Điều 40. Xem xét bằng chứng bị tố cáo là giả mạo.
- Điều 43. Hoà giải.
- Điều 44. Thủ tục hoà giải.
- Điều 45. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Điều 46. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Điều 47. Thời hạn chuẩn bị xét xử.
- Điều 48. Những người tham gia phiên toà.
- Điều 49. Thủ tục bắt đầu phiên toà.
- Điều 50. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà.
- Điều 51. Tranh luận tại phiên toà.
- Điều 52. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án; công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà.
- Điều 53. Nghị án.
- Điều 54. Biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.
- Điều 55. Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định.
- Điều 56. Biên bản phiên toà.
- Điều 57. Cấp trích lục, bản sao bản án hoặc quyết định của Toà án.
- Điều 58. Người có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
- Điều 59. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 60. Bổ sung, sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị; rút kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 61. Thông báo việc kháng cáo, kháng nghị; thời hạn gửi hồ sơ cho Toà án cấp phúc thẩm.
- Điều 62. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 63. Phạm vi xét xử phúc thẩm.
- Điều 64. Thời hạn xét xử phúc thẩm.
- Điều 65. Việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
- Điều 66. Những trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định mà không mở phiên toà.
- Điều 67. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm.
- Điều 68. Thủ tục phiên toà phúc thẩm.
- Điều 69. Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm.
- Điều 70. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 71. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Điều 72. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Điều 73. Thời hạn kháng nghị; thông báo việc kháng nghị.
- Điều 74. Thẩm quyền giám đốc thẩm.
- Điều 75. Thời hạn xét xử giám đốc thẩm.
- Điều 76. Phạm vi giám đốc thẩm; phiên toà giám đốc thẩm.
- Điều 77. Quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
- Điều 78. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Điều 79. Thời hạn kháng nghị; thông báo việc kháng nghị.
- Điều 80. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Điều 81. Thẩm quyền tái thẩm, thời hạn xét xử tái thẩm.
- Điều 82. Quyền hạn của Hội đồng xét xử tái thẩm.
- Điều 83. Quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài về tố tụng dân sự.
- Điều 84. Vụ án dân sự có liện quan đến Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao.
- Điều 85. Uỷ thác tư pháp giữa Toà án Việt Nam với Toà án nước ngoài.
- Điều 86. Thi hành những quy định về tố tụng dân sự trong những điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và pháp lý.