Chương 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Điều 10. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.
Các Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự sau đây:
1- Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác;
2- Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình;
3- Những việc tranh chấp về lao động;
6- Những việc khiếu nại về danh sách cử tri;
7- Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
8- Những việc khác do pháp luật quy định.
Điều 11. Thẩm quyền của các Toà án các cấp.
1- Toà án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án quy định tại
2- Toà án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây:
a) Khi có đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
3- Trong trường hợp đặc biệt, Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết.
Điều 12. Thẩm quyền của Toà án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác.
Khi xét xử vụ án dân sự, Toà án có quyền huỷ quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức khác xâm phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Toà án có nhiệm vụ giải quyết.
Điều 13. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ.
1- Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn là pháp nhân thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi pháp nhân có trụ sở, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Các đương sự cũng có thể thoả thuận yêu cầu Toà án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết.
2- Tranh chấp bất động sản do Toà án nơi có bất động sản giải quyết.
Điều 14. Những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Toà án.
Trong những trường hợp sau đây nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết:
1- Nếu không biết địa chỉ của bị đơn hoặc nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết;
2- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của pháp nhân thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết;
3- Nếu yêu cấp cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình giải quyết;
4- Nếu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình, nơi xảy ra việc gây thiệt hại hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết;
5- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể kiện ở Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi thực hiện hợp đồng; nếu khi ký kết hợp đồng mà các bên có thoả thuận trước về Toà án giải quyết việc tranh chấp thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Toà án đó;
6- Nếu các bị đơn có nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết.
Điều 15. Chuyển vụ án cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
1- Sau khi đã thụ lý vụ án mà thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền.
2- Tranh chấp về thẩm quyền do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết.
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 27-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 07/12/1989
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
- Điều 2. Quyền tự định đoạt của đương sự.
- Điều 3. Nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ.
- Điều 4. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự.
- Điều 5. Trách nhiệm hoà giải của Toà án.
- Điều 6. Thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Điều 7. Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.
- Điều 8. Việc tham gia tố tụng dân sự của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.
- Điều 9. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
- Điều 10. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.
- Điều 11. Thẩm quyền của các Toà án các cấp.
- Điều 12. Thẩm quyền của Toà án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác.
- Điều 13. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ.
- Điều 14. Những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Toà án.
- Điều 15. Chuyển vụ án cho Toà án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
- Điều 16. Thành phần của Hội đồng xét xử.
- Điều 17. Những trường hợp phải thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch.
- Điều 18. Giải quyết việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch.
- Điều 19. Các đương sự.
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự.
- Điều 21. Năng lực hành vi về tố tụng của các đương sự.
- Điều 22. Người đại diện do đương sự uỷ quyền.
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được uỷ quyền.
- Điều 24. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
- Điều 26. Những người tham gia tố tụng khác.
- Điều 27. Sự kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
- Điều 28. Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân.
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của tổ chức xã hội.
- Điều 30. Án phí.
- Điều 31. Người phải nộp tiền tạm ứng án phí; người phải chịu án phí.
- Điều 32. Miễn án phí; miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
- Điều 33. Chi phí về giám định.
- Điều 34. Khởi kiện.
- Điều 35. Quyền thay đổi yêu cầu của người khởi kiện.
- Điều 36. Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện.
- Điều 37. Thụ lý vụ án.
- Điều 38. Việc điều tra trước khi hoà giải, xét xử.
- Điều 39. Uỷ thác điều tra.
- Điều 40. Xem xét bằng chứng bị tố cáo là giả mạo.
- Điều 43. Hoà giải.
- Điều 44. Thủ tục hoà giải.
- Điều 45. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Điều 46. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Điều 47. Thời hạn chuẩn bị xét xử.
- Điều 48. Những người tham gia phiên toà.
- Điều 49. Thủ tục bắt đầu phiên toà.
- Điều 50. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà.
- Điều 51. Tranh luận tại phiên toà.
- Điều 52. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án; công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà.
- Điều 53. Nghị án.
- Điều 54. Biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.
- Điều 55. Sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định.
- Điều 56. Biên bản phiên toà.
- Điều 57. Cấp trích lục, bản sao bản án hoặc quyết định của Toà án.
- Điều 58. Người có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
- Điều 59. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 60. Bổ sung, sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị; rút kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 61. Thông báo việc kháng cáo, kháng nghị; thời hạn gửi hồ sơ cho Toà án cấp phúc thẩm.
- Điều 62. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 63. Phạm vi xét xử phúc thẩm.
- Điều 64. Thời hạn xét xử phúc thẩm.
- Điều 65. Việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
- Điều 66. Những trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định mà không mở phiên toà.
- Điều 67. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm.
- Điều 68. Thủ tục phiên toà phúc thẩm.
- Điều 69. Quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm.
- Điều 70. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
- Điều 71. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Điều 72. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Điều 73. Thời hạn kháng nghị; thông báo việc kháng nghị.
- Điều 74. Thẩm quyền giám đốc thẩm.
- Điều 75. Thời hạn xét xử giám đốc thẩm.
- Điều 76. Phạm vi giám đốc thẩm; phiên toà giám đốc thẩm.
- Điều 77. Quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
- Điều 78. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Điều 79. Thời hạn kháng nghị; thông báo việc kháng nghị.
- Điều 80. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Điều 81. Thẩm quyền tái thẩm, thời hạn xét xử tái thẩm.
- Điều 82. Quyền hạn của Hội đồng xét xử tái thẩm.
- Điều 83. Quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài về tố tụng dân sự.
- Điều 84. Vụ án dân sự có liện quan đến Nhà nước nước ngoài hoặc người được hưởng quy chế ngoại giao.
- Điều 85. Uỷ thác tư pháp giữa Toà án Việt Nam với Toà án nước ngoài.
- Điều 86. Thi hành những quy định về tố tụng dân sự trong những điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và pháp lý.