Chương 1 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024
1. Pháp lệnh này quy định về một số chi phí tố tụng; tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Việc xác định chi phí, tạm ứng chi phí, trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí, kinh phí chi trả chi phí trong quá trình Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chi phí tố tụng là khoản tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện hoạt động tố tụng do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chi phí thù lao là khoản tiền chi trả cho người tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ, bào chữa viên nhân dân, người làm chứng, người chứng kiến, người định giá tài sản, đại diện tổ chức thực hiện giám định, cá nhân thực hiện giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi trả cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người được mời tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về nội dung chi và mức chi về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chi phí khác là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho hoạt động tố tụng, phù hợp với tính chất, nội dung của vụ việc, vụ án, được xác định theo thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
5. Tiền tạm ứng là số tiền do cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Pháp lệnh này tạm tính để tiến hành hoạt động tố tụng theo yêu cầu, trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Chi phí tố tụng trong Pháp lệnh này bao gồm:
1. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí xem xét tại chỗ;
2. Chi phí định giá tài sản;
3. Chi phí giám định;
4. Chi phí cho Hội thẩm;
5. Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân;
6. Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến;
7. Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
8. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
9. Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án.
Điều 4. Định mức chi phí tố tụng
1. Mức chi phí thù lao cho người tham gia hoạt động tố tụng và phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm được quy định tại Danh mục một số chi phí tố tụng ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
2. Mức chi cho các chi phí ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Đối với chi phí đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì mức chi căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đó;
b) Đối với chi phí sử dụng dịch vụ, chi phí thu thập, phân tích thông tin, chi phí vật tư tiêu hao và chi phí khác thì mức chi căn cứ theo thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc thu, nộp chi phí tố tụng
Chi phí tố tụng phải được thu, nộp theo quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định áp dụng đối với người quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh này có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ, yêu cầu giám định được Tòa án chấp nhận và chỉ miễn, giảm đối với việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định do cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức giám định tư pháp công lập thực hiện.
2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ hoặc một phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải nộp mà bên chịu toàn bộ hoặc một phần chi phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn, giảm nộp thì Tòa án chỉ xem xét miễn, giảm đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn, giảm phải chịu theo quy định của Pháp lệnh này. Phần chi phí mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn, giảm nộp.
3. Trường hợp được miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định thì cơ quan tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm thanh toán số tiền đã miễn, giảm.
1. Trẻ em.
2. Cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
3. Người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
4. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
5. Người có công với cách mạng.
6. Người dân tộc thiểu số cư trú ở các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ.
8. Người nhiễm chất độc da cam.
1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó cư trú thì được giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
2. Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ chứng minh họ không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp;
b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định mà họ phải chịu.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định, người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng là người được miễn, giảm quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí gửi Tòa án kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.
2. Đơn đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
c) Đối tượng xem xét, thẩm định tại chỗ; đối tượng trưng cầu giám định;
d) Lý do, căn cứ đề nghị miễn, giảm.
1. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện như sau:
a) Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo này phải được gửi cho người đề nghị, cơ quan, tổ chức thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo;
b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo của Hội đồng xét xử được công bố tại phiên tòa và được gửi cho người đề nghị, cơ quan, tổ chức thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.
2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết có thẩm quyền xét đơn đề nghị và quyết định việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trường hợp chấp nhận đề nghị miễn, giảm của đương sự thì Tòa án ra thông báo bằng văn bản nêu rõ số tiền được miễn, giảm. Trường hợp không chấp nhận thì trong thông báo phải nêu rõ lý do. Thông báo này phải được gửi cho người đề nghị, cơ quan, tổ chức thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo.
1. Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính, thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định được thực hiện như sau:
a) Trường hợp vụ án được giải quyết mà không phải mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí;
b) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí.
2. Đối với việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền quyết định việc miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
3. Việc miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
4. Trích lục bản án, quyết định của Tòa án có nội dung miễn, giảm hoặc không miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định phải được gửi cho người đề nghị, cơ quan, tổ chức thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, giám định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Mức tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; mức chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, mức chi phí giám định được giảm cho người quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh này không vượt quá 50% tiền tạm ứng, chi phí mà người đó phải nộp.
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chi phí tố tụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án có thẩm quyền về nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng và việc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí, miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định.
Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc là quyết định cuối cùng.
2. Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại về nghĩa vụ nộp chi phí tố tụng trong bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
3. Tố cáo và việc giải quyết tố cáo về chi phí tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024
- Số hiệu: 05/2024/UBTVQH15
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 11/12/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chi phí tố tụng
- Điều 4. Định mức chi phí tố tụng
- Điều 5. Nguyên tắc thu, nộp chi phí tố tụng
- Điều 6. Nguyên tắc miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 7. Người được miễn tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; miễn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 8. Người được giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 9. Thủ tục đề nghị miễn, giảm tiền tạm ứng, miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 10. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 11. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 12. Mức giảm tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, tiền tạm ứng chi phí giám định; mức giảm chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chi phí tố tụng
- Điều 14. Xác định chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 15. Chi phí sử dụng dịch vụ
- Điều 16. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 17. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
- Điều 18. Xác định chi phí xem xét tại chỗ
- Điều 19. Chi phí sử dụng dịch vụ
- Điều 20. Trách nhiệm chi trả chi phí xem xét tại chỗ
- Điều 21. Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Điều 22. Chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng định giá
- Điều 23. Chi phí vật tư tiêu hao
- Điều 24. Chi phí sử dụng dịch vụ
- Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 26. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 27. Chi phí định giá lại
- Điều 28. Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- Điều 29. Trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 30. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
- Điều 31. Trách nhiệm chi trả chi phí định giá tài sản
- Điều 32. Chi phí định giá lại
- Điều 33. Xác định chi phí giám định
- Điều 34. Chi phí tiền lương, thù lao cho tổ chức, người thực hiện giám định
- Điều 35. Chi phí hao mòn, khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị và chi phí vật tư tiêu hao
- Điều 36. Chi phí sử dụng dịch vụ
- Điều 37. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 38. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 39. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại
- Điều 40. Trách nhiệm quy định cách tính và nguyên tắc tính chi phí giám định
- Điều 41. Xác định chi phí giám định
- Điều 42. Trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 43. Trách nhiệm chi trả chi phí giám định
- Điều 44. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định
- Điều 45. Chi phí giám định bổ sung, giám định lại
- Điều 46. Xác định chi phí cho Hội thẩm
- Điều 47. Phụ cấp xét xử
- Điều 48. Trách nhiệm chi trả chi phí cho Hội thẩm
- Điều 49. Xác định chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa
- Điều 50. Trách nhiệm chi trả chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa
- Điều 51. Xác định chi phí cho người làm chứng
- Điều 52. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
- Điều 53. Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
- Điều 54. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người làm chứng
- Điều 55. Xử lý tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng
- Điều 56. Xác định chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến
- Điều 57. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến
- Điều 58. Xác định chi phí cho người phiên dịch
- Điều 59. Chi phí tiền công cho người phiên dịch
- Điều 60. Nghĩa vụ chịu chi phí cho người phiên dịch
- Điều 61. Xác định chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
- Điều 62. Trách nhiệm chi trả chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật
- Điều 63. Xác định chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 64. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 65. Xác định chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 66. Trách nhiệm chi trả chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
- Điều 67. Xác định chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 68. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu chi phí, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng