Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 38/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về điều chỉnh kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và sử dụng dự phòng 10% vốn nước ngoài tại Bộ, ngành và địa phương;

Căn cứ Quyết định số 547/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 (lần 1); Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020 (lần 2);

Căn cứ Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1669/QĐ-TTg, ngày 19/11/2019 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ các Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (lần 1); Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 (lần 2) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1827/QĐ-BKHĐT ngày 15 tháng 12 năm 2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020 (đợt 3); Quyết định số 1480/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 10 năm 2018 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 (đợt 4); Quyết định số 323/QĐ-BKHĐT ngày 22 tháng 3 năm 2019 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2018 vốn nước ngoài; Quyết định số 1066/QĐ/BKHĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh và giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 cho các dự án tại phụ lục 1a, 1b kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14; Quyết định số 1746/QĐ-BKHĐT ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 và năm 2019.

Căn cứ Nghị quyết số 200/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Hà Giang ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2017/NQ-HĐND ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh thông qua phương án phân bổ 10% nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn nước ngoài, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, về việc phê chuẩn phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 46/BC-KTNS, ngày 08 tháng 12 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua điều chỉnh Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

Tổng vốn đầu tư: 13.706,04 tỷ đồng (vốn trong nước 11.488,965 tỷ đồng; vốn nước ngoài 2.217,075 tỷ đồng), trong đó:

1. Vốn Ngân sách Trung ương: 6.272,585 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương: 4.073,38 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương giao cho địa phương 3.797,73 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 291 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 84 tỷ đồng.

- Nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ là: 3.422,73 tỷ đồng.

3. Vốn Trái phiếu Chính phủ: 1.143 tỷ đồng.

4. Vốn nước ngoài: 2.217,075 tỷ đồng.

(Cơ cấu và định mức phân bổ theo các Phụ lục kèm theo Nghị quyết này).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh:

1. Rà soát, hoàn thiện danh mục dự án, mức vốn bố trí cụ thể cho từng công trình, dự án để giao chi tiết cho chủ đầu tư thực hiện. Các dự án trong Danh mục bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư, tuân thủ nghiêm túc mục tiêu, định hướng, nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016 - 2020.

2. Chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh về tính chính xác thông tin của từng dự án, mức phân bổ theo quy định của pháp luật. Khẩn trương chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện thủ tục về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với các dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Trường hợp có văn bản chỉ đạo của Trung ương làm thay đổi cơ cấu và mức vốn của các chương trình, dự án hoặc có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, điều chỉnh theo quy định để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4. Căn cứ mức vốn Trung ương giao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phương án phân bổ vốn cụ thể để triển khai thực hiện.

5. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2019 và bãi bỏ Nghị quyết số 99/NQ/HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Giang và Nghị quyết số 40/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn Ngân sách nhà nước, nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà Giang./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr. HĐND-UBND huyện, thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Công báo tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ TRUNG HẠN NGUỒN NSNN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu:

a) Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh.

b) Tập trung vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm, cần thiết làm cơ sở đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

2. Nguyên tắc phân bổ vốn

a) Thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 200/2015/NQ-HĐND ngày 10/11/2015 của HĐND tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

b) Đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và mức vốn của từng chương trình, dự án và theo từng nguồn vốn.

c) Bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, nhưng đến hết kế hoạch năm 2015 chưa bố trí nguồn để thanh toán. Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, UBND tỉnh sẽ bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB. Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn 30a và 135, UBND tỉnh sẽ lồng ghép, bố trí vốn từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Các dự án còn lại sẽ bố trí từ các nguồn vốn sự nghiệp khác và vốn dự phòng chưa phân bổ (10%) để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB.

- Bố trí vốn để thu hồi các khoản ứng trước ngân sách (khoản ứng trước ngân sách trung ương và ứng trước ngân sách địa phương).

- Bố trí vốn ngân sách địa phương để trả vay tín dụng ưu đãi, vay Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA đã ký kết Hiệp định của từng dự án trong giai đoạn 2016-2020.

- Bố trí vốn cho các dự án dở dang giai đoạn 2011-2015, chuyển sang thực hiện giai đoạn 2016-2020.

d) Vốn khởi công mới dự án khi đảm bảo bố trí đủ mức vốn cho các nội dung nêu trên. Trong đó: Ưu tiên các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo Điều 56, 57 Luật Đầu tư công và Điều 10, 11, 12 của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015.

e) Các dự án thuộc 02 chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững): Bố trí vốn thanh toán nợ đọng XDCB và bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình; Bố trí vốn lồng ghép các chương trình, dự án cấp thiết (Chương trình phát triển cây dược liệu; hỗ trợ mua xi măng để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới).

g) Đối với vốn nước ngoài (ODA):

- Bố trí đủ kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án theo khả năng thực hiện và giải ngân đối với số vốn ngân sách Trung ương đã ký kết Hiệp định của từng dự án trong giai đoạn 2016-2020. Mức vốn kế hoạch trung hạn bố trí cho từng dự án không vượt quá số vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Không bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các dự án:

+ Đến ngày 30 tháng 9 năm 2017 chưa ký kết Hiệp định với các nhà tài trợ.

+ Không thuộc đối tượng đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương.

II. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN

Tổng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là: 13.706,04 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 11.488,965 tỷ đồng. Chi tiết như sau:

1. Phương án tổng thể

1.1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 6.272,585 tỷ đồng, gồm:

- Các chương trình mục tiêu hỗ trợ ngân sách Trung ương: 2.070,688 tỷ đồng.

- Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TTg: 26,4 tỷ đồng.

- Dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia: 660 tỷ đồng.

- Chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016: 20,859 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016: 100,537 tỷ đồng

- Chương trình mục tiêu quốc gia: 3.394,101 tỷ đồng, trong đó:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 2.010,201 tỷ đồng, (Chương trình 30a là 1.201,405 tỷ đồng; Chương trình 135 là: 808,796 tỷ đồng).

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 1.383,9 tỷ đồng.

1.2. Vốn Trái phiếu chính phủ: 1.143 tỷ đồng

1.3. Vốn nước ngoài: 2.217,075 tỷ đồng

1.4. Nguồn vốn trong cân đối Ngân sách địa phương: Tổng tất cả các nguồn vốn 4.073,38 tỷ đồng. Trong đó: vốn trung ương giao cho địa phương là 3.797,73 tỷ đồng; vốn tỉnh giao tăng năm 2017 là 275,658 tỷ đồng, bao gồm:

- Vốn tính theo tiêu chí tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015: 3.422,73 tỷ đồng

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 291 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 84 tỷ đồng.

* Tổng số vốn phân bổ chi tiết cho các dự án là 3.698,38 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014 là 3.422,73 tỷ đồng; phân bổ như sau:

- Phân cấp cho cấp huyện, thành phố theo nguyên tắc, tiêu chí tại Nghị quyết 200/2015/NQ-HĐND: 300 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương giao cho địa phương 240 tỷ đồng (các huyện, thành phố ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư và bố trí vốn, theo đúng quy định).

- Trả nợ các khoản gốc tiền vay theo khoản 3, điều 8, Luật Ngân sách nhà nước: 295,4 tỷ đồng.

- Vốn đối ứng cho các dự án ODA: 255,512 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 215,552 tỷ đồng.

- Vốn bố trí cho các dự án theo tiến độ hoàn thành: 1.817,966 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 1.735,316 tỷ đồng.

- Vốn bố trí cho các dự án chuyển tiếp 809,492 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 746,492 tỷ đồng.

- Bố trí vốn thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng: 30 tỷ đồng.

- Bố trí vốn cho quy hoạch: 20 tỷ đồng.

- Dự phòng để bố trí vốn cho các dự án cấp bách, phát sinh trong kỳ kế hoạch: 175 tỷ đồng; trong đó trung ương giao cho địa phương 140 tỷ đồng.

2. Phương án chi tiết

2.1. Vốn ngân sách Trung ương

Tổng số: 6.272,585 tỷ đồng. Phân bổ theo đúng danh mục và mức vốn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1669/QĐ-TTg, ngày 19/11/2019 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 21/3/2019 về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 và sử dụng dự phòng (10%) vốn nước ngoài tại Bộ, ngành và địa phương; Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 (lần 1); số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 (lần 2) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1827/QĐ-BKHĐT ngày 15/12/2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020 (đợt 3); Quyết định số 1480/QĐ-BKHĐT ngày 5/10/2018 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 (đợt 4); Quyết định số 323/QĐ-BKHĐT ngày 22/3/2019 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và năm 2018 vốn nước ngoài; Quyết định số 1066/QĐ/BKHĐT ngày 16/7/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh và giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 cho các dự án tại phụ lục 1a, 1b kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14; Quyết định số 1746/QĐ-BKHĐT ngày 07/11/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 và văn bản số 8472/BKHĐT-TH ngày 13/11/2019.

a) Chương trình mục tiêu: 2.070,688 tỷ đồng. Cụ thể:

- Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng: Bố trí 101 dự án; tổng vốn 1.112,154 tỷ đồng; trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2019: 83 dự án, vốn bố trí: 618,384 tỷ đồng. Dự án chuyển tiếp: 18 dự án; vốn bố trí: 493,77 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững: Bố trí 05 dự án; tổng vốn 65 tỷ đồng; trong đó: 02 dự án hoàn thành 20 tỷ đồng; Dự án chuyển tiếp: 04 dự án; vốn bố trí: 45 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư: Bố trí 37 dự án; tổng vốn 388,11 tỷ đồng; trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: 31 dự án, vốn bố trí: 174,453 tỷ đồng. Dự án chuyển tiếp; 06 dự án; vốn bố trí: 213,657 tỷ đồng.

- Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo: Bố trí 01 dự án chuyển tiếp 60,583 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Bố trí 06 dự án; tổng vốn 73,296 tỷ đồng; trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: 01 dự án, vốn bố trí: 04 tỷ đồng. Dự án chuyển tiếp: 05 dự án; vốn bố trí: 69,296 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số: Bố trí 02 dự án hoàn thành; vốn bố trí: 21,5 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương: bố trí 01 dự án chuyển tiếp, vốn bố trí 37 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu Phát triển hạ tầng du lịch: Bố trí 02 dự án chuyển tiếp, vốn bố trí 28,986 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu Quốc phòng - An ninh trên địa bàn trọng điểm: Bố trí 03 dự án; tổng vốn 145,03 tỷ đồng; trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: 01 dự án, vốn bố trí: 44 tỷ đồng; Dự án chuyển tiếp: 02 dự án; vốn bố trí: 101,03 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ biểu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

- Hỗ trợ vốn đối ứng ODA: Tổng số kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020 là 139,029 tỷ đồng. Phân bổ cho 15 chương trình/dự án, trong đó: 06 dự án hoàn thành quyết toán; 01 dự án hoàn thành chưa quyết toán; 01 dự án hoàn thành trong năm 2020; 01 dự án hoàn thành sau năm 2020.

b) Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TTg: 26,4 tỷ đồng (theo định mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

c) Dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia: Dự kiến giao 660 tỷ đồng (Công văn số 8472/BKHĐT-TH ngày 13/11/2019 về phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020). Cụ thể:

- Các dự án sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công; chưa được thẩm định và xác định nguồn vốn): 600 tỷ đồng. Dự kiến phân bổ vốn để thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư khi có phương án phân bổ của cấp có thẩm quyền.

- Các dự án dự kiến sử dụng nguồn 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm vốn cho các dự án quan trọng quốc gia: 30 tỷ đồng.

+ Bố trí cho 01 dự án chuyển tiếp: 14 tỷ đồng (Dự án Bố trí sắp xếp dân cư ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai tại thôn Khai hoang, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn).

+ Bố trí cho 02 dự án khởi công mới năm 2020: 16 tỷ đồng (Dự án di dân biên giới thôn Hố Quáng Phìn, xã Phú Lũng, huyện Yên Minh: 06 tỷ đồng; Dự án xây dựng khu tái định cư thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần: 10 tỷ đồng).

(Chi tiết tại phụ biểu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

d) Chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016: 20,859 tỷ đồng. Phân bổ vốn để thanh toán nợ đọng 10 dự án ổn định dân cư, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của TTg CP); Phân bổ vốn: (1) Bố trí vốn cho 02 dự án hoàn thành chờ quyết toán: 0,9 tỷ đồng; (2) Bố trí vốn cho khối lượng đã hoàn thành của 08 dự án chưa hoàn thành: 19,959 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ biểu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

e) Chương trình mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016: 100,537 tỷ đồng. Phân bổ cho 09 huyện: Đồng Văn; Mèo Vạc; Quản Bạ; Bắc Mê; Vị Xuyên; Bắc Quang; Quang Bình; Xín Mần; Hoàng Su Phì. Riêng huyện Yên Minh không bố trí vốn, với lý do: Huyện có 02 công trình, nhu cầu vốn 9.180 triệu đồng. Đến nay, đã được đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp cho 01 công trình; còn 01 công trình dự kiến triển khai thực hiện vào năm 2021.

(Chi tiết tại phụ biểu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

f) Chương trình mục tiêu quốc gia: 3.394,101 tỷ đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 2.010,201 tỷ đồng bao gồm cả vốn dự phòng, trong đó (Chương trình 30a là 1.201,405 tỷ đồng; Chương trình 135 là: 808,796 tỷ đồng), theo Nghị quyết số 71/2018/NQ/QH14 ngày 12/11/2018 Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV thông qua về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 1.383,9 tỷ đồng, trong đó: Giao (90%) 1.245,51 tỷ đồng, 10% là 138,39 tỷ đồng (dự phòng (10%) đã giao tại Nghị Quyết 11/NQ-HĐND ngày 19/7/2019);

(Chi tiết tại phụ biểu số 05, 06 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

2.2. Vốn nước ngoài (ODA): 2.217,075 tỷ đồng, tăng so với Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 08/12/2019 là 1.002,611 tỷ đồng. Phân bổ cho 19 chương trình/dự án, trong đó: 03 dự án hoàn thành quyết toán; 01 dự án hoàn thành chưa quyết toán; 07 dự án hoàn thành trong năm 2020; 08 dự án hoàn thành sau năm 2020.

(Chi tiết tại phụ biểu số 07, 7.1 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

2.3. Vốn trái phiếu chính phủ: 1.143 tỷ đồng, bố trí khởi công mới 146 dự án/công trình. Cụ thể: 01 dự án giao thông 706,5 tỷ đồng; 145 dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học 436,5 tỷ đồng (không thay đổi so với Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 08/12/2017).

2.4. Nguồn vốn trong cân đối NSĐP: Tổng tất cả các nguồn vốn 4.073,38 tỷ đồng. Trong đó: vốn trung ương giao cho địa phương là 3.797,73 tỷ đồng; vốn tỉnh giao tăng năm 2017 là 275,658 tỷ đồng. Cụ thể:

- Vốn tính theo tiêu chí tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015: 3.422,73 tỷ đồng

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 291 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 84 tỷ đồng.

* Tổng số vốn phân bổ chi tiết cho các dự án: 3.698,38 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014 là 3.422,73 tỷ đồng; phân bổ như sau:

- Phân cấp cho cấp huyện, thành phố theo nguyên tắc, tiêu chí tại Nghị quyết 200/2015/NQ-HĐND: 300 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương giao cho địa phương 240 tỷ đồng (các huyện, thành phố ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư và bố trí vốn, theo đúng quy định).

- Trả nợ các khoản gốc tiền vay theo khoản 3, điều 8, Luật ngân sách: 295,4 tỷ đồng.

- Vốn đối ứng cho các dự án ODA: 255,512 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 215,522 tỷ đồng.

- Vốn bố trí cho các dự án theo tiến độ hoàn thành: 1.817,966 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 1.735,316 tỷ đồng; trong đó: Bố trí phần vốn còn nợ đọng XDCB cho các dự án đã được bố trí từ cân đối ngân sách địa phương: 976,254 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSĐP 150,438 tỷ đồng.

- Vốn bố trí cho các dự án chuyển tiếp 809,492 tỷ đồng, trong đó trung ương giao cho địa phương 746,492 tỷ đồng (Trong đó: Thanh toán nợ XDCB: 89,547 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSĐP 85,06 tỷ đồng).

- Bố trí vốn thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng: 30 tỷ đồng.

- Bố trí vốn cho quy hoạch: 20 tỷ đồng.

- Dự phòng để bố trí vốn cho các dự án cấp bách, phát sinh trong kỳ kế hoạch: 170 tỷ đồng; trong đó trung ương giao cho địa phương 140 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ biểu số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết này)

2.5. Dự kiến trình HĐND tỉnh các dự án khởi công mới và các dự án chuẩn bị đầu tư xin chủ trương phê duyệt dự án được đầu tư tà các nguồn vốn thu từ nguồn sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư trong cân đối năm 2020

- Dự kiến 10 dự án khởi công mới năm 2020

- Dự kiến 09 dự án chuẩn bị đầu tư

- 06 dự án nghiên cứu tiến khả thi

(Chi tiết tại phụ biểu số 09)