Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 547/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 (lần 1);

Căn cứ Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ), giai đoạn 2016-2020 (lần 2);

Căn cứ Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 (lần 1) và Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 (lần 2) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ), giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2017/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 141/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, về việc phê chuẩn phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-KTNS, ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

Tổng vốn đầu tư: 12.115,666 tỷ đồng (vốn trong nước 10.710,706 tỷ đồng; vốn nước ngoài 1.404,96 tỷ đồng), trong đó:

1. Phân bổ chi tiết (90%): 10.915,1 tỷ đồng, bao gồm:

a) Vốn Ngân sách Trung ương: 5.576,493 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương: 2.931,143 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 110 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 67,5 tỷ đồng.

- Nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ là: 2.753,643 tỷ đồng.

c) Vốn Trái phiếu Chính phủ: 1.143 tỷ đồng.

d) Vốn nước ngoài: 1.264,464 tỷ đồng.

2. Dự phòng chưa phân bổ (10%): 1.200,566 tỷ đồng (trong đó: vốn trong nước 1.060,07 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 1.40,96 tỷ đồng).

Cơ cấu và định mức phân bổ theo các Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh:

1. Rà soát, hoàn thiện danh mục dự án, mức vốn bố trí cụ thể cho từng công trình, dự án để giao chi tiết cho chủ đầu tư thực hiện. Các dự án trong Danh mục bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư công. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư, tuân thủ nghiêm túc mục tiêu, định hướng, nguyên tắc, thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020.

2. Khẩn trương hoàn thiện thủ tục về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với các dự án quan trọng, cấp thiết theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Trường hợp có văn bản chỉ đạo của Trung ương làm thay đổi cơ cấu và mức vốn của các chương trình, dự án hoặc có những vấn đề phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, điều chỉnh theo quy định để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

4. Hàng năm căn cứ mức vốn Trung ương giao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phương án phân bổ vốn cụ thể để triển khai thực hiện.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Nghi quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ Sáu thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2017 và thay thế Nghị quyết số 58/NQ/HĐND ngày 11/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Giang./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIV;
- Đại biểu HĐND tỉnh khoá XVII;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr. HĐND-UBND huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHƯƠNG ÁN

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ TRUNG HẠN NGUỒN NSNN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu:

a) Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh.

b) Tập trung vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm, cần thiết làm cơ sở đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

2. Nguyên tắc phân bổ vốn:

a) Thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 200/2015/NQ-HĐND ngày 10/11/2015 của HĐND Tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

b) Đảm bảo theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và mức vốn của từng chương trình, dự án và theo từng nguồn vốn.

c) Bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, nhưng đến hết kế hoạch năm 2015 chưa bố trí nguồn để thanh toán. Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, UBND tỉnh sẽ bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB; đối với các dự án đầu tư trên địa bàn 30a và 135 UBND tỉnh sẽ lồng ghép, bố trí vốn từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các dự án khác còn lại sẽ bố trí từ các nguồn vốn sự nghiệp khác và vốn dự phòng chưa phân bổ (10%) để thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB.

- Bố trí vốn để thu hồi các khoản ứng trước ngân sách (khoản ứng trước Ngân sách Trung ương và ứng trước ngân sách địa phương).

- Bố trí vốn Ngân sách địa phương để trả trước vốn vay tín dụng ưu đãi, vay Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA đã ký kết Hiệp định của từng dự án trong giai đoạn 2016-2020.

- Bố trí vốn cho các dự án dở dang giai đoạn 2011-2015, chuyển sang thực hiện giai đoạn 2016-2020.

d) Vốn khởi công mới dự án khi đảm bảo bố trí đủ mức vốn cho các nội dung nêu trên. Trong đó: Ưu tiên các dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo Điều 56, 57 Luật Đầu tư công và Điều 10, 11, 12 của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015.

e) Các dự án thuộc 02 chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững): Bố trí vốn thanh toán nợ đọng XDCB và bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình; Bố trí vốn lồng ghép các chương trình, dự án cấp thiết (chương trình phát triển cây dược liệu; hỗ trợ mua Xi măng để thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới).

g) Đối với vốn nước ngoài (ODA):

- Bố trí đủ kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án theo khả năng thực hiện và giải ngân đối với số vốn ngân sách Trung ương đã ký kết Hiệp định của từng dự án trong giai đoạn 2016-2020. Mức vốn kế hoạch trung hạn bố trí cho từng dự án không vượt quá số vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Không bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các dự án:

+ Đến ngày 30 tháng 9 năm 2017 chưa ký kết Hiệp định với các nhà tài trợ.

+ Không thuộc đối tượng đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương.

II. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ VỐN:

Tổng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là: 12.115,666 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 10.710,706 tỷ đồng; dự phòng 10% là 1.200,566 tỷ đồng (trong đó năm 2016 đã giao 2.027,621 tỷ đồng; năm 2017 đã giao 2.114,482 tỷ đồng). Chi tiết như sau:

1. Phương án tổng thể:

1.1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 6.196,103 tỷ đồng, gồm:

a) Phân bổ chi tiết (90%): 5.576,493 tỷ đồng. Bao gồm:

- Các chương trình mục tiêu hỗ trợ ngân sách Trung ương: 2.619,951 tỷ đồng.

- Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TTg: 23,76 tỷ đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia: 2.932,782 tỷ đồng, trong đó:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 1.687,272 tỷ đồng, (Chương trình 30a: 763,42 tỷ đồng; Chương trình 135: 923,852 tỷ đồng).

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 1.245,510 tỷ đồng.

b) Dự phòng (10%): 619,610 tỷ đồng.

1.2. Vốn Trái phiếu chính phủ: 1.270 tỷ đồng:

- Phân bổ chi tiết (90%): 1.143 tỷ đồng.

- Dự phòng (10%): 127 tỷ đồng.

1.3. Vốn nước ngoài: 1.404,96 tỷ đồng:

- Phân bổ chi tiết (90%): 1.264,464 tỷ đồng.

- Dự phòng (10%): 140,496 tỷ đồng.

1.4. Nguồn vốn trong cân đối Ngân sách địa phương: 3.244,603 tỷ đồng, bao gồm:

a) Vốn phân bổ chi tiết (90%): 2.931,143 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn tính theo tiêu chí tại Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015: 2.753,643 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 110 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 67,5 tỷ đồng.

b) Dự phòng (10%) chưa phân bổ: 313,460 tỷ đồng.

2. Phương án chi tiết (90%): Tổng số 10.915,1 tỷ đồng, trong đó:

2.1. Vốn ngân sách Trung ương: Phân bổ theo đúng danh mục và mức vốn được Bộ Kế hoạch giao tại Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017; Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn TPCP) giai đoạn 2016-2020: 5.576,493 tỷ đồng.

2.1.1. Chương trình mục tiêu: 2.619,951 tỷ đồng (Phụ biểu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này):

a) Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng: Bố trí 102 dự án; tổng vốn 1,505,513 tỷ đồng; trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2015: 77 dự án, vốn bố trí: 732,242 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 529,978 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSTW: 68,025 tỷ đồng). Dự án chuyển tiếp: 22 dự án; vốn bố trí: 578,271 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 74,61 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSTW: 19,8 tỷ đồng). Bố trí vốn cho 03 dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, vốn bố trí 195 tỷ đồng.

b) Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững: Bố trí 05 dự án; tổng vốn 65 tỷ đồng, trong đó: Dự án chuyển tiếp: 04 dự án; vốn bố trí: 40 tỷ đồng. Bố trí vốn cho 01 dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, vốn bố trí 10 tỷ đồng.

c) Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai ổn định đời sống dân cư: Bố trí 37 dự án; tổng vốn 487,861 tỷ đồng, trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2015: 24 dự án, vốn bố trí: 134,389 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 45,345 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSTW: 38,574 tỷ đồng). Dự án chuyển tiếp: 12 dự án; vốn bố trí: 168,472 tỷ đồng (trong đó: thu hồi vốn ứng trước NSTW: 31 tỷ đồng). Bố trí vốn cho 01 dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, vốn bố trí 185 tỷ đồng.

d) Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo: Bố trí 01 dự án chuyển tiếp 100 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 9,455 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSTW: 70,545 tỷ đồng).

đ) Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Bố trí 06 dự án; tổng vốn 83,126 tỷ đồng, trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2015: 01 dự án, vốn bố trí: 5,313 tỷ đồng trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 5,313 tỷ đồng. Dự án chuyển tiếp: 03 dự án; vốn bố trí: 35,547 tỷ đồng. Bố trí vốn cho 02 dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, vốn bố trí 42,266 tỷ đồng (trong đó 01 dự án Hạ tầng kỹ thuật khu thương mại biên mậu Nà La theo quy hoạch XD khu KTCK Thanh Thủy, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư với số vốn là 2,266 tỷ đồng).

e) Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số: Bố trí 02 dự án chuyển tiếp; vốn bố trí: 21,5 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng XDCB 4,314 tỷ đồng).

f) Chương trình mục tiêu Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương: Dự kiến bố trí 01 dự án chuyển tiếp, vốn bố trí 37 tỷ đồng.

g) Chương trình mục tiêu Phát triển hạ tầng du lịch: Bố trí 02 dự án chuyển tiếp, vốn bố trí 28,986 tỷ đồng.

h) Chương trình mục tiêu Quốc phòng - An ninh trên địa bàn trọng điểm: Bố trí 03 dự án; tổng vốn 194,62 tỷ đồng, trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2015: 01 dự án, vốn bố trí: 75 tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ đọng KDCB 48,162 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSTW: 26,838 tỷ đồng). Dự án chuyển tiếp: 01 dự án; vốn bố trí: 49,62 tỷ đồng. Bố trí vốn cho 01 dự án khởi công mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, vốn bố trí 70 tỷ đồng.

i) Hỗ trợ vốn đối ứng ODA: Tổng số kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020 là 96,345 tỷ đồng, trong đó: Dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2015: 10 dự án vốn bố trí 54,407 tỷ đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước NSTW: 11,93 tỷ đồng); chiếm 56,47% kế hoạch vốn. Dự án chuyển tiếp: 05 dự án; vốn bố trí 41,938 tỷ đồng, chiếm 43,52%. Dự phòng (10%) chưa phân bổ: 291,105 tỷ đồng.

2.1.2. Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TTg: 23,76 tỷ đồng (theo định mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

2.1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia: 2.932,782 tỷ đồng.

a) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 1.687,272 tỷ đồng, trong đó:

- Chương trình 30a: 763,42 tỷ đồng.

- Chương trình 135: phân bổ cho 136 xã và 1.408 thôn ĐBKK: 923,852 tỷ đồng.

b) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Phân bổ cho các huyện, thành phố theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; tổng vốn giao 1.245,51 tỷ đồng;

Phụ lục số 01.1; 01.2 kèm theo Nghị quyết này

2.2. Vốn nước ngoài (ODA): 1.264,464 tỷ đồng cho 12 dự án (trong đó 04 dự án Ô 389,612 tỷ đồng). Phụ lục số 02 kèm theo Nghị quyết này

2.3. Vốn trái phiếu Chính phủ: 1.143 tỷ đồng, bố trí khởi công mới 146 dự án/CT, chi tiết như sau:

- 01 dự án giao thông 706,5 tỷ đồng.

- 45 dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học 436,5 tỷ đồng.

Phụ lục số 03 kèm theo Nghị quyết

2.4. Nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 2.931,143 tỷ đồng, chi tiết theo các lĩnh vực sau:

a) Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 110 tỷ đồng.

b) Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 67,5 tỷ đồng.

c) Nguồn vốn trong cân đối theo tiêu chí, định mức tại Quyết định 40/QĐ-TTg ngày 14/5/2014 là 2.753,643 tỷ đồng, phân bổ như sau:

- Phân cấp cho cấp huyện, thành phố theo nguyên tắc, tiêu chí tại Nghị quyết 200/2015/NQ-HĐND: 240 tỷ đồng (các huyện, thành phố ưu tiên bố trí thanh toán dứt điểm nợ đọng XDCB các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư và hỗ trợ vốn theo đúng quy định).

- Trả nợ các khoản gốc tiền vay theo khoản 3, điều 8, Luật ngân sách: 200 tỷ đồng.

- Vốn đối ứng cho các dự án ODA: 136,552 tỷ đồng.

- Bố trí vốn thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng: 20 tỷ đồng.

- Dự phòng để bố trí vốn cho các dự án cấp bách, phát sinh trong kỳ kế hoạch: 150 tỷ đồng.

- Vốn bố trí cho các dự án theo tiến độ hoàn thành: 2.007,091 tỷ đồng; trong đó:

+ Bố trí vốn cho các dự án hoàn thành quyết toán và hoàn thành chưa quyết toán: 1.289,281 tỷ đồng (trong đó: thanh toán nợ cho các dự án hoàn thành 887,091 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSĐP 88,75 tỷ đồng).

+ Bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp 717, tỷ đồng (trong đó: Thanh toán nợ XDCB: 127,975 tỷ đồng; thu hồi vốn ứng trước NSĐP 48,09 tỷ đồng).

Phụ lục số 04 kèm theo Nghị quyết này

d) Phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương hàng năm (sau khi trừ đi nguồn thu từ tiền sử dụng đất và nguồn thu xổ số kiến thiết) là: 2.753,643 tỷ đồng. UBND tỉnh thực hiện phân bổ, giao chi tiết trên cơ sở số giao từng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho tỉnh, cụ thể như sau:

- Năm 2016: 710,7 tỷ đồng (theo Quyết định số 2038/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Năm 2017: 506,12 tỷ đồng (theo Quyết định số 1989/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Dự kiến năm 2018: 669,97 tỷ đồng (theo Công văn số 8759/BKHĐT-TH ngày 25/10/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Số vốn còn lại của năm 2019 và 2020 là: 866,853 tỷ đồng. UBND tỉnh sẽ thực hiện phân bổ cho từng năm, theo số giao chi tiết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2017 thông qua kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 99/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản