Điều 37 Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 37. Quản lý chi phí
Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận bằng các biện pháp quản lý sau đây:
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của doanh nghiệp. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong doanh nghiệp biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường theo quy định tại
2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phải đăng ký giá với Nhà nước, hàng năm phải báo cáo chủ sở hữu và cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp trung ương và Sở Tài chính đối với doanh nghiệp địa phương) tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh. Nội dung báo cáo phải phân tích, so sánh giữa thực hiện và định mức các loại chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động tiền lương, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch, tiếp khách, chi phí khác, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với việc thực hiện vượt định mức.
3. Định kỳ phải tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.
4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức lao động; định mức chi phí tài chính và chi phí khác phù hợp với điều kiện kinh doanh, làm căn cứ điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ động xây dựng kế hoạch tiết giảm chi phí phù hợp với thực trạng và hoạt động của doanh nghiệp.
Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 5. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 6. Điều kiện đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 7. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
- Điều 9. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện
- Điều 10. Thu lợi nhuận, cổ tức được chia
- Điều 11. Quyết định tăng, giảm vốn và thu hồi toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 12. Mục đích chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 13. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 14. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 15. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 16. Thu tiền chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 18. Vốn điều lệ
- Điều 19. Huy động vốn
- Điều 20. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp
- Điều 21. Khấu hao tài sản cố định
- Điều 22. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
- Điều 23. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Điều 24. Quản lý hàng hóa tồn kho
- Điều 25. Quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
- Điều 26. Chênh lệch tỷ giá
- Điều 27. Kiểm kê tài sản
- Điều 28. Đánh giá lại tài sản
- Điều 29. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 30. Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 31. Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác
- Điều 32. Quyền quyết định tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 33. Thu hồi vốn đầu tư từ doanh nghiệp khác
- Điều 34. Bảo toàn vốn