Điều 27 Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 27. Kiểm kê tài sản
1. Doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của doanh nghiệp; hoặc theo quy định của Nhà nước. Thống kê tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
2. Xử lý kiểm kê
a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê
Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng được xác định trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Doanh nghiệp phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;
- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể tự khắc phục được thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty lập phương án xử lý tổn thất trình chủ sở hữu và cơ quan tài chính có thẩm quyền. Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính, chủ sở hữu quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền;
- Doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Tài sản thừa sau kiểm kê
Tài sản thừa sau kiểm kê là chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán, giá trị tài sản thừa do kiểm kê được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 5. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 6. Điều kiện đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 7. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
- Điều 9. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện
- Điều 10. Thu lợi nhuận, cổ tức được chia
- Điều 11. Quyết định tăng, giảm vốn và thu hồi toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 12. Mục đích chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 13. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 14. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 15. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 16. Thu tiền chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 18. Vốn điều lệ
- Điều 19. Huy động vốn
- Điều 20. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp
- Điều 21. Khấu hao tài sản cố định
- Điều 22. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
- Điều 23. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Điều 24. Quản lý hàng hóa tồn kho
- Điều 25. Quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
- Điều 26. Chênh lệch tỷ giá
- Điều 27. Kiểm kê tài sản
- Điều 28. Đánh giá lại tài sản
- Điều 29. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 30. Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 31. Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác
- Điều 32. Quyền quyết định tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 33. Thu hồi vốn đầu tư từ doanh nghiệp khác
- Điều 34. Bảo toàn vốn