Điều 36 Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Điều 36. Chi phí hoạt động kinh doanh
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Việc xác định chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mức kế toán và các văn bản pháp luật về thuế hiện hành; chi phí hoạt động kinh doanh gồm một số nội dung sau:
1. Chi phí sản xuất kinh doanh:
a) Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế), chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định.
c) Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
đ) Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh trên nguyên tắc quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
e) Chi phí bằng tiền khác gồm:
- Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tiền thuê đất;
- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động;
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động;
- Chi cho công tác y tế;
- Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm;
- Chi phí cho lao động nữ;
- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;
- Chi phí ăn ca cho người lao động;
- Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);
- Các khoản chi phí bằng tiền khác.
g) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều 25; Giá trị tài sản tổn thất thực tế theo quy định tại
h) Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp trích lập theo quy định tại
i) Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); giá trị vốn góp được chuyển nhượng, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản; dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn.
2. Chi phí khác, bao gồm:
a) Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán.
b) Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán;
c) Chi phí để thu tiền phạt;
d) Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
3. Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:
a) Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình.
b) Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng.
c) Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.
d) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh công ty mà do cá nhân gây ra.
4. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc thù trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm thì việc xác định chi phí áp dụng theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh này.
Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 5. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 6. Điều kiện đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 7. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
- Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
- Điều 9. Quyền, trách nhiệm của Người đại diện
- Điều 10. Thu lợi nhuận, cổ tức được chia
- Điều 11. Quyết định tăng, giảm vốn và thu hồi toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 12. Mục đích chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 13. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 14. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 15. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 16. Thu tiền chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
- Điều 18. Vốn điều lệ
- Điều 19. Huy động vốn
- Điều 20. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp
- Điều 21. Khấu hao tài sản cố định
- Điều 22. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
- Điều 23. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
- Điều 24. Quản lý hàng hóa tồn kho
- Điều 25. Quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
- Điều 26. Chênh lệch tỷ giá
- Điều 27. Kiểm kê tài sản
- Điều 28. Đánh giá lại tài sản
- Điều 29. Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 30. Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
- Điều 31. Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác
- Điều 32. Quyền quyết định tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Điều 33. Thu hồi vốn đầu tư từ doanh nghiệp khác
- Điều 34. Bảo toàn vốn