Điều 17 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan
1. Thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS được áp dụng thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống điện tử tại một trong các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh không hoạt động;
b) Hệ thống khai báo điện tử của người khai hải quan không hoạt động;
c) Toàn bộ hay một phần Hệ thống ACTS kết nối điện tử giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan không hoạt động.
Người khai hải quan có thể lựa chọn thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành tại nước đi hoặc chờ Hệ thống ACTS hoạt động trở lại để tiếp tục thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.
Người khai hải quan cần liên hệ bộ phận hỗ trợ Hệ thống ACTS tại cơ quan hải quan mà hoạt động quá cảnh đang diễn ra để được tư vấn.
2. Cơ quan hải quan điểm đi chỉ được áp dụng thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng khi TAD đã được phê duyệt thông qua Hệ thống ACTS và TAD đã được in ra từ Hệ thống ACTS.
3. Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại Chi cục hải quan quá cảnh:
a) Người khai hải quan xuất trình hàng hóa kèm theo TAD và hồ sơ liên quan cho Chi cục hải quan quá cảnh;
b) Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;
c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này phù hợp, Chi cục hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để tiếp tục hành trình quá cảnh;
d) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên chứng từ TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD, giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định việc tiếp tục thủ tục quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh.
Thực hiện niêm phong hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra thực tế trong trường hợp hàng hóa được phép tiếp tục vận chuyển đến điểm đích và cập nhật số niêm phong mới vào bản chính TAD.
4. Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại cơ quan hải quan điểm đích:
a) Người vận chuyển phải xuất trình hàng hóa kèm theo TAD (bản chính) cho cơ quan hải quan;
b) Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;
c) Nếu kết quả kiểm tra quy định tại điểm b khoản này phù hợp, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để kết thúc hành trình quá cảnh và thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN);
d) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD thì thực hiện xử lý vi phạm và giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định cho phép thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN).
5. Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, cơ quan hải quan quá cảnh, cơ quan hải quan điểm đích phải thông báo cho người khai hải quan về việc hệ thống không hoạt động, để yêu cầu người khai hải quan thực hiện thủ tục quá cảnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
6. Ngay sau khi Hệ thống ACTS hoạt động trở lại, cơ quan hải quan quá cảnh, điểm đích phải cập nhật các thông tin trên TAD: kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, tình trạng niêm phong, số niêm phong (nếu có) vào Hệ thống ACTS.
Cơ quan hải quan điểm đích phải gửi “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” cho cơ quan hải quan nơi đi để xác nhận kết thúc hoạt động quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan
- Số hiệu: 46/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/04/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 445 đến số 446
- Ngày hiệu lực: 01/06/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Người khai hải quan
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 6. Quy định về hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
- Điều 7. Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan
- Điều 8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác
- Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN
- Điều 10. Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan
- Điều 11. Hủy tờ khai quá cảnh hải quan
- Điều 12. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước ngoài ASEAN
- Điều 13. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác
- Điều 14. Thủ tục xác minh việc kết thúc hoạt động quá cảnh
- Điều 15. Giám sát hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
- Điều 16. Niêm phong hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS
- Điều 17. Thủ tục dự phòng trong trường hợp Hệ thống ACTS không hoạt động (thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng)
- Điều 18. Hệ thống ACTS
- Điều 19. Tiếp nhận, xử lý thông tin khai điện tử và phản hồi kết quả thông qua Hệ thống ACTS
- Điều 20. Nguyên tắc hoạt động của Hệ thống ACTS
- Điều 21. Chứng từ điện tử trao đổi thông qua Hệ thống ACTS
- Điều 22. Đăng ký, sửa đổi, bổ sung, hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng Hệ thống ACTS
- Điều 23. Xử lý sự cố
- Điều 24. Bảo lãnh quá cảnh
- Điều 25. Đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh
- Điều 26. Miễn bảo lãnh nhiều hành trình
- Điều 27. Giảm bảo lãnh nhiều hành trình
- Điều 28. Hủy bỏ bảo lãnh
- Điều 29. Quyền và trách nhiệm của người bảo lãnh
- Điều 30. Trường hợp phát sinh tiền thuế hải quan phải nộp và giảm thuế hải quan
- Điều 31. Thu hồi và hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan
- Điều 32. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 33. Chế độ ưu tiên
- Điều 34. Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên
- Điều 35. Thủ tục đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan
- Điều 37. Trách nhiệm của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên