Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA.
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng Xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.
6. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.
7. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
8. Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật và báo cáo, bàn giao trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư để trồng thì trả lại cho chủ rừng.
9. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra
- Điều 6. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 7. Lấn, chiếm rừng
- Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng
- Điều 9. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững
- Điều 11. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp
- Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật
- Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính
- Điều 15. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế
- Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
- Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng
- Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng
- Điều 19. Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
- Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng
- Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
- Điều 23. Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật
- Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản
- Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
- Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
- Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
- Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
- Điều 34. Phân định thẩm quyền xử phạt
- Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính