Hệ thống pháp luật

Mục 1 Chương 2 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG

Điều 7. Lấn, chiếm rừng

Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 5.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 m2.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 5.000 m2.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 40.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2.

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 40.000 m2 đến dưới 50.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích 50.000 m2 trở lên;

b) Rừng sản xuất có diện tích 20.000 m2 trở lên;

c) Rừng phòng hộ có diện tích 15.000 m2 trở lên;

d) Rừng đặc dụng có diện tích 10.000 m2 trở lên.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;

b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.

Điều 9. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

2. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.

4. Hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 50.000.000 đồng trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

Hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 600 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 400 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.400 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 800 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.400 m2 đến dưới 3.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.500 m2.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.500 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích 10.000 m2 trở lên;

b) Rừng phòng hộ có diện tích 7.500 m2 trở lên;

c) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên.

Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật

Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3;

Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3.

2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3 đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

4. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:

a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 6.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 85.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đọng đến dưới 50.000.000 đồng.

c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

5. Trường hợp khai thác trái pháp luật đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đối với hành vi khai thác trái pháp luật cây phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt, cứ mỗi cây 100.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng.

6. Trường hợp khai thác trái pháp luật gỗ rừng tự nhiên còn lại rải rác trên nương rẫy thuộc đất rừng do Nhà nước quản lý; tận thu trái pháp luật gỗ nằm, trục, vớt gỗ trái pháp luật dưới sông, suối, ao, hồ trong rừng thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.

7. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để khai thác rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại khoản 1 hoặc điểm a khoản 4 Điều này.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;

d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Số hiệu: 35/2019/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 25/04/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 419 đến số 420
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH