Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG

Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

1. Hành vi kinh doanh hạt giống cây lâm nghiệp chính từ nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có khối lượng dưới 05 kg hạt giống;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có khối lượng 05 kg hạt giống trở lên.

2. Hành vi kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính được nhân từ giống, nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc giống, nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 động đến 50.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá 80.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

Hành vi vi phạm quy định về chậm trồng rừng thay thế theo phương án trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ dưới 01 ha.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích dưới 01 ha.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 03 ha đến dưới 05 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 08 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 03 ha đến dưới 05 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích dưới 01 ha.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 08 ha đến dưới 15 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 10 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 05 ha.

6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 25 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 10 ha đến dưới 15 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 07 ha.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 20 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 07 ha đến dưới 10 ha.

8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 20 ha đến dưới 25 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 10 ha đến dưới 15 ha.

9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 20 ha.

10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 20 ha đến dưới 25 ha.

11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 225.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha.

12. Phạt tiền từ 225.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha.

13. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 275.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha.

14. Phạt tiền từ 275.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha

15. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 325.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha

16. Phạt tiền từ 325.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha

17. Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 375.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha.

18. Phạt tiền từ 375.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 80 ha đến dưới 85 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha.

19. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 425.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 85 ha đến dưới 90 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha

20. Phạt tiền từ 425.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 90 ha đến dưới 95 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 80 ha đến dưới 85 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha.

21. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 95 ha đến dưới 100 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 85 ha đến dưới 90 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha.

22. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích 100 ha trở lên;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích 90 ha trở lên;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích 80 ha trở lên.

23. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21 và khoản 22 Điều này.

Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ rừng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật;

b) Chủ rừng không thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ rừng không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền;

b) Chủ rừng không xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi rừng mình quản lý;

c) Chủ rừng không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng;

d) Chủ rừng, không trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;

đ) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích dưới 01 ha.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Mang dưới 10 dụng cụ vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu vực rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

b) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ, công cụ để khai thác gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ vào rừng;

c) Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

d) Lập lán, trại trong rừng đặc dụng mà không được phép của chủ rừng;

đ) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật mà không được phép của chủ rừng;

b) Mang 10 dụng cụ trở lên vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

c) Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt; mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép;

d) Đưa phương tiện, công cụ vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng khi chưa được chủ rừng cho phép;

đ) Quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật;

e) Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc;

g) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 03 ha đến dưới 10 ha.

5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

b) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;

c) Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;

d) Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

đ) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;

e) Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;

g) Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng;

h) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không có phương án phòng cháy và chữa cháy, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;

b) Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh;

c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý;

d) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu dụng cụ, công cụ đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

b) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;

d) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3, điểm g khoản 4 và điểm h khoản 5 Điều này.

10. Hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 17 hoặc Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Nghị định này.

Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 500 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới 1.500 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 300 m2 đến dưới 500 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 700 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 25.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 900 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích dưới 01 ha rừng được giao, được thuê.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích từ 01 ha đến dưới 05 ha rừng được giao, được thuê.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với chủ rừng khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà không báo cho cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ khoanh vùng kịp thời để sinh vật gây hại rừng phát dịch trên diện tích từ 05 ha trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 19. Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng;

b) Phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng;

c) Phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 300 m2 đến dưới 400 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 600 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích tứ 18.000 m2 đến dưới 21.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 3.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 600 m2 đến dưới 700 m2.

8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 21.000 m2 đến dưới 24.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 4.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 800 m2.

9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 24.000 m2 đến dưới 27.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 4.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 900 m2.

10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2.

11. Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.

12. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 10.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 5.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 130.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 190.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 190.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác.

13. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.

14. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.

15. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Số hiệu: 35/2019/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 25/04/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 419 đến số 420
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH