Điều 30 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Điều 30. Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia
1. Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện giám sát chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Nội dung giám sát của chủ chương trình
a) Theo dõi, kiểm tra việc quản lý thực hiện chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.
c) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có)).
d) Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
đ) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
e) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
3. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
a) Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.
d) Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.
đ) Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
5. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
a) Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình theo quy định.
b) Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp), giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình ở các cấp.
d) Theo dõi, kiểm tra việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan, đơn vị liên quan.
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
6. Chi phí thực hiện hoạt động giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.
Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Số hiệu: 27/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/04/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 325 đến số 326
- Ngày hiệu lực: 19/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 5. Lập và giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia
- Điều 6. Lập, phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình
- Điều 7. Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
- Điều 8. Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng
- Điều 9. Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 10. Lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 11. Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 12. Huy động và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 13. Nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
- Điều 14. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù
- Điều 15. Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
- Điều 16. Thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản và phê duyệt đầu tư dự án
- Điều 17. Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây dựng dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp
- Điều 18. Tổ chức, quản lý thi công, nghiệm thu công trình và thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
- Điều 19. Quản lý vận hành và bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
- Điều 20. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 21. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
- Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
- Điều 23. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
- Điều 24. Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
- Điều 25. Tổ chức quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia tại Trung ương
- Điều 26. Tổ chức quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương
- Điều 27. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 28. Truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 29. Công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 30. Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 31. Nội dung đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 32. Thiết lập chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát và đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 33. Giám sát của cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 36. Trách nhiệm của chủ chương trình
- Điều 37. Trách nhiệm của chủ dự án thành phần
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 39. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương là cơ quan chủ quản chương trình
- Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 41. Hiệu lực thi hành
- Điều 42. Trách nhiệm thi hành