Chương 2 Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN, THÔNG BÁO CHO CHỦ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM
Điều 8. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản chìm đắm
1. Chủ tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảng vụ tại khu vực hoặc đơn vị bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.
Chậm nhất 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Trường hợp tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì chủ tài sản chìm đắm, tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan quân sự địa phương nơi gần nhất biết. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm báo cáo cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp và Bộ Quốc phòng.
3. Trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin về tài sản chìm đắm:
a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đường thủy nội địa có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
d) Cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự;
đ) Tổ chức, đơn vị bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực có trách nhiệm kịp thời thiết lập báo hiệu cảnh báo và thông báo cho tàu thuyền ngay sau khi nhận được thông tin về tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:
a) Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin;
b) Kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;
c) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền quy định tại
d) Tổ chức bảo vệ tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện.
Điều 9. Thời hạn thông báo và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt nhưng thời hạn này không được quá một năm kể từ ngày phương án trục vớt được phê duyệt.
2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho Cảng vụ biết và tổ chức trục vớt đúng thời hạn theo yêu cầu của Cảng vụ quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Căn cứ điều kiện thực tế và cấp độ nguy hiểm của tài sản bị chìm đắm, Cảng vụ quyết định và thông báo cho chủ tài sản chìm đắm về thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm theo thời hạn sau đây:
a) Chậm nhất 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 2;
b) Chậm nhất 10 (mười) ngày kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 1. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thời hạn tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm, Cảng vụ phải báo cáo và có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
4. Đối với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm, trong trường hợp bất khả kháng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại
Điều 10. Thông báo cho chủ tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, việc thông báo cho chủ tài sản chìm đắm được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tài sản chìm đắm có giấy tờ, tài liệu hoặc ký, mã hiệu có thể xác định được tên và địa chỉ chủ tài sản chìm đắm thì trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện thông báo cho chủ tài sản chìm đắm theo địa chỉ đã được tìm thấy. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Trường hợp tài sản chìm đắm chưa xác định được chủ tài sản, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm; đối với tài sản chìm đắm có nguồn gốc nước ngoài, phải thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này;
c) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm.
2. Thông báo cho chủ tài sản chìm đắm đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm:
a) Cảng vụ phải thông báo ngay cho chủ tài sản chìm đắm nếu xác định được địa chỉ của chủ tài sản chìm đắm;
b) Trường hợp không xác định được chủ tài sản chìm đắm, Cảng vụ có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan;
c) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản này phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm nếu chưa xác định được địa chỉ của chủ tài sản chìm đắm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Đối với tài sản chìm đắm có nguồn gốc nước ngoài thì phải thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này.
Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
- Số hiệu: 128/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 707 đến số 708
- Ngày hiệu lực: 12/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
- Điều 5. Nghĩa vụ tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 6. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm khi không xác định được chủ sở hữu hoặc vô chủ
- Điều 7. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm
- Điều 8. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản chìm đắm
- Điều 9. Thời hạn thông báo và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 10. Thông báo cho chủ tài sản chìm đắm
- Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt
- Điều 12. Trách nhiệm lập phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 13. Thủ tục phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 14. Nội dung phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 15. Tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 16. Điều kiện tham gia thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 17. Quyền ưu tiên thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm
- Điều 18. Tiếp nhận và bảo quản tài sản chìm đắm
- Điều 19. Chuyển giao tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước hoặc thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh
- Điều 20. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm
- Điều 21. Tiêu hủy tài sản chìm đắm
- Điều 22. Bán tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước
- Điều 23. Chi phí xử lý tài sản chìm đắm
- Điều 24. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm
- Điều 25. Xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 26. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật
- Điều 27. Thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm
- Điều 28. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
- Điều 29. Sử dụng giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định
- Điều 30. Quản lý nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm
- Điều 31. Chi thưởng, thủ tục chi thưởng cho việc phát hiện tài sản chìm đắm