Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 1996 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 07-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 1996 VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giống cây trồng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và nhân nhanh các giống tốt phục vụ sản xuất;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Trong Nghị định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.- Giống cây trồng là tập hợp các cây nông nghiệp, lâm nghiệp cùng một loài có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc điểm khác biệt với các cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản (hữu tính hay vô tính) vẫn giữ được các đặc tính đó.
2.- Giống bao gồm các nguyên liệu sinh sản của thực vật dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp như: hạt, củ, rễ, thân, lá, cây con, mắt ghép, cành ghép, chồi hoa, bao tử hoặc sợi nấm dùng để làm giống;
3.- Giống địa phương là giống đã tồn tại lâu đời và tương đối ổn định tại địa phương có những đặc trưng, đặc tính khác biệt với các giống khác và di truyền được cho đời sau.
4.- Giống gốc (hay còn được gọi là giống tác giả) là giống do tác giả chọn lọc, lai tạo hoặc lấy từ quỹ gen có tính di truyền ổn định.
5.- Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc theo đúng quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định của Nhà nước để nhân tiếp cho các đời sau.
6.- Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại) là giống của đời cuối cùng của giống nguyên chủng để đưa ra sản xuất đại trà và không dùng làm giống cho đời sau.
7.- Nguồn gen (Quỹ gen) là nguồn thực liệu của các loài giống cây trồng và cây hoang dại được bảo quản để sử dụng trong công tác chọn tạo giống.
Điều 4.- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách vào việc:
1/ Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng chọn tạo và quản lý chất lượng giống cây trồng.
2/ Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng, chọn tạo, khảo nghiệm, bảo quản, sản xuất kinh doanh giống cây trồng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định danh mục các nguồn gen quý hiếm và quy chế quản lý việc trao đổi, khai thác, sử dụng nguồn gen trong danh mục này.
Các tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm hoặc sản xuất thử phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tên giống, nguồn gốc, đặc tính của giống, địa điểm sản xuất thử, quy trình sản xuất và phải báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ vào kết quả sản xuất thử, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép khu vực hoá hoặc cho phép đưa vào sản xuất.
Hạt giống bán ra trên thị trường phải đóng bao bì đúng quy cách.
Nghiêm cấm mọi hành vi sản xuất và buôn bán giống giả, giống kém phẩm chất, giống bị lẫn, giống có mầm mống sâu bệnh và giống chưa được công nhận.
Hồ sơ xin nhập khẩu giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ thương mại quy định.
Trong thời hạn 15 ngày - kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại phải giải quyết, nếu không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản.
Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày giống nhập vào Việt Nam; tổ chức, cá nhân tiếp nhận giống phải báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng khi nhập giống gốc, giống nguyên chủng thì được miễn thuế nhập khẩu.
Trong trường hợp đặc biệt được xuất khẩu thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.- Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về chính sách, chế độ quản lý nguồn gen và giống cây trồng; ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương cơ sở và cá nhân thi hành các quy định về quản lý giống cây trồng, ban hành quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc thẩm quyền về giống cây trồng;
2.- Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về giống cây trồng để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3.- Xét cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét cấp hoặc thu hồi các giấy chứng nhận giống cây mới, các giấy phép liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu giống cây trồng theo Nghị định này;
4.- Ban hành quy định về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống, sản xuất thử, về lưu giữ, bảo quản, giám định các nguồn thực liệu tạo giống hoặc giống mới nhập; thành lập hoặc chỉ định cơ quan nghiên cứu khoa học thực hiện các hoạt động trên;
5.- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng hệ thống giống cây trồng trong phạm vi cả nước; trình Chính phủ kế hoạch đầu tư, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, lai tạo, phổ cập giống mới và nâng cao phẩm cấp giống;
6.- Xây dựng và thẩm định các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây trồng;
7.- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng trong phạm vi cả nước.
1. Tổ chức quản lý giống cây trồng trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về giống cây trồng tại địa phương;
3. Quyết định việc xét cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh giống cây trồng tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình;
4. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng ở địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ kiểm tra, thanh tra giống cây trồng và phân cấp tổ chức việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất.
Người có hành vi vi phạm Nghị định này tuỳ theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và cho các tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 59/2004/QĐ-BNN ban hành Danh mục giống cây trồng phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 58/2004/QĐ-BNN ban hành Danh mục giống cây trồng chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 53/2006/QĐ-BNN về quản lý sản xuất,kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 52/2006/QĐ-BNN Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 2-NN/KNKL/TT-1997 thi hành Nghị định 07/CP về quản lý giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 57/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
- 8Nghị định 110/2022/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
- 1Quyết định 59/2004/QĐ-BNN ban hành Danh mục giống cây trồng phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 58/2004/QĐ-BNN ban hành Danh mục giống cây trồng chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 89/2005/QĐ-BNN về Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 53/2006/QĐ-BNN về quản lý sản xuất,kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 52/2006/QĐ-BNN Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 7Thông tư 2-NN/KNKL/TT-1997 thi hành Nghị định 07/CP về quản lý giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 57/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
- 9Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 467:2001 về quy phạm khảo nghiệm giống dưa hấu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 468:2001 về Quy phạm khảo nghiệm giống đậu xanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 469:2001 về quy phạm khảo nghiệm giống cải bắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426:2000 về quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Tiêu chuẩn ngành 10TCN 309:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 339:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Tiêu chuẩn ngành TCN 17:1998 về tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 310:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây
- 18Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 341:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống ngô