Hệ thống pháp luật
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 467:2001

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DƯA HẤU

The testing procedure of watermelon variety

(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống dưa hấu mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống dưa hấu khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/ CP ngày 5/ 2/ 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Các bước khảo nghiệm:

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ trong đó có hai vụ cùng tên, tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống dưa hấu có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ, tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.

2.2. Bố trí khảo nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

- Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 35m2 (luống đơn: 14 m x 2,5 m, luống đôi: 7 m x 5 m), rãnh giữa các lần nhắc lại 30 cm. Xung quanh diện tích thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.

- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng ký khảo nghiệm giống, lý lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Hạt giống gửi khảo nghiệm phải có chất lượng gieo trồng tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn ngành. Lượng giống tối thiểu là 100 g/ 1 giống/ vụ.

- Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong vùng, có thời gian sinh trưởng giống đối chứng phải cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng gieo trồng của hạt giống phải tương đương với giống nguyên chủng.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

- Diện tích: Mỗi giống ít nhất 1000 m2 /điểm , không nhắc lại.

- Giống đối chứng: Như đối với khảo nghiệm cơ bản.

- Quy trình kỹ thuật: áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kỹ thuật ở mục 2.3.

2.3. Quy trình kỹ thuật:

2.3.1. Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.

2.3.2. Làm đất, lên luống: Đất thí nghiệm phải có độ phì đồng đều, bằng phẳng, ít chua hoặc trung tính, tốt nhất nên chọn đất nhẹ, được luân canh với cây khác họ. Cầy bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống đơn rộng 2,5 m, bổ hốc giữa luống cách nhau 0,5 m hoặc lên luống đôi rộng 5 m, bổ hốc 2 bên cạnh luống với khoảng cách hốc 0,5 m. Mỗi ô thí nghiệm 28 hốc.

2.3.3. Gieo hạt, mật độ trồng: Gieo hạt vào bầu có tỷ lệ hỗn hợp 1 đất bột + 1 phân chuồng mục. Ngâm hạt trong nước ấm 2-4  giờ rồi đem ủ ấm cho nẩy mầm mới gieo. Mỗi bầu gieo 2-3 hạt. Khi cây có 1-2  lá thật đem trồng ra ruộng. Khi cây bắt đầu bò, tỉa bỏ cây xấu chỉ để lại 1cây/ hốc, mật độ khoảng 8000 cây / ha.

2.3.4. Phân bón:

- Lượng tổng số cho 1 ha: 20-30 tấn phân chuồng + 120-150 kg N + 100-120 kgP2 05 + 120-150 kg K2O, nếu đất chua cần bón thêm vôi.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân +1/4 phân đạm và1/3 phân kaly.

Bón thúc lần 1: 1/4 phân đạm, khi cây ngả ngọn bò.

Bón thúc lần 2: 1/4 phân đạm + 1/3 phân kaly, khi cây đậu quả xong.

Lượng phân đạm và kaly còn lại để bón thúc hoặc tưới, nhưng phải kết t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 467:2001 về quy phạm khảo nghiệm giống dưa hấu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN467:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 30/11/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản