Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 328:1998

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG DÂU1

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống dâu mới có nhiều triển vọng được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2.Các tổ chức cá nhân có giống mới cần khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng nghị định của Chính phủ về quản lý giống cây trồng số 07/CP ngày 5/2/1996 và văn bản pháp qui có liên quan hiện hành.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Các bước khảo nghiệm:

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành trong hai năm liên lục.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành trong hai năm đối với các giống có triển vọng đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất một năm.

2.2. Bố trí thí nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản.

 Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3-4 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm bố trí trồng một giống.

 Kích thước ô thí nghiệm từ 32-50cm2.

 Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1,0m (Không trồng dâu)

 Các giống khảo nghiệm được phân chia thành nhóm theo thời gian sinh trưởng. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 2 hàng dâu bảo vệ.

 Giống gửi khảo nghiệm: Các tổ chức hoặc cá nhân có đăng ký khảo nghiệm sớm nhất là 4 ngày (nếu là hom dâu) và 10 ngày (nếu là cành dâu).

 Giống đối chứng là giống đã được công nhận quốc gia hoặc giống tốt đang được trồng phổ biến trong vùng có cùng thời gian sinh trưởng với giống khảo nghiệm.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

 Sau khi khảo nghiệm cơ bản ít nhất một năm, các giống dâu có triển vọng được đưa vào khảo nghiệm sản xuất ở trong điều kiện sản xuất tiên tiến của hộ nông dân.

 Diện tích trồng mỗi giống ít nhất là 1000m2, không nhắc lại.

 Giống đối chứng như đối với khảo nghiệm cơ bản.

2.3. Kỹ thuật trồng:

2.3.1. Chuẩn bị đất:

 Đất phải trồng đồng đều, thoát nước, tầng canh tác sâu nếu có điều kiện trước khi trồng hai tháng giải phóng mặt bằng, cày để phơi ải diệt cỏ dại và nấm tím, nấm trắng trước khi trồng.

 Đất được bừa nhiều lần, xẻ rãnh hoặc đào hố trồng theo đúng quy cách: Rộng 40cm, sâu 40cm, lớp đất mặt và lớp đất dưới để riêng, nếu trồng hố thì 40*40* 40cm.

2.3.2. Thời vụ trồng: Trồng vào khung thời vụ thích hợp nhất của từng vùng.

2.3.3. Mật độ: Mỗi ô trồng 4 hàng, mỗi hàng trồng 10 hốc, mỗi hốc trồng hai hom, hai hom cách nhau 4cm.

2.3.4. Chuẩn bị giống:

 Hom dâu phải đủ tiêu chuẩn, về đường kính cành đạt 0,8-1cm và tuổi sinh trưởng từ 7 tháng trở lên không có sâu, bệnh ký chủ.

 Hom chặt dài từ 25-30cm có ít nhất 3 mắt bình thường, hom ở vị trí đoạn giữa cành.

2.3.5. Phương pháp trồng:

 Sau khi hom đã chặt phải trồng ngay trong cùng một ngày.

 Hom cắm trong miệng hố nghiêng một góc 45o so với mặt đất. Hai mầm trên cùng phải quay về hai phía, ấn cặt hom vào đất để chừa lại mầm trên cùng. Sau đó dùng lớp đất bột phủ kín mầm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN328:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 14/04/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản