Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 309:1998

(Thay thế 10 TCN 167-92)

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA1

1. Quy định chung

1.1 Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống lúa mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2 Các tổ chức, cá nhân có giống lúa mới khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định 07/CP ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/ NN-KNKL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1 Các bước khảo nghiệm

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản tiến hành 3 vụ, trong đó có 2 vụ cùng tên.

2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất tiến hành 2 vụ đối với những giống có triển vọng nhất và đã qua khảo nghiệm cơ bản ít nhất là 1 vụ.

2.2. Bố trí khảo nghiệm:

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

- Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn 3 lần nhắc lại.

- Diện tích ô: 10 m2= 4m x 2,5m, khoảng cách giữa các ô, giữa các ô với hàng bảo vệ 0,4m.

- Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng: Như bảng 1, Phụ lục 1.

Đối với các giống đặc thù có thời gian sinh trưởng dưới 85 ngày, lúa nếp, lúa thơm, lúa chịu thâm canh đặc biệt, chịu hạn (kể cả lúa cạn), chịu úng, chịu mặn, chịu phèn được bố trí riêng.

- Giống đối chứng:

Mỗi nhóm giống khảo nghiệm cần bố trí ít nhất một giống đối chứng, có thời gian sinh trưởng tương đương.

Giống đối chứng là giống đã được công nhận là giống quốc gia và đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên chủng hoặc là giống địa phương tốt đang được gieo trồng phổ biến ở trong vùng có chất lượng tương đương nguyên chủng.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

Diện tích khảo nghiệm của mỗi giống từ 1000 m2 đến 2000 m2 không nhắc lại nhưng phải có đối chứng đã nêu ở mục 2.2.1.

2.3. Biện pháp canh tác: (áp dụng cho cả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất):

2.3.1. Đất khảo nghiệm:

Phải đại diện cho vùng và cơ cấu luân canh của từng trà lúa, bằng phẳng, đồng đều, đủ diện tích, tưới tiêu chủ động.

2.3.2. Phân bón:

- Lượng bón:

Đối với vụ đông xuân: Như ở bảng 2, phụ lục I. Đối với vụ mùa và vụ hè thu bón giảm lượng đạm 20% so với vụ đông xuân.

- Phân chuồng và phân bón lót 100%.

- Tỷ lệ bón đạm và Kali ở các giai đoạn như ở bảng 3 phụ lục I.

2.3.3. Thời vụ:

Gieo cấy các nhóm giống trong khung thời vụ tốt nhất của vùng.

2.3.4. Lượng thóc giống cần để gieo cấy 1 m2 như ở bảng 4 phụ lục I.

2.3.5. Tuổi mạ, số hàng, số khóm, số dảnh: Bảng 5, phụ lục I.

2.3.6 Chăm sóc:

- Mạ: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, đồng đều, cứng cây, sạch sâu bệnh, đủ mạ.

- R

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 309:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN309:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 24/02/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản