Chương 9 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
1. Trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam phải được bố trí, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, giới tính và bảo đảm có các khu vực, công trình sau đây:
a) Khu giam giữ theo tính chất của tội phạm, mức hình phạt, giới tính;
b) Buồng giam;
c) Công trình phục vụ việc học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế;
d) Khu thể thao, vui chơi;
đ) Khu lao động, dạy nghề;
e) Khu thăm gặp;
g) Các công trình khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Buồng giam phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người chưa thành niên là phạm nhân là 2,5 m2.
3. Trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam phải lắp đặt thiết bị để người chưa thành niên có thể tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp.
4. Việc bố trí giam riêng người chưa thành niên là phạm nhân được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
5. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ văn hóa, tính chất của tội phạm, mức hình phạt, trại giam bố trí người chưa thành niên là phạm nhân thành các đội, tổ để học tập, lao động, sinh hoạt và phân công cán bộ trại giam có cùng giới tính trực tiếp phụ trách.
6. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân.
7. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 163. Chế độ chăm sóc y tế
1. Người chưa thành niên là phạm nhân được chăm sóc y tế, bao gồm:
a) Tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần;
b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
c) Các chế độ chăm sóc y tế khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Người chưa thành niên là phạm nhân khi đến trại giam được khám sức khỏe và được khám tổng quát sức khỏe định kỳ 01 lần trong 01 năm.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 164. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động
1. Trại giam có trách nhiệm giáo dục người chưa thành niên là phạm nhân về văn hóa, pháp luật, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sức khỏe của họ. Người chưa thành niên là phạm nhân được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp không thể bố trí giáo viên dạy học văn hóa theo quy định thì trại giam phải phối hợp với cơ sở giáo dục để tổ chức, liên kết lớp học trực tuyến cho người chưa thành niên là phạm nhân. Việc mở lớp học trực tuyến phải bảo đảm an toàn, tránh kỳ thị, ảnh hưởng tới người chưa thành niên là phạm nhân và học sinh khác.
3. Người chưa thành niên là phạm nhân được lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 165. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí
1. Người chưa thành niên là phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người thành niên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người thành niên, mỗi năm người chưa thành niên là phạm nhân được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy định.
3. Trại giam có trách nhiệm tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên.
4. Khuyến khích người chưa thành niên là phạm nhân phát huy năng lực, sở trường, năng khiếu cá nhân.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 166. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân
1. Người chưa thành niên là phạm nhân được gặp thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 04 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập, người chưa thành niên là phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ trong 01 lần.
2. Người chưa thành niên là phạm nhân được liên lạc bằng điện thoại hoặc kết nối hình ảnh, âm thanh bằng phương tiện điện tử với thân nhân ở trong nước không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 15 phút, trừ trường hợp cấp bách. Việc liên lạc phải có sự giám sát của cán bộ trại giam. Chi phí cho việc liên lạc tại khoản này do phạm nhân chi trả.
3. Nhà nước khuyến khích thân nhân của người chưa thành niên là phạm nhân quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân.
Cán bộ trại giam phải là người đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên hoặc đã từng tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên.
Điều 168. Khen thưởng người chưa thành niên là phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, người chưa thành niên là phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, có thành tích trong học tập, lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
a) Biểu dương;
b) Tặng giấy khen;
c) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
d) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại hoặc kết nối hình ảnh, âm thanh bằng phương tiện điện tử với thân nhân ở trong nước;
đ) Tăng số lần và kéo dài thời gian gặp thân nhân;
e) Tăng số lần và số lượng quà được nhận.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 169. Xử lý người chưa thành niên là phạm nhân vi phạm
1. Người chưa thành niên là phạm nhân vi phạm nội quy trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Không áp dụng biện pháp giam tại buồng kỷ luật đối với người chưa thành niên là phạm nhân.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 170. Chuyển phạm nhân đến trại giam, phân trại, khu giam giữ khác để tiếp tục thi hành án
1. Khi phạm nhân đủ 18 tuổi thì chuyển sang trại giam, phân trại, khu giam giữ cho người thành niên và thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người thành niên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
2. Người chưa thành niên là phạm nhân có thể được xem xét chuyển đến trại giam khác nếu xét thấy việc giáo dục, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của họ hiệu quả hơn hoặc khi xét thấy cần thiết.
1. Hai tháng trước khi người chưa thành niên là phạm nhân hết thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam phải thông báo cho họ, người đại diện của họ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù về cư trú, học tập, làm việc, thông báo cho Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chưa thành niên là phạm nhân là người nước ngoài.
2. Nội dung thông báo bao gồm: ngày được trả tự do, kết quả chấp hành án phạt tù và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
3. Trường hợp người chưa thành niên là phạm nhân đã chấp hành xong án phạt tù mà đến ngày được trả tự do không rõ cha, mẹ và người giám hộ thì trại giam có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trại giam để đề nghị giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không thể bố trí được chỗ ăn, ở đối với họ thì trại giam lập hồ sơ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội tại địa phương đó.
4. Đối với phạm nhân là người dưới 16 tuổi hoặc là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị ốm đau, bệnh tật đến ngày được trả tự do mà không có thân nhân đến đón thì trại giam phải cử người đưa về giao cho gia đình hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
- Số hiệu: 59/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1537 đến số 1538
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật Tư pháp người chưa thành niên và các luật có liên quan
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kinh phí, chi phí, hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 5. Bảo đảm lợi ích tốt nhất
- Điều 6. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện
- Điều 7. Đối xử bình đẳng
- Điều 8. Quyền được thông tin đầy đủ, kịp thời
- Điều 9. Bảo đảm quyền có người đại diện
- Điều 10. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời
- Điều 11. Ưu tiên áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 12. Áp dụng hình phạt
- Điều 13. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân
- Điều 14. Quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý, phiên dịch
- Điều 15. Hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 16. Chuyên môn hóa trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 17. Bảo đảm và tôn trọng quyền tham gia, trình bày ý kiến
- Điều 18. Bảo đảm hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 19. Bảo đảm việc thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và thi hành án phạt tù phù hợp
- Điều 20. Bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 25. Xác định tuổi của người chưa thành niên là người bị buộc tội, bị hại
- Điều 26. Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 27. Cơ quan thường trực của Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 29. Người tiến hành tố tụng
- Điều 30. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
- Điều 32. Người làm công tác xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 34. Mục đích xử lý chuyển hướng
- Điều 35. Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 36. Biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 37. Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 38. Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 39. Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 40. Khiển trách
- Điều 41. Xin lỗi bị hại
- Điều 42. Bồi thường thiệt hại
- Điều 43. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 44. Quản thúc tại gia đình
- Điều 45. Hạn chế khung giờ đi lại
- Điều 46. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 47. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 48. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề
- Điều 49. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý
- Điều 50. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
- Điều 51. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 52. Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 53. Yêu cầu người làm công tác xã hội tham gia tố tụng
- Điều 54. Xây dựng báo cáo điều tra xã hội
- Điều 55. Xem xét việc áp dụng thủ tục xử lý chuyển hướng
- Điều 56. Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 57. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng phạm tội khác
- Điều 58. Xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng
- Điều 59. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 60. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 61. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 62. Thủ tục Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
- Điều 63. Xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 64. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 65. Yêu cầu bổ sung tài liệu
- Điều 66. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 67. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 68. Giải quyết trường hợp Tòa án không áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 69. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 70. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị
- Điều 71. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 72. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 73. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 74. Tính thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 75. Lựa chọn, thay thế người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 76. Thông báo về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 77. Cam kết của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 78. Trách nhiệm của gia đình trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 79. Trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 80. Xây dựng kế hoạch thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 81. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú
- Điều 82. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vi phạm nghĩa vụ
- Điều 83. Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 84. Thủ tục gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 85. Thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 86. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp xử lý chuyển hướng khác tại cộng đồng
- Điều 87. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 88. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định về việc thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 89. Trường hợp chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 90. Thủ tục chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 91. Chứng nhận chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 92. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 93. Điều kiện cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng
- Điều 94. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 95. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 96. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 97. Giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn
- Điều 98. Chế độ quản lý học sinh
- Điều 99. Thực hiện lệnh trích xuất học sinh
- Điều 100. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và lao động của học sinh
- Điều 101. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
- Điều 102. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
- Điều 103. Chế độ ăn, mặc của học sinh
- Điều 104. Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
- Điều 105. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
- Điều 106. Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh chết
- Điều 107. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 108. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang
- Điều 109. Xếp loại thi đua cho học sinh
- Điều 110. Chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 111. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 112. Thủ tục cho học sinh ra trường
- Điều 113. Kiểm sát thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 114. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 115. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Điều 116. Cảnh cáo
- Điều 117. Phạt tiền
- Điều 118. Cải tạo không giam giữ
- Điều 119. Tù có thời hạn
- Điều 120. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
- Điều 121. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
- Điều 122. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
- Điều 123. Giảm mức hình phạt đã tuyên
- Điều 124. Án treo
- Điều 125. Hoãn chấp hành hình phạt tù
- Điều 126. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Điều 127. Xóa án tích
- Điều 128. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội
- Điều 129. Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 130. Bào chữa
- Điều 131. Thông báo về hoạt động tố tụng
- Điều 132. Việc tham gia tố tụng của người đại diện
- Điều 133. Việc tham gia tố tụng của tổ chức
- Điều 134. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 135. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 136. Áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 137. Áp dụng biện pháp tạm giữ
- Điều 138. Áp dụng biện pháp tạm giam
- Điều 139. Áp dụng biện pháp giám sát điện tử
- Điều 140. Áp dụng biện pháp giám sát bởi người đại diện
- Điều 141. Áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải
- Điều 142. Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố
- Điều 143. Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên
- Điều 144. Lấy lời khai, hỏi cung
- Điều 145. Nhận dạng, nhận biết giọng nói
- Điều 146. Đối chất
- Điều 147. Khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể
- Điều 148. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự
- Điều 149. Phòng xử án thân thiện
- Điều 150. Sự có mặt của người làm công tác xã hội
- Điều 151. Thủ tục xét xử thân thiện
- Điều 152. Tuyên án
- Điều 153. Bảo vệ, hỗ trợ người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 154. Việc tham gia tố tụng của người đại diện và người hỗ trợ khác
- Điều 155. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 156. Lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra
- Điều 157. Xem xét dấu vết trên thân thể, trưng cầu giám định
- Điều 158. Hạn chế tiếp xúc với bị cáo
- Điều 159. Thủ tục xét xử
- Điều 160. Bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 161. Hỗ trợ chăm sóc phục hồi cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 162. Điều kiện cơ sở vật chất của trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam
- Điều 163. Chế độ chăm sóc y tế
- Điều 164. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động
- Điều 165. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí
- Điều 166. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân
- Điều 167. Cán bộ trại giam
- Điều 168. Khen thưởng người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 169. Xử lý người chưa thành niên là phạm nhân vi phạm
- Điều 170. Chuyển phạm nhân đến trại giam, phân trại, khu giam giữ khác để tiếp tục thi hành án
- Điều 171. Chuẩn bị trả tự do