Điều 179 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
Điều 179. Quy định chuyển tiếp
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026:
a) Đối với vụ việc, vụ án đang trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm mà đến ngày 01 tháng 01 năm 2026 chưa kết thúc thì áp dụng các quy định của Luật này để giải quyết vụ việc, vụ án, trừ thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố hoặc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, việc tách vụ án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử mà chưa có sự tham gia tố tụng của người làm công tác xã hội thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu người làm công tác xã hội tham gia tố tụng theo quy định của Luật này.
Trường hợp thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố hoặc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm còn lại không đủ thời gian để áp dụng đầy đủ thủ tục xử lý chuyển hướng nhưng có các căn cứ để áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại các điều 35, 37 và 39 của Luật này thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên;
b) Đối với vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm mà đến ngày 01 tháng 01 năm 2026 chưa kết thúc thì Toà án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào các quy định của Luật này để tiếp tục giải quyết vụ án, trừ thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thời hạn tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp xét thấy người chưa thành niên có căn cứ để áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại các điều 35, 37 và 39 của Luật này thì Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm và quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trong bản án phúc thẩm;
c) Đối với vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đang thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng đến ngày 01 tháng 01 năm 2026 chưa kết thúc thì thẩm quyền giải quyết tiếp tục được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự cho đến khi kết thúc điều tra;
d) Đối với những bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng đến ngày 01 tháng 01 năm 2026 không bị tạm giam theo quy định của Luật này thì Viện kiểm sát, Tòa án quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của Luật này và Bộ luật Tố tụng hình sự;
đ) Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà đến ngày 01 tháng 01 năm 2026 chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì áp dụng các quy định của Luật này và pháp luật có liên quan để thi hành.
2. Các điều khoản của Luật này quy định về hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, án treo, hoãn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội quy định tại chương VI của Luật này được áp dụng kể từ ngày Luật này được công bố.
3. Các điều khoản của Luật này quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng, hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, tù có thời hạn, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, án treo, hoãn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội quy định tại chương III và chương VI của Luật này thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2026 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, xóa án tích.
4. Đối với những hành vi phạm tội đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2026 thì không được căn cứ vào những quy định của Luật này có nội dung khác so với các điều luật đã được áp dụng khi tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm, trừ trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp kháng nghị dựa vào căn cứ khác hoặc đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 01 năm 2026 thì việc xét xử giám đốc thẩm phải tuân theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp người phạm tội đã bị kết án phạt tù trước ngày Luật này được công bố theo đúng các văn bản trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có mức hình phạt tù cao hơn 09 năm và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 119, Điều 121 và Điều 122 của Luật này hoặc người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có mức hình phạt tù cao hơn 15 năm và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119, Điều 121 và Điều 122 của Luật này thì kể từ ngày Luật này được công bố giải quyết như sau:
a) Trường hợp họ đã chấp hành bằng hoặc quá mức hình phạt tù cao nhất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 119 của Luật này thì trại giam rà soát, có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi họ đang chấp hành án quyết định miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại;
b) Trường hợp họ đã chấp hành được một phần hình phạt nhưng chưa đến mức hình phạt tù cao nhất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 119 của Luật này thì trại giam rà soát, có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi họ đang chấp hành án quyết định giảm mức hình phạt tù đã tuyên xuống còn 09 năm đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc 15 năm đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
c) Trường hợp họ đang được hoãn chấp hành hình phạt tù thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu rà soát, có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định giảm mức hình phạt tù đã tuyên xuống còn 09 năm đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc 15 năm đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo trước ngày Luật này được công bố theo đúng các văn bản trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật nếu họ có thời gian thử thách trên 03 năm thì kể từ ngày Luật này được công bố giải quyết như sau:
a) Trường hợp họ đã chấp hành thời gian thử thách bằng hoặc quá 03 năm thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi họ cư trú quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại;
b) Trường hợp họ đã chấp hành được một phần thời gian thử thách nhưng chưa đến 03 năm thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi họ cư trú quyết định rút ngắn thời gian thử thách xuống còn 03 năm.
7. Khi thực hiện quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này, Tòa án cần giải thích cho người được miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại, giảm mức hình phạt tù đã tuyên, rút ngắn thời gian thử thách của án treo biết là việc miễn, giảm, rút ngắn là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước ta, mà không phải oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do đó, họ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
- Số hiệu: 59/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1537 đến số 1538
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật Tư pháp người chưa thành niên và các luật có liên quan
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kinh phí, chi phí, hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 5. Bảo đảm lợi ích tốt nhất
- Điều 6. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện
- Điều 7. Đối xử bình đẳng
- Điều 8. Quyền được thông tin đầy đủ, kịp thời
- Điều 9. Bảo đảm quyền có người đại diện
- Điều 10. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời
- Điều 11. Ưu tiên áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 12. Áp dụng hình phạt
- Điều 13. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân
- Điều 14. Quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý, phiên dịch
- Điều 15. Hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 16. Chuyên môn hóa trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 17. Bảo đảm và tôn trọng quyền tham gia, trình bày ý kiến
- Điều 18. Bảo đảm hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 19. Bảo đảm việc thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và thi hành án phạt tù phù hợp
- Điều 20. Bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 25. Xác định tuổi của người chưa thành niên là người bị buộc tội, bị hại
- Điều 26. Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 27. Cơ quan thường trực của Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 29. Người tiến hành tố tụng
- Điều 30. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
- Điều 32. Người làm công tác xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 34. Mục đích xử lý chuyển hướng
- Điều 35. Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 36. Biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 37. Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 38. Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 39. Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 40. Khiển trách
- Điều 41. Xin lỗi bị hại
- Điều 42. Bồi thường thiệt hại
- Điều 43. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 44. Quản thúc tại gia đình
- Điều 45. Hạn chế khung giờ đi lại
- Điều 46. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 47. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 48. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề
- Điều 49. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý
- Điều 50. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
- Điều 51. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 52. Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 53. Yêu cầu người làm công tác xã hội tham gia tố tụng
- Điều 54. Xây dựng báo cáo điều tra xã hội
- Điều 55. Xem xét việc áp dụng thủ tục xử lý chuyển hướng
- Điều 56. Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 57. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng phạm tội khác
- Điều 58. Xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng
- Điều 59. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 60. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 61. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 62. Thủ tục Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
- Điều 63. Xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 64. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 65. Yêu cầu bổ sung tài liệu
- Điều 66. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 67. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 68. Giải quyết trường hợp Tòa án không áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 69. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 70. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị
- Điều 71. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 72. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 73. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 74. Tính thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 75. Lựa chọn, thay thế người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 76. Thông báo về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 77. Cam kết của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 78. Trách nhiệm của gia đình trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 79. Trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 80. Xây dựng kế hoạch thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 81. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú
- Điều 82. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vi phạm nghĩa vụ
- Điều 83. Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 84. Thủ tục gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 85. Thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 86. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp xử lý chuyển hướng khác tại cộng đồng
- Điều 87. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 88. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định về việc thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 89. Trường hợp chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 90. Thủ tục chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 91. Chứng nhận chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 92. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 93. Điều kiện cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng
- Điều 94. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 95. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 96. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 97. Giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn
- Điều 98. Chế độ quản lý học sinh
- Điều 99. Thực hiện lệnh trích xuất học sinh
- Điều 100. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và lao động của học sinh
- Điều 101. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
- Điều 102. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
- Điều 103. Chế độ ăn, mặc của học sinh
- Điều 104. Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
- Điều 105. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
- Điều 106. Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh chết
- Điều 107. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 108. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang
- Điều 109. Xếp loại thi đua cho học sinh
- Điều 110. Chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 111. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 112. Thủ tục cho học sinh ra trường
- Điều 113. Kiểm sát thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 114. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 115. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Điều 116. Cảnh cáo
- Điều 117. Phạt tiền
- Điều 118. Cải tạo không giam giữ
- Điều 119. Tù có thời hạn
- Điều 120. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
- Điều 121. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
- Điều 122. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
- Điều 123. Giảm mức hình phạt đã tuyên
- Điều 124. Án treo
- Điều 125. Hoãn chấp hành hình phạt tù
- Điều 126. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Điều 127. Xóa án tích
- Điều 128. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội
- Điều 129. Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 130. Bào chữa
- Điều 131. Thông báo về hoạt động tố tụng
- Điều 132. Việc tham gia tố tụng của người đại diện
- Điều 133. Việc tham gia tố tụng của tổ chức
- Điều 134. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 135. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 136. Áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 137. Áp dụng biện pháp tạm giữ
- Điều 138. Áp dụng biện pháp tạm giam
- Điều 139. Áp dụng biện pháp giám sát điện tử
- Điều 140. Áp dụng biện pháp giám sát bởi người đại diện
- Điều 141. Áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải
- Điều 142. Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố
- Điều 143. Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên
- Điều 144. Lấy lời khai, hỏi cung
- Điều 145. Nhận dạng, nhận biết giọng nói
- Điều 146. Đối chất
- Điều 147. Khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể
- Điều 148. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự
- Điều 149. Phòng xử án thân thiện
- Điều 150. Sự có mặt của người làm công tác xã hội
- Điều 151. Thủ tục xét xử thân thiện
- Điều 152. Tuyên án
- Điều 153. Bảo vệ, hỗ trợ người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 154. Việc tham gia tố tụng của người đại diện và người hỗ trợ khác
- Điều 155. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 156. Lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra
- Điều 157. Xem xét dấu vết trên thân thể, trưng cầu giám định
- Điều 158. Hạn chế tiếp xúc với bị cáo
- Điều 159. Thủ tục xét xử
- Điều 160. Bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 161. Hỗ trợ chăm sóc phục hồi cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 162. Điều kiện cơ sở vật chất của trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam
- Điều 163. Chế độ chăm sóc y tế
- Điều 164. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động
- Điều 165. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí
- Điều 166. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân
- Điều 167. Cán bộ trại giam
- Điều 168. Khen thưởng người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 169. Xử lý người chưa thành niên là phạm nhân vi phạm
- Điều 170. Chuyển phạm nhân đến trại giam, phân trại, khu giam giữ khác để tiếp tục thi hành án
- Điều 171. Chuẩn bị trả tự do