Chương 6 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
Điều 115. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
1. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
2. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.
3. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.
Điều 118. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của họ.
3. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 15 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần năm mức phạt tù mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định khi phạm một trong các tội sau đây:
a) Tội giết người;
b) Tội hiếp dâm;
c) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
d) Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
đ) Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
3. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 09 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá hai phần năm mức phạt tù mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
4. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định khi phạm một trong các tội sau đây:
a) Tội giết người;
b) Tội hiếp dâm;
c) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
d) Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
đ) Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Mục 2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT, TỔNG HỢP HÌNH PHẠT, MIỄN GIẢM HÌNH PHẠT, XÓA ÁN TÍCH
Điều 120. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
3. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.
Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.
Điều 121. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần người chưa thành niên phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm.
Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
2. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, việc tổng hợp hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, việc tổng hợp hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.
Điều 122. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này thì được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp thì việc tổng hợp được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 121 của Luật này.
Điều 123. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người chưa thành niên phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
3. Người chưa thành niên phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người chưa thành niên phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 03 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Điều 125. Hoãn chấp hành hình phạt tù
Người chưa thành niên bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự;
2. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt tù đã đăng ký và đủ điều kiện tham gia hoặc đang tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, thi tốt nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, được cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi người đó học tập xác nhận thì có thể được hoãn cho đến khi thực hiện xong kỳ thi.
Điều 126. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Người chưa thành niên đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;
b) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù;
c) Có nơi cư trú rõ ràng.
2. Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện ngay khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị.
3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.
4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách, Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 122 của Luật này.
5. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
1. Người chưa thành niên bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 03 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 06 tháng trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024
- Số hiệu: 59/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 30/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1537 đến số 1538
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật Tư pháp người chưa thành niên và các luật có liên quan
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kinh phí, chi phí, hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 5. Bảo đảm lợi ích tốt nhất
- Điều 6. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện
- Điều 7. Đối xử bình đẳng
- Điều 8. Quyền được thông tin đầy đủ, kịp thời
- Điều 9. Bảo đảm quyền có người đại diện
- Điều 10. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời
- Điều 11. Ưu tiên áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 12. Áp dụng hình phạt
- Điều 13. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân
- Điều 14. Quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý, phiên dịch
- Điều 15. Hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 16. Chuyên môn hóa trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên
- Điều 17. Bảo đảm và tôn trọng quyền tham gia, trình bày ý kiến
- Điều 18. Bảo đảm hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 19. Bảo đảm việc thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và thi hành án phạt tù phù hợp
- Điều 20. Bảo đảm việc tái hòa nhập cộng đồng
- Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 25. Xác định tuổi của người chưa thành niên là người bị buộc tội, bị hại
- Điều 26. Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 27. Cơ quan thường trực của Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 29. Người tiến hành tố tụng
- Điều 30. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
- Điều 32. Người làm công tác xã hội
- Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 34. Mục đích xử lý chuyển hướng
- Điều 35. Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 36. Biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 37. Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 38. Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 39. Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 40. Khiển trách
- Điều 41. Xin lỗi bị hại
- Điều 42. Bồi thường thiệt hại
- Điều 43. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 44. Quản thúc tại gia đình
- Điều 45. Hạn chế khung giờ đi lại
- Điều 46. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 47. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới
- Điều 48. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề
- Điều 49. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý
- Điều 50. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
- Điều 51. Giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 52. Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 53. Yêu cầu người làm công tác xã hội tham gia tố tụng
- Điều 54. Xây dựng báo cáo điều tra xã hội
- Điều 55. Xem xét việc áp dụng thủ tục xử lý chuyển hướng
- Điều 56. Quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 57. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng phạm tội khác
- Điều 58. Xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng
- Điều 59. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 60. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 61. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 62. Thủ tục Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
- Điều 63. Xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 64. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 65. Yêu cầu bổ sung tài liệu
- Điều 66. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 67. Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 68. Giải quyết trường hợp Tòa án không áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 69. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 70. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị
- Điều 71. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 72. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị
- Điều 73. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 74. Tính thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 75. Lựa chọn, thay thế người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 76. Thông báo về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 77. Cam kết của người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 78. Trách nhiệm của gia đình trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 79. Trách nhiệm và quyền của người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 80. Xây dựng kế hoạch thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 81. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú
- Điều 82. Giải quyết trường hợp người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng vi phạm nghĩa vụ
- Điều 83. Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 84. Thủ tục gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
- Điều 85. Thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 86. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp xử lý chuyển hướng khác tại cộng đồng
- Điều 87. Thủ tục thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 88. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định về việc thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng sang biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 89. Trường hợp chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 90. Thủ tục chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 91. Chứng nhận chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng
- Điều 92. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
- Điều 93. Điều kiện cơ sở vật chất của trường giáo dưỡng
- Điều 94. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 95. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 96. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 97. Giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn
- Điều 98. Chế độ quản lý học sinh
- Điều 99. Thực hiện lệnh trích xuất học sinh
- Điều 100. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và lao động của học sinh
- Điều 101. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí của học sinh
- Điều 102. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
- Điều 103. Chế độ ăn, mặc của học sinh
- Điều 104. Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
- Điều 105. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh
- Điều 106. Thủ tục giải quyết trường hợp học sinh chết
- Điều 107. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận quà của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 108. Giải quyết trường hợp học sinh có việc tang
- Điều 109. Xếp loại thi đua cho học sinh
- Điều 110. Chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 111. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
- Điều 112. Thủ tục cho học sinh ra trường
- Điều 113. Kiểm sát thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 114. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 115. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Điều 116. Cảnh cáo
- Điều 117. Phạt tiền
- Điều 118. Cải tạo không giam giữ
- Điều 119. Tù có thời hạn
- Điều 120. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
- Điều 121. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
- Điều 122. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
- Điều 123. Giảm mức hình phạt đã tuyên
- Điều 124. Án treo
- Điều 125. Hoãn chấp hành hình phạt tù
- Điều 126. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Điều 127. Xóa án tích
- Điều 128. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội
- Điều 129. Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 130. Bào chữa
- Điều 131. Thông báo về hoạt động tố tụng
- Điều 132. Việc tham gia tố tụng của người đại diện
- Điều 133. Việc tham gia tố tụng của tổ chức
- Điều 134. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
- Điều 135. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 136. Áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 137. Áp dụng biện pháp tạm giữ
- Điều 138. Áp dụng biện pháp tạm giam
- Điều 139. Áp dụng biện pháp giám sát điện tử
- Điều 140. Áp dụng biện pháp giám sát bởi người đại diện
- Điều 141. Áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải
- Điều 142. Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố
- Điều 143. Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên
- Điều 144. Lấy lời khai, hỏi cung
- Điều 145. Nhận dạng, nhận biết giọng nói
- Điều 146. Đối chất
- Điều 147. Khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể
- Điều 148. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự
- Điều 149. Phòng xử án thân thiện
- Điều 150. Sự có mặt của người làm công tác xã hội
- Điều 151. Thủ tục xét xử thân thiện
- Điều 152. Tuyên án
- Điều 153. Bảo vệ, hỗ trợ người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 154. Việc tham gia tố tụng của người đại diện và người hỗ trợ khác
- Điều 155. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng
- Điều 156. Lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra
- Điều 157. Xem xét dấu vết trên thân thể, trưng cầu giám định
- Điều 158. Hạn chế tiếp xúc với bị cáo
- Điều 159. Thủ tục xét xử
- Điều 160. Bồi thường cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 161. Hỗ trợ chăm sóc phục hồi cho người chưa thành niên là bị hại
- Điều 162. Điều kiện cơ sở vật chất của trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam
- Điều 163. Chế độ chăm sóc y tế
- Điều 164. Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động
- Điều 165. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí
- Điều 166. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân
- Điều 167. Cán bộ trại giam
- Điều 168. Khen thưởng người chưa thành niên là phạm nhân
- Điều 169. Xử lý người chưa thành niên là phạm nhân vi phạm
- Điều 170. Chuyển phạm nhân đến trại giam, phân trại, khu giam giữ khác để tiếp tục thi hành án
- Điều 171. Chuẩn bị trả tự do